YouMed

Chế độ dinh dưỡng cho người bị thiếu máu

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Thiếu máu nên ăn gì? Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất ở các bệnh nhân đã được chẩn đoán. Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả điều trị. Xây dựng một chế độ ăn phù hợp thậm chí có thể giúp bạn giải quyết được tình trạng thiếu máu. Đây được xem là một trong những bước điều trị cơ bản và quan trọng đối với các bệnh nhân. YouMed sẽ hướng dẫn bạn một cách chi tiết về các loại thực phẩm. Qua đó, bạn có thể xây dựng chế độ ăn phù hợp cho bản thân mình.

1. Thiếu máu là gì?

Thiếu máu (anemia) được định nghĩa là có sự suy giảm số lượng tế bào hồng cầu hay giảm nồng độ huyết sắc tố (hemoglobin) trong cơ thể. Do đó làm hạn chế khả năng vận oxy đi nuôi các cơ quan.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thống kê năm 2011 có tới 1/3 dân số thế giới mắc tình trạng thiếu máu. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là trẻ em và phụ nữ mang thai. Ngoài ra, tại các quốc gia đang phát triển, nguyên nhân gây thiếu máu phổ biến là thiếu cung cấp dinh dưỡng, bệnh thiếu máu hemoglobin di truyền, và bệnh sốt rét. Trong đó thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 50%.

Xem thêm: Huyết áp thấp ở người trẻ tuổi: Thông tin bạn cần biết

2. Cách xây dựng chế độ ăn phù hợp

Bạn nên ăn một chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C. Các chất này thiết yếu cho việc sản xuất hemoglobin và hồng cầu. Bệnh nhân cũng cần được bổ sung các loại thực phẩm khác giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.

Có hai loại chất sắt trong thực phẩm là sắt heme và sắt nonheme. Sắt heme có trong thịt gia súc, gia cầm và hải sản. Nonheme được tìm thấy trong thực vật và thực phẩm tăng cường sắt. Cơ thể con người có thể hấp thụ cả hai loại, nhưng heme thì dễ dàng được hấp thụ hơn.

Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà lượng sắt cần cung cấp là khác nhau. Nhưng hầu hết đều cần nạp vào cơ thể khoảng 150 đến 200 mg sắt mỗi ngày. Trẻ nhỏ cần lượng sắt cao trong chế độ ăn do khối lượng hồng cầu gia tăng nhanh chóng. Các bà mẹ nên đảm bảo cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức có bổ sung chất sắt. Chỉ thông qua thực phẩm thì bệnh nhân sẽ không thể đạt được con số này. Vậy nên cần bổ sung thêm các sản phẩm chức năng để đảm bảo lượng sắt nạp vào cơ thể.

3. Những loại thực phẩm bổ sung sắt

Chế độ ăn cần bao gồm nhiều thịt đỏ, rau lá sẫm màu, trái cây khô và các loại hạt. Ngũ cốc tăng cường chất sắt hoặc bánh mì cũng có thể giúp hỗ trợ ngăn ngừa thiếu sắt. Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm:

3.1. Rau xanh

Rau lá xanh, đặc biệt là những loại rau sẫm màu thực sự có ích. Đây là một trong những nguồn cung cấp sắt nonheme tốt nhất. Chúng bao gồm:

Các loại rau có lá màu xanh đậm thực sự tốt cho việc cung cấp chất sắt. Một số loại rau xanh như cải Thụy Sĩ và cải xanh cũng chứa folate. Chế độ ăn ít folate có thể gây thiếu máu do thiếu folate. Trái cây có múi, đậu và ngũ cốc nguyên hạt là những nguồn cung cấp folate dồi dào.

Ngoài ra, rau bina và cải xoăn, cũng có nhiều oxalate. Oxalate có thể liên kết với sắt, ngăn cản sự hấp thụ của sắt nonheme.

Một số loại rau xanh là nguồn cung cấp cả sắt và vitamin C tốt. Chẳng hạn như cải xanh và cải Thụy Sĩ.

Tuy nhiên, dù rất có lợi khi ăn rau xanh trong chế độ ăn thiếu máu. Nhưng đừng chỉ dựa vào chúng để điều trị bệnh. Một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là điều cần thiết.

rau bina
Các loại rau sẫm màu như rau Bina giúp bổ sung chất sắt rất tốt

3.2. Thịt gia súc và gia cầm

Tất cả thịt và gia cầm đều chứa sắt heme. Đặc biệt, các loại thịt đỏ, ví dụ thịt bò, thịt cừu và thịt nai là những nguồn tốt nhất. Gia cầm và gà có số lượng thấp hơn.

Ăn thịt gia súc hoặc gia cầm với các loại thực phẩm có chứa sắt nonheme. Chẳng hạn như rau xanh, cùng với trái cây giàu vitamin C có thể làm tăng hấp thu sắt.

3.3. Gan

Nhiều người né tránh các loại thịt nội tạng. Nhưng sự thật, chúng là một nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời.

Gan được cho là loại thịt nội tạng phổ biến nhất. Nó giàu sắt và folate. Một số loại thịt nội tạng giàu chất sắt khác là tim, cật và lưỡi bò.

3.4. Hải sản

Một số hải sản cung cấp sắt heme. Động vật có vỏ như hàu, nghêu, sò điệp, cua và tôm là những nguồn tốt. Hầu hết các loại cá đều chứa sắt.

Cá có hàm lượng sắt tốt nhất bao gồm: cá mòi tươi hoặc ngâm dầu, cá ngừ đóng hộp hoặc tươi, cá thu, cá nục, cá rô tươi, cá hồi tươi hoặc đóng hộp.

Mặc dù cá mòi đóng hộp là nguồn cung cấp sắt dồi dào nhưng chúng cũng chứa nhiều canxi.

3.5. Các loại đậu

Đậu là nguồn cung cấp sắt tốt cho cả người ăn chay và người ăn thịt. Chúng cũng rẻ tiền và có thể thay đổi nhiều loại linh hoạt.

Một số loại đậu giàu sắt là đậu xanh, đậu nành, đậu đen, Hà Lan.

3.6. Quả hạch và hạt

Nhiều loại quả hạch và hạt là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào. Chúng có hương vị thơm ngon riêng hoặc rắc lên món salad hoặc sữa chua.

Một số loại hạt và hạt có chứa sắt là: hạt bí, hạt điều, quả hồ trăn, hạt cây gai dầu, hạt thông, hạt hướng dương.

Cả hạt thô và hạt rang đều có lượng sắt tương tự nhau.

các loại hạt giàu chất sắt
Các loại hạt giàu chất sắt

3.7. Thực phẩm tăng cường

Nhiều loại thực phẩm được tăng cường chất sắt. Thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn uống của bạn nếu bạn là người ăn chay hoặc đang cố gắng ăn các loại chất sắt khác:

  • Nước cam;
  • Ngũ cốc ăn liền;
  • Các loại thực phẩm làm từ bột tinh luyện tinh chế như bánh mì trắng;
  • Mì ống;
  • Thực phẩm làm từ bột ngô;
  • Gạo trắng.

3.8. Vitamin C

Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt bạn ăn vào. Nếu bạn đang dùng viên sắt, bác sĩ có thể đề nghị dùng viên cùng với nguồn vitamin C. Cung cấp một chế độ ăn giàu chất sắt cùng với vitamin C là một giải pháo tuyệt vời. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:

  • Trái cây họ cam quýt, chẳng hạn như cam, bưởi, dâu tây, kiwi, ổi, đu đủ, dứa, dưa và xoài.
  • Bông cải xanh.
  • Ớt chuông đỏ và xanh.
  • Bắp cải.
  • Súp lơ trắng.
  • Cà chua.
  • Rau xanh.

4. Những loại thực phẩm cần tránh

Các sản phẩm từ sữa và trứng là những nguồn cung cấp sắt rất kém và làm giảm khả năng hấp thụ sắt.

Casein từ sữa và một số dạng canxi ức chế sự hấp thu sắt. Ngoài ra, trẻ bị dị ứng với sữa bò có thể đặc biệt dễ bị mất máu đường ruột. Đây là do tác dụng kích thích của các sản phẩm từ sữa. Trứng (đặc biệt là lòng đỏ) cũng có vẻ ức chế sự hấp thụ sắt. 

Không nên uống trà, cà phê và ca cao trong bữa ăn nếu nghi ngờ tình trạng thiếu sắt

Polyphenol trong những đồ uống này ức chế sự hấp thu của sắt nonheme. Trà đen dường như là tác nhân gây giảm hấp thu sắt nhất. 

Các thực phẩm giàu canxi

Canxi có thể liên kết với sắt và làm giảm khả năng hấp thụ của nó. Thực phẩm giàu canxi không nên ăn cùng lúc với thực phẩm giàu chất sắt. Một số loại thực phẩm giàu canxi cần tránh bao gồm:

  • Sữa tươi.
  • Hạnh nhân. Nó cũng là một nguồn chất sắt tốt và là một phần tuyệt vời của chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng vì chúng cũng giàu canxi, nên chúng có thể không làm tăng nồng độ chất sắt của bạn nhiều.
  • Sữa chua.
  • Phô mai.
  • Đậu hũ.

5. Những điều cần lưu ý về chế độ ăn của bạn

Nguyên tắc chính

  • Không ăn thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm hoặc đồ uống ngăn chặn sự hấp thụ sắt. Chúng bao gồm cà phê hoặc trà, trứng, thực phẩm giàu oxalate và thực phẩm giàu canxi.
  • Ăn thực phẩm giàu sắt với thực phẩm giàu vitamin C. Chẳng hạn như cam, cà chua hoặc dâu tây, để cải thiện sự hấp thụ.
  • Ăn thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm chứa beta carotene. Chẳng hạn như mơ, ớt đỏ và củ cải đường, để cải thiện sự hấp thụ.
  • Ăn nhiều loại thực phẩm chứa sắt heme và nonheme cùng nhau bất cứ khi nào có thể để tăng cường hấp thụ sắt.
  • Bổ sung thực phẩm giàu folate và vitamin B12 để hỗ trợ sản xuất hồng cầu.

Không có thực phẩm nào chữa khỏi bệnh thiếu máu. Nhưng ăn một chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể giàu rau xanh đậm, các loại hạt và hạt, hải sản, thịt, đậu, trái cây và rau quả giàu vitamin C có thể giúp bạn nhận được lượng sắt cần thiết để kiểm soát bệnh thiếu máu. Rất khó để có thể tự xây dựng chế độ ăn uống đủ sắt một mình.

Vì vậy, nếu gặp khó khăn, hãy xin ý kiến từ bác sĩ của bạn! Hy vọng qua bài viết này, YouMed đã giúp bạn có những cái nhìn chi tiết hơn về tầm quan trọng của chế độ ăn đối với sức khỏe. Cùng YouMed tìm hiểu thêm nhiều chủ đề hấp dẫn về sức khỏe bạn nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Barnard, Neal D., editor, "Iron Deficiency Anemia.", Nutrition Guide for Clinicians, 3rd ed., Physicians Committee for Responsible Medicine, 2018.

  2. Saini, R. K., Nile, S. H., & Keum, Y.-S. (2016). "Food science and technology for management of iron deficiency in humans: A review. Trends in Food Science & Technology", 53, 13–22.

  3. Best Diet Plan for Anemiahttps://www.healthline.com/health/best-diet-plan-for-anemia

    Ngày tham khảo: 05/09/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người

Có thể bạn quan tâm

·

·

·

·

·

·