YouMed

Mách bạn 4 cách chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Bài tiết mồ hôi là hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể để giảm nhiệt độ khi cơ thể ở trong môi trường nhiệt độ cao. Đổ mồ hôi nhiều toàn thân có thể cảnh báo một bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Vậy cách chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân ra sao? Nguyên nhân ra mồ hôi nhiều do đâu. Chủ đề này sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

Đổ mồ hôi toàn thân do đâu?

Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân chúng ta cần nắm những thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh này. Đổ mồ hôi toàn thân thường do chứng hyperhidrosis thứ phát. Chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát thường chỉ đổ mồ hôi ở một hoặc nhiều khu vực “khu trú” của cơ thể.

Tăng tiết mồ hôi thứ phát thường đổ mồ hôi xảy ra khắp cơ thể bao gồm cả đổ mồ hôi đêm. Bệnh này thường phát triển ở tuổi trưởng thành và do các rối loạn thứ phát chẳng hạn:

Bệnh nội tiết

  • Bệnh lý cường giáp.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Cường tuyến yên.
  • Cơn bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh.
  • Tình trạng mang thai.
  • Bệnh Pheochromocytoma (một khối u tuyến thượng thận).
  • Hội chứng carcinoid (một rối loạn do phản ứng của hệ thống miễn dịch bị thay đổi hiếm gặp).
  • Chứng to cực tuyến yên.

Bệnh về thần kinh

  • Bệnh lý thần kinh Parkinson.
  • Tai biến mạch máu não (đột quỵ).
  • Chấn thương vùng tủy sống.

Bệnh lý ác tính

  • Bệnh Lympho Hodgkin.
  • Rối loạn tăng sinh tủy (một loại ung thư tiến triển chậm)

Bệnh tim mạch

  • Sốc.
  • Suy tim.
  • Đột quỵ.

Hoặc có thể do các tác dụng phụ của một số thuốc.

Chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân
Một số bệnh nội tiết có thể gây đổ mồ hôi toàn thân

Cách chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân

Dùng chất chống mồ hôi

Đây thường là phương pháp điều trị đầu tiên mà bác sĩ khuyên quý vị nên áp dụng. Khi được áp dụng theo chỉ dẫn, chất chống mồ hôi có thể có hiệu chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân. Một số bệnh nhân cần loại chống mồ hôi mạnh hơn và cần được kê đơn.

Bôi chất chống mồ hôi lên da. Khi đổ mồ hôi, chất chống mồ hôi sẽ được thẩm thấu vào các tuyến mồ hôi. Điều này làm các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn và do đó ngừng tiết nhiều mồ hôi. Tác dụng phụ khi sử dụng chất chống mồ hôi là: có cảm giác bỏng rát ở vị trí bôi, dạ trở nên nhạy cảm.

Thuốc uống theo toa

Bệnh nhân có thể được kê toa một loại thuốc tạm thời ngăn đổ mồ hôi. Những loại thuốc này hoạt động khắp cơ thể. Các thuốc này có thể chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân hiệu quả. Thuốc cũng có thể áp dụng cho phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên, thuốc có thể gây các tác dụng không mong muốn như:

  • Khô miệng.
  • Khô mắt.
  • Nhìn mờ.
  • Tim đập nhanh (nhịp tim bất thường).

Nguy cơ tác dụng phụ tăng lên khi dùng liều cao hơn. Do đó, trước khi dùng thuốc cần có chỉ định và lời khuyên của bác sĩ.

Chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân bằng cách phẫu thuật

Nếu các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả thì phẫu thuật có thể được xem xét. Phẫu thuật có thể chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân vĩnh viễn nhưng có nhiều rủi ro. Một số loại phẫu thuật có thể được chỉ định để chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân là:

  • Phẫu thuật cắt bỏ các tuyến mồ hôi.
  • Phẫu thuật cắt hạch giao cảm.

Phẫu thuật cách hạch giao cảm là một phẫu thuật được sử dụng để điều trị chứng hyperhidrosis. Trong phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt hạch giao cảm để ngăn chặn các tín hiệu thần kinh đến các tuyến mồ hôi.

Tất cả các cuộc phẫu thuật đều có một số rủi ro nhất định. Tuy nhiên những tiến bộ trong phẫu thuật nội soi đã làm giảm một số rủi ro do phẫu thuật. Các tác dụng phụ nghiêm trọng vẫn có thể xảy ra. Vì vậy trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được bác sĩ đề cập đến những lợi ích và rủi ro để cân nhắc lựa chọn điều trị.

Điện di ion (iontophoresis)

Đây là một phương pháp điều trị dựa trên nguyên lý sử dụng dòng điện có cường độ thấp làm co các tuyến mồ hôi và giúp giamr bài tiết mồ hôi. Nghiên cứu lâm sàng với những bệnh nhân bị tăng tiết mồ hôi ở mức độ trung bình nhẹ đến nặng, dù điều trị tại các cơ sở y tế hay tại nhà đều đem lại hiệu quả khả quan.

Ưu điểm của phương pháp chữa bệnh đổ mồ hôi theo cách điện di ion này:

  • An toàn, hiệu quả, không gây đau, không biến chứng.
  • Không bị đổ mồ hôi tái phát, bù trừ. Vì nguồn điện cường độ thấp kiểm soát lượng mồ hôi trong cơ thể.
  • Thuận tiện, dễ kiểm soát, có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc.
  • Tích hợp sử dụng tại nhiều bệnh viện trên thế giới và được các chuyên gia khuyên dùng.
Chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân
Chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân bằng phương pháp điện di ion

Chữa đổ mồ hôi toàn thân tại nhà

Sử dụng giấm táo

Giấm táo là một trong những biện pháp khắc phục bệnh đổ mồ hôi toàn thân tại nhà. Do đặc tính làm se của nó, giấm táo có thể được sử dụng để kiểm soát mồ hôi quá nhiều. Ngoài ra còn giúp duy trì mức độ pH của cơ thể.

Cách sử dụng:

  • Lau sạch vùng đổ mồ hôi và sử dụng bông gòn thoa một ít giấm táo lên đó.
  • Để qua đêm và tắm lại vào sáng hôm sau. Hoặc tắm lại sau đó thoa một ít phấn rôm hoặc chất khử mùi.
  • Hoặc quý vị có thể trộn 2 thìa giấm táo và mật ong trong một cốc nước. Uống một lần mỗi ngày khi bụng đói để chống lại chứng tăng tiết mồ hôi.
Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em
Dùng giấm táo để chữa đổ mồ hôi tại nhà

Chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân bằng baking soda

Vì baking soda có tính kiềm nên có thể chữa đổ mồ hôi nhiều. Bằng cách cân bằng axit trong mồ hôi. Baking soda hoạt động như một chất khử mùi tự nhiên. Chúng có thể điều trị nhiễm trùng da, côn trùng cắn và viêm. Bạn có thể sử dụng bằng cách đơn giản kết hợp nửa cốc bột ngô, nửa cốc bakingsoda và 2 – 3 giọt tinh dầu oải hương. Làm sạch vùng da đổ mồ hôi sau đó thoa hỗn hợp lên chúng bằng khăn hơi ẩm và để khô.

Dầu dừa

Dầu dừa có chứa axit lauric, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây ra mùi hôi khi đổ mồ hôi nhiều. Cùng với hương thơm ngọt ngào của dầu dừa sẽ giúp bạn luôn thơm tho suốt cả ngày. Cách sử dụng dầu dừa chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân:

  • Cho 3 thìa cà phê dầu dừa nguyên chất và 2 thìa cà phê bơ hạt vào bát.
  • Cho hỗn hợp vào lò vi sóng trong 1 phút để hỗn hợp tan chảy.
  • Trộn 3 thìa cà phê muối nở, 2 thìa cà phê bột dong riềng và vài giọt tinh dầu tùy thích.
  • Bảo quản hỗn hợp này trong lọ và sử dụng hỗn hợp này như một chất khử mùi ở vùng cơ thể dễ đổ mồ hôi.

Ngoài ra còn một số nguyên liệu có thể dùng để chữa bệnh đổ mồ hôi tại nhà như:

  • Trà đen.
  • Cây phỉ.
  • Nước ép hoặc gel lô hội.
  • Chanh.

Hy vọng qua bài viết trên quý vị đã có được cho mình một số lựa chọn chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân. Khi thực hiện các phương pháp tại nhà không hiệu quả, bạn đọc nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn các phương pháp điều trị theo y khoa.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. HYPERHIDROSIS: DIAGNOSIS AND TREATMENThttps://www.aad.org/public/diseases/a-z/hyperhidrosis-treatment

    Ngày tham khảo: 06/07/2021

  2. Home Remedies For Hyperhidrosishttps://worldofmedicalsaviours.com/home-remedies-for-hyperhidrosis/

    Ngày tham khảo: 06/07/2021

  3. Causes of Hyperhidrosishttps://www.verywellhealth.com/hyperhidrosis-causes-4777757

    Ngày tham khảo: 06/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người