YouMed

5 cách chữa kinh nguyệt vón cục hiệu quả từ bác sĩ

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Phan Lê Nam
Tác giả: ThS.BS Phan Lê Nam
Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Nhiều chị em phụ nữ nhận thấy kinh nguyệt vón cục trong một vài chu kỳ của mình. Kinh nguyệt vón cục đa số là bình thường nhưng đôi lúc cũng là biểu hiện của một số bệnh lý. Các chuyên gia đã nghiên cứu và đề xuất nhiều phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân. Bài viết này cung cấp 5 cách chữa kinh nguyệt vón cục mà các bác sĩ đang khuyên dùng. 

Nguyên nhân gây ra kinh nguyệt vón cục

Các vật cản đường ra của tử cung1 2

Các trường hợp nong, nạo hay chèn ép tử cung có thể gây thêm áp lực lên thành tử cung. Điều đó có thể làm tăng lượng máu kinh và tạo ra cục máu vón cục. Các chướng ngại vật cũng cản trở khả năng co bóp của tử cung. Khi tử cung không co bóp đúng cách, máu có thể đọng lại và đông lại bên trong khoang tử cung. Qua thời gian, chúng đông lại thành các cục máu đông, và sau đó được tống ra ngoài.

Các tắc nghẽn tử cung thường gặp bao gồm: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u tuyến hoặc khối u ung thư.

U xơ tử cung

U xơ thường là những khối u cơ, không phải ung thư, phát triển trong thành tử cung. Chúng có thể gây ra chảy máu kinh nguyệt nhiều. Bên cạnh đó, bệnh lý này cũng có thể gây ra các triệu chứng: kinh nguyệt không đều, đau lưng dưới, đau khi quan hệ tình dục, mối khối u nhô ra ở bụng và vấn đề về sức khỏe sinh sản.

U xơ tử cung làm dày lên lớp niêm mạc tử cung, làm tăng lượng máu kinh
U xơ tử cung làm dày lên lớp niêm mạc tử cung, làm tăng lượng máu kinh

Phụ nữ sẽ phát triển u xơ tử cung vào khoảng 50 tuổi. Nguyên nhân chưa được biết rõ, nhưng di truyền và các nội tiết tố nữ estrogen và progesterone có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh lý này.

Lạc nội mạc tử cung1 2

Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là bệnh lý phụ khoa mạn tính, phức tạp, dễ tái phát, trong đó có sự hiện diện của mô giống mô tuyến ở nội mạc tử cung và mô đệm tùy hành nằm ngoài buồng tử cung. Sự hiện diện mô lạc chỗ này thúc đẩy sự hình thành các phản ứng viêm mãn tính và là bệnh lý phụ thuộc estrogen.

Khi vào chu kỳ kinh nguyệt, bệnh lý này gây các triệu chứng: đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, khó chịu khi quan hệ tình dục, đau vùng xương chậu. Bên cạnh đó, lượng máu kinh bất thường, có hay không có kèm cục máu đông cũng là một biểu hiện điển hình.

Mất cân bằng nội tiết tố1 2

Sự cân bằng của estrogen và progesterone sẽ giúp cho nội mạc tử cung phát triển và dày đúng cách. Nếu có quá nhiều hoặc quá ít của cái này hay cái kia, bạn có thể bị chảy máu kinh nguyệt nhiều. Thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, tăng hoặc giảm cân đáng kể có thể gây ra điều này.

Sẩy thai1 2

Có nhiều người sẩy thai trước khi biết mình mang thai. Khi bị sẩy thai sớm có thể dẫn đến chảy máu nhiều, đau quặn và xuất hiện các cục máu đông.

Bệnh lý Von Willebrand1

Bệnh lý này hiếm gặp, chiếm từ 5 đến 24% phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nhiều mãn tính. Bệnh lý Von Willebrand có thể là nguyên nhân dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt dày đặc. Bên cạnh đó, bạn dễ chảy máu sau khi đứt tay hay chảy máu chân răng. Trong trường hợp này, bạn cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Khi nào cần gặp bác sĩ khi kinh nguyệt vón cục

Trong quá trình hành kinh, kinh nguyệt vón cục thường là hiện tượng bình thường. Kinh nguyệt bắt đầu khi các hormone kích hoạt cơ thể làm bong nội mạc tử cung hay còn gọi là niêm mạc tử cung. Khi lớp niêm mạc bong ra, các mạch máu nhỏ chảy máu. Để tránh mất quá nhiều máu, cơ thể bạn sẽ hình thành các cục máu đông. Màu sắc của cục máu đông có thể khác nhau.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nếu bạn có các dấu hiệu bất thường dưới đây thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám:

  • Cục máu đông lớn.
  • Quá nhiều cục máu đông.
  • Chảy máu kinh nguyệt ra nhiều và bạn phải thay băng vệ sinh nhiều hơn 2 giờ/lần.
  • Chảy máu kéo dài hơn 7 ngày.
  • Đau bụng cùng với buồn nôn hoặc nôn.
  • Nếu bạn đang mang thai và đi ngoài ra máu hoặc cục máu đông.

5 cách chữa kinh nguyệt vón cục

Kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt ra máu kinh nhiều là cách tốt nhất để điều trị được kinh nguyệt vón cục. Tùy theo nguyên nhân bác sĩ lựa chọn những cách chữa kinh nguyệt vón cục khác nhau.

Các loại thuốc bổ máu

Kinh nguyệt ra các cục máu đông lớn là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thiếu máu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy 63,4% phụ nữ bị rong kinh cũng bị thiếu máu. Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, chóng mặt và choáng váng.

Để điều trị tình trạng này, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn các loại thuốc sắt viên. Bổ sung sắt sẽ không làm cho kinh nguyệt của bạn cải thiện hơn. Tuy nhiên, nó có thể khắc phục các biến chứng thiếu máu.

Thuốc và các phương pháp tránh thai nội tiết

Thuốc tránh thai nội tiết là cách chữa kinh nguyệt vón cục hiệu quả. Bởi vì nó có thể ức chế sự phát triển của niêm mạc tử cung.

Các loại thuốc tránh thai có thể giúp bạn điều hòa lại kinh nguyệt tốt hơn
Các loại thuốc tránh thai có thể giúp bạn điều hòa lại kinh nguyệt tốt hơn

Dụng cụ tử cung giải phóng progestin (IUD) có thể làm giảm lưu lượng máu kinh nguyệt đến 90%. Và thuốc tránh thai có thể làm giảm lưu lượng máu kinh nguyệt xuống 50%. Thuốc tránh thai nội tiết cũng có thể có lợi trong việc làm chậm sự phát triển của u xơ và các chất dính tử cung khác.

Các thuốc kháng viêm không chứa steroid

Các thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) có hiệu quả rất tốt để cải thiện triệu chứng. Các nghiên cứu cho rằng, thuốc này có không những làm giảm đau mà còn giảm lượng máu kinh lên đến 49%.

Các loại thuốc chống tiêu sợi huyết

Thuốc chống tiêu sợi huyết như Lysteda (axit tranexamic) hoặc Amicar (axit aminocaproic) có thể giúp giảm chảy máu. Lysteda có thể làm giảm lưu lượng kinh nguyệt của bạn lên đến 58%.

Chức năng cụ thể của thuốc chống tiêu sợi huyết là làm chậm quá trình tiêu sợi huyết – một thuật ngữ chỉ quá trình phá vỡ cục máu đông. Vì vậy, các loại thuốc này cũng được sử dụng như một cách chữa kinh nguyệt vón cục.

Các phương pháp phẫu thuật

Bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật nếu thuốc không có tác dụng hoặc bạn bị một chống chỉ định nào đó. Bên cạnh đó, phẫu thuật được dùng trong điều trị tận gốc một số nguyên nhân gây ra kinh nguyệt vón cục.

Các loại phẫu thuật bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi tử cung: Phương pháp này có thể được sử dụng để loại bỏ u xơ hoặc niêm mạc tử cung hoặc để khắc phục các vấn đề trong tử cung của bạn.
  • Nong, nạo nội mạc tử cung: Những thủ thuật này loại bỏ toàn bộ tử cung hoặc một phần niêm mạc tử cung để giảm bớt hoặc chấm dứt kinh nguyệt.
  • Phẫu thuật nội soi ổ bụng: Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu này có thể được sử dụng để loại bỏ u xơ tử cung nhỏ và phát triển bằng một vết mổ nhỏ ở bụng của bạn.
  • Cắt bỏ tử cung: Phẫu thuật để loại bỏ tử cung và cổ tử cung của bạn. Đây là một thủ thuật vĩnh viễn gây vô sinh và chấm dứt kinh nguyệt.

    Sau khi cắt bỏ tử cung, bạn sẽ không có kinh nguyệt, cũng như không thể có con.
    Sau khi cắt bỏ tử cung, bạn sẽ không có kinh nguyệt, cũng như không thể có con.

Tóm lại, cách chữa kinh nguyệt vón cục rất đa dạng. Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào hiệu quả cần được thực hiện bởi các bác sĩ uy tín. Việc của bạn là bình tĩnh và hãy trao đổi với bác sĩ khi cần thiết nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What Causes Menstrual Clots and Are My Clots Normal?https://www.healthline.com/health/womens-health/menstrual-clots#treatment

    Ngày tham khảo: 13/06/2021

  2. What Blood Clots During Your Period Meanhttps://www.verywellhealth.com/why-are-there-blood-clots-in-my-period-2721935

    Ngày tham khảo: 13/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người