YouMed

Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên: Những điều cần biết

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Phan Lê Nam
Tác giả: ThS.BS Phan Lê Nam
Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Ở tuổi dậy thì, cơ thể con gái bắt đầu có sự thay đổi và trở nên giống như người lớn. Một trong những thay đổi đó là xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Kỳ kinh đầu tiên thường bắt đầu trong độ tuổi từ 12 đến 14 tuổi, có một số trường hợp có thể bắt đầu sớm hơn hoặc trễ hơn. Vậy bạn có bao giờ từng hỏi: Kinh nguyệt là gì? Kinh nguyệt đầu tiên có những biểu hiện gì không? Bài viết này cung cấp những hiểu biết cơ bản về hệ thống sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ chúng mình nhé!

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là chu kỳ nội tiết tố hàng tháng bên trong cơ thể. Đó là giai đoạn người phụ nữ phải trải qua để chuẩn bị cho khả năng mang thai. Mức độ nội tiết tố (estrogen và progresterone) của bạn thường thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.  Mỗi tháng, một trong hai buồng trứng giải phóng ra trứng – được gọi là rụng trứng. Nếu quá trình rụng trứng diễn ra và trứng không được thụ tinh, niêm mạc tử cung sẽ bong ra qua âm đạo. Đây là thời kỳ kinh nguyệt.1

Chu kỳ kinh nguyệt là chu kỳ nội tiết tố hàng tháng bên trong cơ thể
Chu kỳ kinh nguyệt là chu kỳ nội tiết tố hàng tháng bên trong cơ thể

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Chu kỳ kinh nguyệt thông thường xuất hiện trong vòng 28 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt mở đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cho đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt là không giống nhau ở những phụ nữ khác nhau. Ngoài ra, độ dài chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người cũng có thể thay đổi giữa các tháng. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 21 đến 35 ngày và kéo dài từ 2 – 7 ngày.1

Ở một số phụ nữ có kinh nguyệt đều, họ có thể đoán được ngày và giờ bắt đầu có kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên kéo dài bao lâu?

Kỳ kinh đầu tiên của bạn có thể không kéo dài lắm. Cơ thể của bạn có thể mất vài tháng để đi vào chu kỳ kinh đều đặn.

Trẻ em bắt đầu có kinh từ 12 đến 14 tuổi. Kỳ kinh đầu tiên thường bắt đầu khoảng hai năm sau khi ngực bắt đầu phát triển.

Dậy thì sớm khi kỳ kinh đầu tiên diễn ra trước 8 tuổi. Trẻ gọi là dậy thì muộn khi 15 tuổi vẫn chưa xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Trẻ em nên được đi khám khi dậy thì sớm, dậy thì muộn hoặc không dậy thì khi phát triển ngực sau 3 năm.2

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng cơ thể của chính mình, có kế hoạch chủ động để phòng tránh những vấn đề có thể xảy ra trong ngày hành kinh.3

  • Hãy đánh dấu ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của tháng này, ngày hành kinh đầu tiên.
  • Tiếp tục theo dõi ngày hành kinh đầu tiên của các tháng tiếp theo và tiếp tục đánh dấu.
  • Khoảng cách các ngày mà bạn đánh dấu chính là chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Dấu hiệu dự báo chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên

Phụ nữ thường có những thay đổi về thể chất và tâm trạng khoảng 1 – 2 tuần trước khi bắt đầu ra kinh. Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân gây ra nhiều dấu hiệu và triệu chứng khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt. Các dấu hiệu và triệu chứng của chu kỳ thường kết thúc khoảng 3 – 4 ngày sau khi bắt đầu ra máu.

Các dấu hiệu dự báo sắp có kinh thường gặp bao gồm:4

Nổi mụn

Mụn là một vấn đề phổ biến vào thời điểm hành kinh. Phụ nữ trưởng thành bị mụn trứng cá nhiều hơn nam giới và tất cả là do nội tiết tố. Mức độ hormone tăng cao kích thích sản xuất dầu, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn khi bạn sắp bắt đầu có kinh. Trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt, bạn có thể thấy nổi mụn ở cằm và vùng quanh hàm.

Ngực căng hoặc đau

Bạn có thể cảm thấy căng và đau ngực. Cơn đau cuối cùng liên quan đến kỳ kinh được gọi là đau vú theo chu kỳ, có thể kéo dài vài ngày trước và sau chu kỳ. Những thay đổi trong hormone estrogen, progesterone và prolactin là nguyên nhân gây ra dấu hiệu này.

Mệt mỏi đi kèm với khó ngủ

Mệt mỏi là một vòng luẩn quẩn đối với nhiều phụ nữ trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Các hormone thay đổi làm rối loạn giấc ngủ và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Những thay đổi về estrogen và progesterone cũng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là khi ngủ.

Đau bụng kinh

Đau ở phần bụng dưới là dấu hiệu về kinh nguyệt thường gặp nhất ở phụ nữ. Đau bụng xảy ra trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt được gọi là đau bụng kinh nguyên phát. Không giống như nhiều triệu chứng khác, đau bụng thường xuất hiện ngay trước kỳ kinh và kéo dài trong 2 – 3 ngày.

Táo bón hoặc tiêu chảy

Khi đến kỳ kinh nguyệt, các triệu chứng tiêu hóa có xu hướng giảm xuống cực độ. Một số phụ nữ bị táo bón. Những người khác bị tiêu chảy.

Cảm giác đầy hơi

Giữ nước trong cơ thể làm cho bạn cảm giác đầy hơi. Điều này gây ra do nội tiết tố. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế chứng đầy hơi tiền kinh nguyệt bằng cách cắt giảm muối, ăn nhiều trái cây, rau quả và tập thể dục thường xuyên.

Đau đầu

Sự thay đổi nồng độ estrogen là nguyên nhân gây ra nếu bạn bị đau đầu trước kỳ kinh. Nếu bạn dễ bị chứng đau nửa đầu, có thể triệu chứng của bạn sẽ nặng nề hơn.

Tâm trạng thất thường

Tâm trạng của bạn có thể thay đổi liên tục trước kỳ kinh. Sự thay đổi của các hormone gây ra các dấu hiệu kinh nguyệt thể chất, cũng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Bạn có thể khóc, cảm thấy tức giận hay cáu kỉnh.

Cảm thấy lo lắng và chán nản

Trầm cảm và lo lắng thường có liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt. Khoảng một nửa số phụ nữ cần tìm chuyên gia tâm lý để hỗ trợ các loại trầm cảm hoặc rối loạn lo âu. Nếu bạn mắc các bệnh này trước đó, các triệu chứng tiền kinh nguyệt của bạn lại càng tồi tệ hơn.

Đau lưng dưới

Trước kỳ kinh, phần lưng dưới của bạn có thể đau. Những thay đổi của prostaglandin nằm trong tử cung gây ra các cơn co thắt. Điều đó có thể làm cho bạn cảm thấy khó chịu ở lưng hoặc đùi.

Thay đổi nội tiết tố gây ra nhiều dấu hiệu và triệu chứng khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt
Thay đổi nội tiết tố nhiều dấu hiệu và triệu chứng khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt

Xử trí gì khi chảy máu quá nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt?

Chu kỳ kinh nguyệt quá nhiều khiến cho chúng ta lo lắng và sợ hãi. Chúng ta cùng tìm hiểu những cách xử trí để giúp cải thiện tình trạng này.5

Thay đổi chế độ ăn

Đôi khi, thức ăn là liều thuốc tốt nhất.

Bổ sung thêm chất sắt trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm chảy máu nhiều và ngăn ngừa thiếu máu do mất máu. Hãy thử ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt, hải sản, đậu, quả hạch, hạt và các loại rau lá xanh.

Những thực phẩm thích hợp sẽ giúp bạn thật thoải mái với chu kỳ kinh nguyệt của mình
Những thực phẩm thích hợp sẽ giúp bạn thật thoải mái với chu kỳ kinh nguyệt của mình

Ăn thực phẩm có nhiều vitamin C như cam, ớt chuông và bông cải xanh có thể giúp cơ thể hấp thụ thêm chất sắt. Ngoài ra, hãy cố gắng hết sức tránh các loại thực phẩm có đường chế biến, chất béo chuyển hóa và tinh bột. Những thực phẩm này có thể khiến triệu chứng rong kinh trở nên trầm trọng hơn.

Sử dụng một số loại thuốc giảm đau thông thường

Các loại thuốc thông thường như: ibuprofen hoặc aspirin có thể làm giảm cơn đau do rong kinh và làm nhẹ kỳ kinh của bạn. Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) này có thể làm giảm lượng prostaglandin, giảm đau và giảm chảy máu. Sử dụng ngay trong kỳ kinh để cải thiện ngay triệu chứng.

Sử dụng các biện pháp tránh thai là một cách hiệu quả

Thuốc tránh thai, miếng dán, vòng tránh thai nội tiết tố và các phương pháp tránh thai nội tiết tố khác cũng có thể tác dụng để điều hòa kinh nguyệt. Phương pháp tránh thai bằng nội tiết tố có thể làm mỏng niêm mạc tử cung, làm giảm lượng máu và mô bạn bị mất trong chu kỳ kinh nguyệt.

Phương pháp tránh thai cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh độ dài của chu kỳ kinh, giảm đau bụng kinh hoặc thậm chí là bạn không có kinh.

Liệu pháp nội tiết tố

Bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp nội tiết tố để điều trị chứng kinh nguyệt ra nhiều do mất cân bằng nội tiết tố. Các loại thuốc progesterone, có thể được sử dụng một cách hiệu quả để cầm máu nhanh. Chúng cũng có thể được sử dụng thường xuyên để làm mỏng niêm mạc tử cung và giúp giữ cân bằng nội tiết tố hàng ngày.

Các nội tiết tố cũng được sử dụng để điều trị các tình trạng như lạc nội mạc tử cung gây đau và chảy máu nhiều.

Hy vọng qua bài viết này, chị em chúng mình sẽ không bỡ ngỡ trước chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Ghi nhận lại những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt để có được chẩn đoán và điều trị sớm. Chúc chị em  luôn xinh đẹp, nhiều sức khỏe và gặt hái đợc nhiều thành công trong cuộc sống.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Women's health https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/womens-health/in-depth/menstrual-cycle/art-20047186

    Ngày tham khảo: 25/09/2022

  2. Starting your periodshttps://www.nhs.uk/conditions/periods/starting-periods/

    Ngày tham khảo: 25/09/2022

  3. Cách tự theo dõi các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệthttps://suckhoedoisong.vn/cach-tu-theo-doi-cac-giai-doan-cua-chu-ky-kinh-nguyet-169220618231308832.htm

    Ngày tham khảo: 25/09/2022

  4. Clinical manifestations and diagnosis of premenstrual syndrome and premenstrual dysphoric disorderhttps://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-and-diagnosis-of-premenstrual-syndrome-and-premenstrual-dysphoric-disorder#H371524783

    Ngày tham khảo: 25/09/2022

  5. Abnormal Uterine Bleeding Due to Ovulatory Dysfunction (AUB-O)https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/ph%E1%BB%A5-khoa-v%C3%A0-s%E1%BA%A3n-khoa/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-kinh-nguy%E1%BB%87t/ch%E1%BA%A3y-m%C3%A1u-t%E1%BB%AD-cung-b%E1%BA%A5t-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-do-r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-ch%E1%BB%A9c-n%C4%83ng-ph%C3%B3ng-no%C3%A3n-aub-o#v1062373_vi

    Ngày tham khảo: 25/09/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người