YouMed

“Bỏ túi” những cách hiệu quả giúp bạn trị bóng đè

bác sĩ nguyễn lâm giang
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Chuyên khoa: Nội tổng quát

Giấc ngủ là vốn quý của sức khỏe. Tuy vậy một số người lại né tránh giấc ngủ bởi vì thường xuyên gặp phải hiện tượng bóng đè khi ngủ. Hiện tượng này thường được dân gian xem là một vấn đề tâm linh bí ẩn. Nhưng ngày nay, hiện tượng này đã được giải thích dưới góc nhìn khoa học. Vậy đâu sẽ là cách trị bóng đè hiệu quả? Mời bạn đọc cùng bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát Nguyễn Lâm Giang tìm hiểu về hiện tượng này qua bài viết sau.

Tổng quan về hiện tượng bóng đè

Hiện tượng này xảy ra khi mất trương lực hay không có khả năng cử động cơ thể tạm thời. Chúng xảy ra khi chìm vào giấc ngủ hay vừa thức dậy. Trong một số tình huống, người gặp phải trạng thái này vẫn cảm thấy tỉnh táo và nhận thức được sự mất kiểm soát. Hiện tượng này được gọi tên là hội chứng liệt khi ngủ.

Khi bạn chìm vào giấc ngủ, sóng não sẽ được điều chỉnh nhịp nhàng phù hợp với từng giai đoạn của chu kỳ giấc ngủ. Dẫu vậy, não bộ khi gặp trục trặc trong quá trình chuyển đổi đặc biệt là giữa giai đoạn ngủ sâu và thức giấc, chúng sẽ tiết ra một chất dẫn truyền thần kinh – glycine.1 Hoạt chất này khiến bạn rơi vào trạng thái tê liệt tạm thời khi ngủ.

Những dấu hiệu phổ biến mà người bị bóng đè hay gặp bao gồm:

  • Nặng ngực và khó thở, đôi khi cảm giác ngợp gây kinh sợ.
  • Không có khả năng nói chuyện, cử động các ngón tay, ngón chân.
  • Nhận thức được môi trường xung quanh khi bị tê liệt.
  • Đau đầu và đau cơ.
  • Có thể kèm hoang tưởng, ảo tưởng về những điều kỳ lạ.

Song, đây hoàn toàn không phải do “ma quỷ điều khiển”, mà là một rối loạn cơ thể khi ngủ. Chúng sẽ xuất hiện thoáng ra từ vài giây đến vài phút. Hiện tượng này không gây nguy hiểm cho tính mạng. Đồng thời ngày nay đã có những cách trị bóng đè cực kỳ hiệu quả.

Ai dễ bị bóng đè?

Bạn có biết rằng cứ 10 người thì có tới 4 người bị bóng đè khi ngủ.2 Tuy rằng bóng đè thường phổ biến ở những người từ 20 đến 30 tuổi song chúng có thể xảy ra với bất kỳ độ tuổi nào. Những triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện lúc 14 đến 17 tuổi.

Theo Viện Y học Giấc ngủ Hoa kỳ, tính di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng trong nguy cơ mắc chứng rối loạn này.1 Nếu một thành viên trong gia đình từng trải qua trạng thái này, bạn cũng có thể gặp phải.

Bên cạnh đó, những người thường dễ bị, bao gồm:

  • Người có chế độ sinh hoạt không đều đặn, hay thay đổi giờ giấc ngủ.
  • Người trầm cảm, lo lắng hay mắc chứng rối loạn lưỡng cực hay trạng thái tâm thần khác. Có 75% người bị hội chứng này thường gặp ảo giác.3
  • Thường hay nằm ngửa khi ngủ.
  • Thường xuyên cảm giác buồn ngủ kể cả ban ngày.
  • Hay bị chuột rút về đêm.
  • Người hay sử dụng các chất kích thích hay chất gây nghiện.
  • Người bị thiếu ngủ hay mất ngủ.
  • Người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Trên 38% người có chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn gặp phải trạng thái liệt khi ngủ.3
Những người mắc chứng khó thở khi ngủ có nguy cơ gặp phải hiện tượng bóng đè
Những người mắc chứng khó thở khi ngủ có nguy cơ gặp phải hiện tượng bóng đè

Cách trị bóng đè

Hãy nhớ rằng trạng thái này không phải là siêu nhiên mà bạn hoàn toàn có thể loại bỏ chúng. Sau đây là những cách điều trị hiệu quả mà hoàn toàn không tốn phí bạn có thể áp dụng, bao gồm:

Cách trị bóng đè bằng phương pháp không dùng thuốc

Bạn có thể thực hiện các bước đơn giản tại nhà để kiểm soát tình trạng này.

  • Hãy tập thư giãn, đào thải những căng thẳng trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể áp dụng những tư thế yoga giúp ngủ ngon.
  • Không sử dụng rượu và caffeine vào buổi tối. Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ đã chứng minh chất gây nghiện thường gây chứng liệt khi ngủ.1
  • Tránh sử dụng thiết bị điện tử bao gồm cả tivi và điện thoại ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.
  • Ngủ nghiêng và tránh nằm ngửa khi ngủ.

Bên cạnh đó, ngày nay có phương pháp cải thiện hành vi – nhận thức cho các rối loạn giấc ngủ (CBT-I). Đây là liệu pháp trò chuyện có tác dụng kiềm chế những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực làm mất ngủ.3

Xem thêm: Mách bạn cách tập yoga cho người mất ngủ hiệu quả

Tập yoga thư giãn trước khi ngủ có thể giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn
Tập yoga thư giãn trước khi ngủ có thể giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn

Cách trị bóng đè bằng phương pháp dùng thuốc

Hầu hết các trường hợp bị bóng đè không cần điều trị bằng thuốc. Tuy vậy, nếu như bạn đang gặp phải những vấn đề giấc ngủ kèm với hiện tượng này. Thì bước điều trị đầu tiên và quan trọng nhất là bạn cần sự tư vấn của bác sĩ. Việc điều trị những căn nguyên như chứng ngủ rũ hay chứng bệnh ngưng thở khi ngủ sẽ đồng thời đẩy lùi trạng thái mất hoạt động tay chân khi ngủ này. Bạn cần lưu ý điều trị những vấn đề sau:

Thuốc được kê đơn nhiều nhất vì ít tác dụng phụ nhất ngày nay là chất ức chế tái hập thu serotonin chọn lọc (SSRI) ví dụ như fluoxetine (Prozac). Tuy nhiên, phương pháp điều trị dùng thuốc có thể gây ra sự lệ thuộc vào thuốc. Để có thể đạt hiệu quả điều trị cao cũng như tránh những tác dụng phụ của thuốc. Bạn nên phối hợp thêm những phương pháp điều trị không dùng thuốc kể trên.

Phòng ngừa bóng đè trở lại

Hội chứng liệt khi ngủ có thể gặp ở bất kỳ ai. Vậy nên, chúng ta hãy phòng ngừa chúng ngay từ bây giờ bằng những mẹo sau:

  • Một tác nhân vô hình gây trạng thái liệt khi ngủ là căng thẳng. Vì thế bạn cần giảm thiểu căng thẳng từ công việc và cuộc sống.
  • Vệ sinh giấc ngủ của chính bạn. Bắt đầu bằng sắp xếp lại không gian ngủ. Hãy sử dụng chiếc gối và chiếc giường mà bạn cảm thấy dễ chịu nhất để ngủ. Đồng thời sử dụng những ánh sáng dịu, tránh ánh sáng chói và tiếng ồn trong phòng ngủ.
  • Tuân thủ một chế độ sinh hoạt đều đặn bao gồm giờ đi ngủ và giờ thức dậy mỗi ngày, kể cả cuối tuần.
  • Tập thể dục thường xuyên nhưng không nên tập vào gần giờ đi ngủ.

Xem thêm: Top 10 thực phẩm giảm stress hiệu quả mà bạn cần biết

Tạo không gian ngủ thoải mái giúp bạn ngủ ngon hơn và hạn chế hiện tượng bóng đè
Tạo không gian ngủ thoải mái giúp bạn ngủ ngon hơn và hạn chế hiện tượng bóng đè

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được một số cách trị bóng đè hiệu quả. Một số cách bao gồm phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Tình trạng này có thể hoàn toàn bị đánh bay nếu bạn tuân thủ thực hiện những giải pháp trên. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Sleep Paralysis: Demons, Diagnosis, and Treatmenthttps://www.sleepadvisor.org/sleep-paralysis/

    Ngày tham khảo: 26/12/2021

  2. Sleep Paralysishttps://www.webmd.com/sleep-disorders/sleep-paralysis

    Ngày tham khảo: 26/12/2021

  3. What You Should Know About Sleep Paralysishttps://www.sleepfoundation.org/parasomnias/sleep-paralysis

    Ngày tham khảo: 26/12/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người