YouMed

Chế độ ăn uống ngừa biến chứng suy tim do đái tháo đường

BS.CKII Nguyễn Mỹ Bảo Anh
Tác giả: BS.CKII Nguyễn Mỹ Bảo Anh
Chuyên khoa: Nội tổng quát

Phòng ngừa và kiểm soát biến chứng suy tim ở người bệnh đái tháo đường đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp như: tầm soát định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ, quản lý đường huyết hay hoạt động thể chất đều đặn,… Trong đó, dinh dưỡng có vai trò không kém phần quan trọng. Vậy người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống ngừa biến chứng suy tim do đái tháo đường như thế nào? Hãy cùng Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Mỹ Bảo Anh tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Ăn nhiều trái cây và rau củ

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chế độ ăn giàu trái cây và rau củ không chỉ hỗ trợ kiểm soát đường huyết, mà còn giúp ngăn ngừa biến chứng suy tim ở người bệnh tiểu đường.1

Một chế độ ăn ưu tiên nhiều trái cây và rau củ có thể giúp duy trì cân nặng lý tưởng cho người bệnh, hạn chế thừa cân hay béo phì – những yếu tố nguy cơ hàng đầu của suy tim.1 2

Những loại trái cây và rau củ nên ưu tiên3

  • Rau củ và trái cây tươi hoặc đông lạnh: Chúng giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao, hỗ trợ kiểm soát đường huyết và duy trì sức khỏe tim mạch.
  • Rau củ đóng hộp chứa ít muối: Đây là lựa chọn thay thế tốt khi không có rau củ tươi. Hãy chọn những sản phẩm có ít muối để tránh ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Nước ép trái cây nguyên chất hoặc nước lọc: Tránh các loại trái cây đóng hộp trong siro để giảm lượng đường bổ sung.
Người bệnh đái tháo đường nên bổ sung nhiều loại rau củ quả vào các bữa ăn hàng ngày
Người bệnh đái tháo đường nên bổ sung nhiều loại rau củ quả vào các bữa ăn hàng ngày

Những loại trái cây và rau củ nên tránh3

  • Dừa: Chứa nhiều chất béo bão hòa, không tốt cho tim mạch và việc kiểm soát đường huyết.
  • Rau củ kèm sốt kem, chiên hoặc tẩm bột: Những món này thường chứa nhiều chất béo và calo không cần thiết, có thể làm tăng nguy cơ biến cố tim mạch.
  • Trái cây đóng hộp, sấy khô hoặc đông lạnh có thêm đường: Những sản phẩm này chứa lượng đường cao, dễ dẫn đến tăng đường huyết và tăng cân.

2. Chọn ngũ cốc nguyên hạt

Bệnh nhân đái tháo đường được ADA khuyến cáo ưu tiên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống để phòng ngừa biến chứng suy tim.1

Ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp tăng cảm giác no và hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Điều này rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ suy tim ở người bệnh đái tháo đường.1 2

Các loại ngũ cốc nên sử dụng3

  • Bột mì nguyên cám và bánh mì nguyên cám: Chứa nhiều chất xơ và dinh dưỡng, giúp duy trì đường huyết ổn định và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
  • Ngũ cốc giàu chất xơ: Nên chọn các loại ngũ cốc chứa ít nhất 5 g chất xơ trong mỗi khẩu phần, ví dụ như gạo lứt, lúa mạchyến mạch.

Các loại ngũ cốc nên hạn chế hoặc tránh sử dụng3

  • Bột mì trắng và bánh mì trắng: Được chế biến và loại bỏ phần lớn chất xơ, khiến đường huyết dễ tăng đột ngột sau khi ăn.
  • Bánh ngô, bánh rán: Chứa nhiều tinh bột tinh chế và chất béo, không tốt cho việc kiểm soát cân nặng và đường huyết.

3. Sử dụng thực phẩm giàu chất béo tốt

Bệnh nhân đái tháo đường nên ưu tiên sử dụng thực phẩm giàu chất béo không bão hòa để giảm nguy cơ biến chứng suy tim, theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA).1

Chất béo không bão hòa có thể giúp cải thiện mức cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa bao gồm:4

Một trong những chất béo không bão hòa đặc biệt là omega-3, đã được chứng minh hiệu quả vượt trội trong việc bảo vệ tim mạch. Omega-3 có nhiều trong:4

Một số thực phẩm giàu chất béo không bão hòa tốt cho người bệnh đái tháo đường
Một số thực phẩm giàu chất béo không bão hòa tốt cho người bệnh đái tháo đường

Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường nên tránh sử dụng các chất béo bão hòa và chất béo trans. Vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.1 2

Chất béo trans thường có trong đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn. Còn chất béo bão hòa thường có nhiều trong thịt đỏ, mỡ động vật, phô mai và các sản phẩm từ dầu cọ.

4. Chọn protein ít chất béo

Protein ít chất béo giúp bệnh nhân đái tháo đường duy trì cân nặng tiêu chuẩn. Chúng cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mà không làm tăng lượng chất béo bão hòa và calo không cần thiết. Việc duy trì cân nặng không chỉ hỗ trợ kiểm soát đường huyết mà còn giúp giảm nguy cơ mắc biến chứng suy tim.1 4

Protein ít chất béo có trong các loại thực phẩm bao gồm:5

5. Uống đủ nước

Nước rất cần thiết cho việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe tim mạch. Uống đủ nước giúp cơ thể duy trì huyết áp ở mức ổn định và giúp tim hoạt động hiệu quả hơn.

Việc duy trì huyết áp ở ngưỡng an toàn là rất quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường. Bởi huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây suy tim. Ngoài ra, nước giúp cơ thể vận chuyển chất dinh dưỡng và loại bỏ độc tố, hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu. Từ đó giảm gánh nặng cho tim và giúp ngăn ngừa suy tim.

Nghiên cứu cũng cho thấy, người uống đủ nước ít có khả năng mắc các bệnh mãn tính, trong đó có các bệnh tim mạch, và có thể sống lâu hơn những người không uống đủ nước.6

Uống đủ nước mỗi ngày giúp người bệnh đái tháo đường phòng ngừa suy tim
Uống đủ nước mỗi ngày giúp người bệnh đái tháo đường phòng ngừa suy tim

6. Hạn chế muối và đường

Chế độ ăn giảm muối và đường được ADA khuyến cáo là cách giúp hạn chế biến chứng suy tim do đái tháo đường hiệu quả.1

Lượng muối (natri) trên 2.000 mg có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch. Việc hạn chế muối trong khẩu phần ăn giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp gây tổn hại tim.2

Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều đường có thể làm bệnh đái tháo đường type 2 trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.2

Đặc biệt, khi lượng đường bổ sung chiếm hơn 10% tổng lượng calo hàng ngày, nguy cơ tử vong do các biến chứng tiểu đường và tim mạch cũng tăng lên rõ rệt.2

7. Giảm thiểu đồ uống có đường

Đồ uống chứa đường hay chất làm ngọt nhân tạo có thể gia tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch và làm tình trạng đái tháo đường type 2 tiến triển xấu hơn.2

Do đó, ADA khuyến cáo bệnh nhân nên hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống có đường, nước giải khát công nghiệp chứa chất làm ngọt nhân tạo, nhằm giảm nguy cơ suy tim và các biến chứng tim mạch khác.1

Bệnh nhân đái tháo đường nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa nhiều đường và chất tạo ngọt
Bệnh nhân đái tháo đường nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa nhiều đường và chất tạo ngọt

8. Thực hiện chế độ ăn Địa Trung Hải

Theo khuyến cáo của ADA, chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp phòng ngừa biến chứng suy tim ở người bệnh đái tháo đường​.1

Chế độ ăn này tập trung vào các thực phẩm như rau lá xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu và dầu ô liu nguyên chất. Đây là các nguồn thực phẩm giàu chất xơ, chất béo không bão hòa và các chất chống oxy hóa, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.2 7

Chế độ ăn Địa Trung Hải cũng khuyến khích ăn cá, thịt nạc, sữa ít béo và thịt gia cầm ở mức vừa phải, hạn chế thịt đỏ và đồ ngọt. Những lựa chọn này giúp giảm cholesterol xấu và kiểm soát đường huyết, hai yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa suy tim​.2 7

Người bệnh cũng có thể uống rượu vang ở mức độ vừa phải khi thực hiện chế độ ăn này. Tuy nhiên không có liều lượng khuyến cáo chính thức, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng​.2 7

Trên đây là một số gợi ý về chế độ ăn uống ngừa suy tim do đái tháo đường. Ngoài việc duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, thực hiện tầm soát suy tim định kỳ giúp phát hiện sớm các nguy cơ và có biện pháp can thiệp kịp thời, giảm thiểu biến chứng nguy hiểm.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Rodica Pop-Busui et al. Diabetes Care 7 July 2022; 45 (7): 1670–1690.https://diabetesjournals.org/care/article/45/7/1670/147048/Heart-Failure-An-Underappreciated-Complication-of

    Ngày tham khảo: 24/10/2024

  2. Arnett DK et al. Circulation. 2019 Sep 10;140(11):e596-e646. doi: 10.1161/CIR.0000000000000678.https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/CIR.0000000000000678#sec-6

    Ngày tham khảo: 24/10/2024

  3. Heart-healthy diet: 8 steps to prevent heart diseasehttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-disease/in-depth/heart-healthy-diet/art-20047702

    Ngày tham khảo: 24/10/2024

  4. Good Fats, Bad Fats, and Heart Diseasehttps://www.healthline.com/health/heart-disease/good-fats-vs-bad-fats

    Ngày tham khảo: 24/10/2024

  5. Best protein choices for diabeteshttps://diabetes.org/food-nutrition/reading-food-labels/protein

    Ngày tham khảo: 24/10/2024

  6. Why You Should Drink More Waterhttps://diabetes.org/food-nutrition/eating-healthy/why-drink-more-water

    Ngày tham khảo: 24/10/2024

  7. American College of Cardiology. A Clinician's Guide to Healthy Eating for Cardiovascular Disease Prevention. 2019. https://www.acc.org/latest-in-cardiology/articles/2019/10/08/13/20/a-clinicians-guide-to-healthy-eating-for-cvd-prevention

    Ngày tham khảo: 24/10/2024

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người