Chích ngừa ung thư cổ tử cung nên hay không nên?
Nội dung bài viết
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phổ biến thứ hai đối với giới nữ. Căn bệnh này diễn tiến âm thầm và có nguy cơ phá hủy nặng nề sức khỏe của chị em. Chích ngừa ung thư cổ tử cung là vấn đề được nhiều người quan tâm gần đây. Tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung là điều nên làm đối với nữ giới. Qua bài viết này, YouMed sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích về vắc xin ung thư cổ tử cung.
Tóm tắt về vaccin ngừa ung thư cổ tử cung
HPV là gì?
HPV là tên được đặt cho một nhóm vi rút rất phổ biến gây bệnh u nhú ở người. Virus này có thể lây lan qua đường tình dục.
Một số loại HPV có nguy cơ cao gây ra các bệnh ung thư ác tính. Chẳng hạn ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư sinh dục, ung thư đầu và cổ.
Các loại HPV khác có thể gây ra các tình trạng như mụn cóc hoặc mẩn ngứa .
Hơn 99% trường hợp ung thư cổ tử cung nằm trong nhóm phụ nữ nhiễm loại HPV nguy cơ cao.
Vacxin chích ngừa ung thư cổ tử cung là gì?
Vacxin chống ung thư cổ tử cung là sản phẩm y tế nhằm ngăn ngừa ung thư do virus HPV:
- Ung thư cổ tử cung
- Một số bệnh ung thư miệng và cổ họng (đầu và cổ)
- Một số bệnh ung thư vùng hậu môn và sinh dục
- Mụn cóc sinh dục
Cách hoạt động của vaccin chích ngừa ung thư cổ tử cung
Chương trình chủng ngừa HPV bộ y tế sử dụng một loại vắc-xin chích ngừa ung thư cổ tử cung có tên là Gardasil.
Gardasil bảo vệ chống lại 4 týp HPV: 6, 11, 16 và 18. Trong số đó, týp 16 và 18 là nguyên nhân của hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung ở người nữ.
HPV týp 6 và 11 gây ra khoảng 90% trường hợp mụn cóc sinh dục. Vì vậy sử dụng Gardasil giúp bảo vệ nữ giới khỏi ung thư cổ tử cung và mụn cóc sinh dục.
Tiêm phòng HPV không bảo vệ chống lại các loại nhiễm trùng khác lây qua đường tình dục. Chẳng hạn như chlamydia, bệnh lậu, giang mai,… Vacxin ung thư cổ tử cung không có tác dụng ngừa thai. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe sinh sản ở nữ giới, cần phải có một đời sống tình dục khỏe mạnh và an toàn.
Ai cần chích ngừa ung thư cổ tử cung?
FDA chấp thuận việc sử dụng Gardasil cho trẻ em gái và phụ nữ từ 9 đến 26. CDC cũng khuyến nghị chủng ngừa cho phụ nữ từ 13 đến 26 tuổi không được chủng ngừa ở độ tuổi sớm hơn.
Vacxin ngừa HPV cũng đang được nghiên cứu ở nam giới. Nam giới có thể bị nhiễm trùng HPV và có thể truyền vi rút cho bạn tình của họ. HPV gây ra mụn cóc sinh dục và có liên quan đến một số trường hợp ung thư của dương vật . Đặc biệt ở những người đồng tính nam, HPV có liên quan đến ung thư hậu môn. Những người chuyển giới nam cũng có thể được tiêm ngừa ung thư cổ tử cung.
Vacxin HPV không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, nếu bạn từng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin hoặc với liều vắc xin trước đó, bạn không nên tiêm vắc xin HPV.
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung khi nào?
Một khi đã nhiễm HPV, việc tiêm vacxin sẽ không còn tác dụng. Ngoài ra, phản ứng của người tiêm vacxin lứa tuổi nhỏ tốt hơn những người tiêm vacxin lớn tuổi.
Các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm vacxin ung thư cổ tử cung cho trẻ em gái từ 11 đến 12 tuổi. Tuy nhiên, công tác tiêm ngừa ung thư cổ tử cung nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Trẻ em gái từ 9 tuổi có thể tiêm ngừa ung thư cổ tử cung.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) hiện khuyến cáo rằng tất cả trẻ 11 và 12 tuổi nên tiêm hai liều vắc-xin HPV cách nhau ít nhất sáu tháng, thay vì lịch ba liều được khuyến cáo trước đây. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với trẻ em dưới 15 tuổi có thể được bảo vệ với lịch trình 2 liều.
Nữ giới tiêm vacxin muộn hơn, ở độ tuổi từ 15 đến 26 nên được tiêm 3 liều vacxin. CDC cũng khuyến cáo nữ giới trên 26 tuổi nên tiêm ngừa HPV nếu họ chưa tiêm đủ trước đó.
Lợi ích của chích ngừa ung thư cổ tử cung
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa tiền ung thư cổ tử cung và ung thư cổ tử cung không xâm lấn do HPV-16 và 18 ở những người chưa tiếp xúc với các chủng đó.
Nếu một người đã bị nhiễm bất kỳ chủng nào trong số 4 týp trên, vắc-xin sẽ không bảo vệ chống lại loại đó. Nhưng nó sẽ ngăn ngừa sự lây nhiễm từ ba loại còn lại.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vắc-xin bảo vệ chống lại sự lây nhiễm HPV trong ít nhất 10 năm
Rủi ro của việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung
Nhìn chung, vacxin ngừa ung thư cổ tử cung ít gây tác dụng phụ nặng nề. Các tác dụng phụ phổ biến nhất của vắc-xin HPV bao gồm đau nhức, sưng tấy hoặc mẩn đỏ tại chỗ tiêm. Chóng mặt và buồn nôn cũng thường gặp sau khi chích ngừa ung thư cổ . Ngồi yên trong 15 phút sau khi tiêm có thể hạn chế nguy cơ ngất xỉu. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị mệt mỏi, nôn mửa, buồn nôn, đau đầu, hoặc suy nhược.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới. Đây là căn bệnh đe dọa đến tính mạng và sức khỏe người phụ nữ. Nhiều trường hợp, phụ nữ phải cắt bỏ tử cung để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Vì vậy, nên tiến hành chích ngừa ung thư cổ tử cung cho nữ giới. Hãy chích ngừa ung thư cổ tử cung ở các cơ sở uy tín để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
HPV vaccine: Who needs it, how it works Printhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hpv-infection/in-depth/hpv-vaccine/art-20047292
Ngày tham khảo: 05/06/2021
-
HPV vaccine overviewhttps://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/hpv-human-papillomavirus-vaccine/
Ngày tham khảo: 05/06/2021
-
HPV, Cervical Cancer Vaccine: 15 Factshttps://www.webmd.com/vaccines/features/hpv-cervical-cancer-vaccine-15-facts
Ngày tham khảo: 05/06/2021