Chồng có cần tiêm phòng trước khi vợ mang thai?
Nội dung bài viết
Khi người chồng mắc các bệnh như thủy đậu, quai bị, rubella, cúm, ho gà, bạch hầu,… hoặc các bệnh lây qua đường máu, đường tình dục, thì người vợ có nguy cơ bị lây nhiễm khá cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc mang thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu vợ đang trong thai kỳ. Vì thế, một thắc mắc được đặt ra là chồng có cần tiêm phòng trước khi vợ mang thai hay không? Hãy cùng tìm giải đáp cho vấn đề này qua bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lê Nam nhé!
Ý nghĩa của việc tiêm phòng cho phụ nữ trước khi mang thai
Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy yếu. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi-rút xâm nhập. Từ đó, người mẹ dễ mắc các bệnh nguy hiểm. Các bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi.1
Trong một số trường hợp thai nhi có thể nhẹ cân, gặp tình trạng sinh non. Thậm chí, bé có thể bị dị tật bẩm sinh, chết lưu hoặc mẹ có thể sảy thai.2
Do vậy, trước khi mang thai tiêm vắc-xin là biện pháp đơn giản và hiệu quả giúp bảo vệ mẹ và em bé tránh khỏi nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt nhất là trong giai đoạn tình hình dịch bệnh ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp.
Lợi ích của việc tiêm phòng cho phụ nữ trước khi mang thai thường lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ tiềm ẩn.
Việc tiêm phòng khi mang thai cho người mẹ trước khi mang thai sẽ giúp tạo miễn dịch thụ động cho bé ngay sau khi chào đời.2
Một số loại vắc-xin có khả năng tạo sức đề kháng cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Từ đó, giúp trẻ phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm.2
Lịch tiêm phòng cho phụ nữ trước khi mang thai và khi mang thai
Các mẹ bầu đều muốn có một thai kỳ khỏe mạnh. Mục đích là tạo tiền đề sức khỏe vững chắc cho thai nhi. Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, ghi nhớ lịch tiêm phòng cho phụ nước trước khi mang thai và cho mẹ bầu cũng là điều quan trọng.
Tiêm phòng cúm
Khi đang mang thai, nếu mẹ mắc nhiễm vi-rút cúm có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Đặc biệt chú ý khi mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển nhiều bộ phận của cơ thể. Do đó, nếu người mẹ mắc cúm trong giai đoạn này sẽ có nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai hoặc thai lưu.3
Trong vòng 3 tháng đầu nếu sốt cao kết hợp với độc tính của virus thì mẹ bầu có thể bị kích thích co bóp tử cung. Điều này dẫn tới dị tật thai nhi, sảy thai, sinh non hoặc thai lưu.4
Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên chủ động tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt, thời điểm tốt nhất là trước mùa cúm (tháng 10 hàng năm).5
Theo khuyến cáo, nên tiêm cúm trước khi mang thai 1 tháng để đảm bảo miễn dịch chủ động bảo vệ mẹ và bé trong suốt hành trình thai kỳ. Vì sau khi tiêm cơ thể cần 2 tuần để sản sinh kháng thể đặc hiệu.5
Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể tiêm cúm trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.1
Tiêm phòng sởi – rubella – quai bị
Đây là những căn bệnh dễ gây nhiều biến chứng khó lường. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp. Nhưng có thể phòng ngừa được bằng tiêm phòng vắc-xin.
Bệnh sởi:
- Sau thời gian ủ bệnh từ 10 đến 12 ngày, bệnh sởi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như: sốt, ho khan, sổ mũi, đau họng, chảy máu cam,…6
- Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như: viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não và viêm màng não, viêm niêm mạc miệng, tiêu chảy,…6
- Mẹ bầu nếu bị bệnh sởi thì thai nhi có thể bị dị dạng, thai chết lưu, sảy thai, sinh non.2
- Sưng đau ở một hoặc cả hai tuyến nước bọt mang tai là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh. Một số triệu chứng không điển hình như: sốt nhẹ, đau đầu, đau cơ, chán ăn, mệt mỏi,… Một số người nhiễm virus quai bị chỉ biểu hiện một số triệu chứng không đặc hiệu. Có trường hợp không có triệu chứng.7
- Các biến chứng thường gặp: điếc tai vĩnh viễn, viêm não, viêm buồng trứng hoặc viêm tinh hoàn do quai bị. Một số biến chứng khác hiếm gặp hơn như: viêm tụy, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm đường hô hấp,…7
- Phụ nữ có thai trong vòng 12 đến 16 tuần đầu thai kỳ mắc bệnh quai bị thì tỷ lệ sảy thai là rất cao.7
- Trong 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối mang thai nếu mẹ mắc bệnh quai bị, thai nhi có nguy cơ rất cao bị dị tật bẩm sinh, thậm chí thai chết lưu – sinh non.2
- Dấu hiệu của bệnh là phát ban đỏ toàn thân, sốt nhẹ, mệt mỏi, biếng ăn, đau khớp,…
- Phụ nữ khi mang thai mắc bệnh rubella rất dễ bị sảy thai, đẻ non, gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
- Ba biến chứng thường gặp nhất ở trẻ mắc rubella bẩm sinh là đục thủy tinh thể, thiểu năng tim và điếc bẩm sinh.
Vắc-xin MMR kết hợp giúp phòng cả 3 bệnh sởi – quai bị – rubella cho:9
- Đối tượng người lớn
- Trẻ em ≥ 12 tháng tuổi.
Phụ nữ nên tiêm vắc-xin phòng sởi – quai bị – rubella trước khi mang thai 3 tháng. Tuyệt đối không tiêm vắc-xin này nếu phát hiện đã mang thai.1 Sau khi tiêm vắc-xin MMR cần phải tránh thai 3 tháng.9
Ngoài ra, có thể xét nghiệm kháng thể IgG sởi, quai bị, rubella. Mục đích khẳng định tình trạng mẹ đã được bảo vệ nếu kết quả xét nghiệm kháng thể IgG này dương tính. Trong trường hợp mẹ đã đầy đủ kháng thể thì không cần tiêm vắc-xin MMR trước khi mang thai.
Tiêm phòng thủy đậu
Nếu phụ nữ mang thai bị thủy đậu có nguy cơ viêm phổi do vi-rút varicella 10 – 20%.10
Trường hợp mẹ bị nhiễm thủy đậu trong giai đoạn sớm của thai kỳ (tuần thứ 8 – 12) thì nguy cơ thai nhi mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh khoảng 0.4%.11
Biểu hiện thường gặp nhất là sẹo ở da. Ngoài ra, còn có bất thường khác như:11
- Bất thường về thần kinh như: chậm phát triển trí tuệ, tật đầu nhỏ, não úng thủy, co giật, hội chứng Horner,…
- Bất thường về mắt như: teo dây thần kinh thị giác, đục thủy tinh thể, viêm màng võng mạc, tật nhãn cầu nhỏ, rung giật nhãn cầu,…
- Bất thường các chi: teo tứ chi, liệt tứ chi,…
- Bất thường về tiêu hóa: trào ngược dạ dày – thực quản, hẹp/tắc ruột,…
Mẹ bị nhiễm thủy đậu trong tuần 13 đến tuần thứ 20 của thai kỳ thì nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%.11
Trường hợp bị bệnh trong vòng 5 ngày trước và 2 ngày sau sinh thì trẻ dễ bị bệnh thủy đậu lan tỏa. Vì mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai trước sinh. Tỉ lệ tử vong sơ sinh lúc này lên đến 25 – 30% số trường hợp bị nhiễm.11
Phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm 2 mũi vắc-xin phòng thủy đậu, có thể sử dụng:11
- Vắc-xin Varivax với 2 liều cách nhau ít nhất 1 tháng.
- Vắc-xin Varilrix với 2 liều cách nhau ít nhất 1 tháng.
Tương tự như vắc-xin MMR phòng sởi – quai bị – rubella, phụ nữ sau khi tiêm vắc-xin phòng thủy đậu cần tránh thai tốt nhất là 3 tháng. Và không được tiêm vắc-xin khi đã có thai.1
Tiêm phòng viêm gan B
Vi-rút viêm gan B thường lây truyền qua 3 con đường:12
- Từ mẹ sang con.
- Truyền máu không an toàn.
- Đường tình dục.
Vắc-xin phòng viêm gan B có thể được tiêm trước hoặc trong khi mang bầu. Tuy nhiên, việc tiêm phòng trước khi mang thai sẽ tốt hơn vì cơ thể mẹ có kháng thể đầy đủ, giúp bảo vệ cả 2 mẹ con.13
Trước khi tiêm vắc-xin cần xét nghiệm máu về:14
- Tình trạng nhiễm vi-rút viêm gan B (HBsAg).
- Kháng thể kháng vi-rút viêm gan B (HBsAb).
- Mục đích: để quyết định tiêm vắc-xin phòng viêm gan B khi không có kháng thể chống vi-rút viêm gan B và chưa bị nhiễm vi-rút viêm gan B.
Nếu cơ thể bạn chưa từng nhiễm viêm gan B, bạn cần 3 mũi vắc xin chủng ngừa. Người ta thường áp dụng lịch chủng ngừa 0-1-6:14
- Mũi 1: lần đầu đến tiêm.
- Mũi 2: một tháng sau mũi 1.
- Mũi 3: sáu tháng sau mũi 1.
Tiêm phòng uốn ván
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, nguy hiểm do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván gây ra.15Các vi khuẩn uốn ván có thể dễ dàng đi vào cơ thể qua các vết thương hở.16
Ở phụ nữ mang thai, vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập trong quá trình sinh nở theo đường sinh dục và gây uốn ván tử cung. Nguy cơ mắc bệnh uốn ván khi mang thai được xem là một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay. Vì sự lây truyền từ mẹ sang con có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.16
Đối với trẻ sơ sinh, có thể gây uốn ván sơ sinh bao gồm các biểu hiện như:17
- Trẻ bỏ bú.
- Tình trạng khít hàm.
- Trẻ bị co cứng toàn thân.
- Có thể gặp biến chứng gãy xương, khó thở,…
- Lưu ý, khoảng 95% trẻ sơ sinh mắc uốn ván bị tử vong.
Hiện nay, phần lớn phụ nữ mang thai chưa từng được tiêm đầy đủ phác đồ vắc-xin phòng uốn ván trước đó nên thường không có miễn dịch với bệnh.
Vắc-xin uốn ván có thể tiêm ở giai đoạn tiền mang thai hoặc trong thai kỳ.1
Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:16
- Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu
- Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 và tiêm trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng
- Lần 3: ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau
- Lần 4: ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc kỳ có thai lần sau
- Lần 5: ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc kỳ có thai lần sau.
Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:16
- Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu
- Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1
- Lần 3: ít nhất 1 năm sau lần 2
Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại:16
- Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu.
- Lần 2: ít nhất 1 năm sau lần 1.
Chồng có cần phải tiêm phòng trước khi vợ mang thai?
Tất cả những vắc-xin phòng sởi, rubella, quai bị, thủy đậu, viêm gan B, cúm,… có thể tiêm ngừa cho chồng trước khi vợ mang thai. Đặc biệt là những loại vắc-xin có thể giúp bảo vệ người chồng phòng tránh lây nhiễm sang cho vợ.
Ngoài ra, còn có 1 số loại vắc-xin có thể bảo vệ sức khỏe của 2 vợ chồng không liên quan đến thai kì như vắc-xin phòng viêm phổi do phế cầu, vắc-xin phòng viêm màng não do não mô cầu BC, ACWY, vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản,….
Tiêm chủng đầy đủ thông qua việc nắm bắt rõ lịch tiêm phòng. Bên cạnh đó, người chồng cũng nên cai thuốc lá, có một chế độ ăn uống lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ,… trước khi vợ mang thai.18 Những điều này cùng với việc tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp bảo vệ mẹ và bé khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Chồng có cần tiêm phòng trước khi vợ mang thai là vấn đề nên được quan tâm và tìm hiểu. Liệu ngoài phụ nữ mang thai thì người chồng có cần tiêm vắc-xin để giúp phòng bệnh không? Hãy đến trung tâm tiêm chủng để được tư vấn và chỉ đỉnh tiêm phòng phù hợp nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
VẮC XIN CẦN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAI: NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶPhttps://vnvc.vn/vac-xin-can-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai-nhung-thac-mac-thuong-gap/
Ngày tham khảo: 11/11/2022
-
4 LÝ DO NÊN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAIhttps://vnvc.vn/4-ly-nen-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai/
Ngày tham khảo: 11/11/2022
-
BỆNH CÚM: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪAhttps://vnvc.vn/cum/
Ngày tham khảo: 11/11/2022
-
BỆNH CÚM MÙA: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪAhttps://vnvc.vn/cum-mua/
Ngày tham khảo: 11/11/2022
-
TIÊM PHÒNG CÚM TRƯỚC KHI MANG THAI BAO LÂU? Ở ĐÂU, GIÁ BAO NHIÊU?https://vnvc.vn/tiem-phong-cum-truoc-khi-mang-thai/
Ngày tham khảo: 11/11/2022
-
BỆNH SỞI NGUY HIỂM ĐẾN THẾ NÀO?https://vnvc.vn/benh-soi-nguy-hiem-den-nao/
Ngày tham khảo: 11/11/2022
-
BỆNH QUAI BỊ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪAhttps://vnvc.vn/benh-quai-bi-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri-va-cach-phong-ngua/
Ngày tham khảo: 11/11/2022
-
RUBELLA (SỞI ĐỨC): NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪAhttps://vnvc.vn/rubella-soi-duc-nguyen-nhan-trieu-chung-bien-chung-va-cach-phong-ngua/
Ngày tham khảo: 11/11/2022
-
Vắc xin MMR II (Mỹ) phòng bệnh Sởi – quai bị – rubellahttps://vnvc.vn/mmr-ii-vac-xin-phong-3-benh-soi-quai-bi-rubella/
Ngày tham khảo: 11/11/2022
-
ĐỪNG ĐỂ MẤT TẾT VÌ THỦY ĐẬU!https://vnvc.vn/dung-de-mat-tet-vi-thuy-dau/
Ngày tham khảo: 11/11/2022
-
BỊ THỦY ĐẬU KHI MANG THAI NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?https://vnvc.vn/phu-nu-mang-thai-ma-bi-thuy-dau-la-mot-tham-hoa/
Ngày tham khảo: 11/11/2022
-
TIÊM VẮC XIN RỒI CÓ BỊ LÂY BỆNH VIÊM GAN B KHÔNG?https://vnvc.vn/tiem-vac-xin-roi-co-bi-lay-benh-viem-gan-b-khong/
Ngày tham khảo: 11/11/2022
-
CÓ TIÊM PHÒNG VIÊM GAN B KHI MANG THAI ĐƯỢC KHÔNG?https://vnvc.vn/co-tiem-phong-viem-gan-b-khi-mang-thai-duoc-khong/
Ngày tham khảo: 11/11/2022
-
TIÊM PHÒNG VẮC XIN CHO BÀ BẦU CÓ CẦN XÉT NGHIỆM KHÔNG?https://vnvc.vn/faq/tiem-phong-vac-xin-cho-ba-bau-co-can-xet-nghiem-khong/
Ngày tham khảo: 11/11/2022
-
BỆNH UỐN VÁNhttps://vncdc.gov.vn/benh-uon-van-nd14517.html
Ngày tham khảo: 11/11/2022
-
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, GIÁ TIÊM PHÒNG UỐN VÁN CHO BÀ BẦUhttps://vnvc.vn/thoi-gian-dia-diem-gia-tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau/
Ngày tham khảo: 11/11/2022
-
UỐN VÁN RỐN Ở TRẺ SƠ SINH: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪAhttps://vnvc.vn/uon-van-ron-o-tre-so-sinh/
Ngày tham khảo: 11/11/2022
-
Preparing for Fatherhood: 16 Ways to Get Ready to Become a Dadhttps://www.healthline.com/health/preparing-for-fatherhood
Ngày tham khảo: 11/11/2022