Đặc điểm và chức năng của mắt cá chân
Nội dung bài viết
Mắt cá chân là một trong những bộ phận thuộc xương ở cẳng chân. Đây là một phần khớp nhô ra, gần với bàn chân. Phần khớp này có những đặc điểm cấu trúc và chức năng riêng biệt. Đồng thời cũng có những bệnh lý đặc trưng cần phải được can thiệp y tế. Bài viết sau đây của Bác sĩ Hồ Đức Việt sẽ trình bày rõ hơn về những thông tin trên để bạn đọc tham khảo.
Khái quát về mắt cá chân
Mắt cá chân là một khớp lớn được tạo thành từ ba xương:1 2
- Xương ống chân (còn gọi là xương chày).
- Một xương mỏng hơn chạy cạnh xương ống chân hay còn gọi là xương mác.
- Xương bàn chân nằm phía trên xương gót chân.
Các vết lồi của xương được nhìn thấy và sờ thấy trên mắt cá có những tên riêng:1 2
- Mắt cá trong, được cảm nhận ở bên trong mắt cá ở chân của bạn. Đây là một phần nền của xương chày.
- Phần cảm nhận được ở mặt sau của mắt cá của bạn cũng là một phần của xương chày. Nó được gọi là mắt cá sau.
- Mắt cá bên, được cảm nhận ở bên ngoài mắt cá của bạn là phần cuối thấp của xương mác.
Khớp mắt cá có cấu tạo như thế nào?
Khớp mắt cá ở chân là một vùng khớp phức tạp. Nó có liên quan đến xương chày, xương mác ở cẳng chân và xương sên ở bàn chân. Nối các xương này chính là khớp cổ chân, còn có tên gọi khác là khớp sên – cẳng chân. Đây là một khớp hoạt dịch có tính chất bản lề. Nó có tác dụng liên kết xương sên với đầu dưới xương chày và xương mác.
Bao khớp mắt cá ở chân được tăng cường bởi các dây chằng ở mặt trong và mặt ngoài của khớp. Gồm có: Dây chằng delta, dây chằng sên- mác, dây chằng gót- mác và dây chằng sên – gót gian cốt.1 2
Chức năng của mắt cá chân
Khớp mắt cá ở chân tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển động lên xuống của bàn chân. Khớp dưới xương nằm bên dưới khớp mắt cá và cho phép bàn chân chuyển động từ bên này sang bên kia.
Nhiều dây chằng có kết cấu bằng mô dai, có thể di chuyển được. Chúng bao quanh mắt cá và khớp dưới sụn. Có tác dụng liên kết các xương của chân với nhau và với bàn chân.
Xem thêm: Triệu chứng biến dạng ngón chân cái và phương pháp điều trị.
Mắt cá ở chân có khả năng chịu được những trọng lượng lớn. Nó có vai trò nâng đỡ trọng lượng của toàn bộ cơ thể. Đồng thời góp quan trọng vào chức năng di chuyển, chịu lực của toàn bộ chi dưới.
Bên cạnh đó, khớp mắt cá giúp cho bàn chân cử động linh hoạt hơn. Những cử động xảy ra theo ba mặt phẳng khác nhau, được gọi là quay ngửa và quay sấp. Quay sấp gồm các động tác: Dạng, vặn ngoài và gập mu bàn chân. Quay ngửa gồm các động tác: Khép, vặn trong và gập lòng bàn chân.1 2
Những bất thường có thể xảy ra tại mắt cá
Một số bệnh lý ở mắt cá bao gồm:1 2
- Mắt cá bị bong gân: Tổn thương một trong các dây chằng ở mắt cá chân. Phục hồi chức năng có thể ngăn ngừa tình trạng đau và sưng tấy mãn tính.
- Gãy mắt cá: Gãy bất kỳ xương nào trong ba xương ở mắt cá. Thông thường nhất, xương của cẳng chân (xương chày hoặc xương mác) sẽ bị gãy.
- Viêm khớp mắt cá: Mặc dù không phổ biến nhưng viêm khớp xương, dạng viêm khớp phổ biến nhất, có thể ảnh hưởng đến mắt cá ở chân.
- Viêm khớp dạng thấp: Một dạng viêm khớp tự miễn dịch trong đó cơ thể tấn công các mô khớp, gây viêm, đau và sưng. Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng bởi viêm khớp dạng thấp, bao gồm cả khớp mắt cá.
- Bệnh gút: Một dạng viêm khớp trong đó các tinh thể lắng đọng định kỳ trong các khớp, gây đau và sưng tấy nghiêm trọng. Mắt cá chân đôi khi có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gút.
Ngoài ra, một vài bệnh lý khác có thể xảy ra tại khớp mắt cá. Chẳng hạn như viêm khớp vẩy nến, viêm khớp nhiễm trùng,… Những bệnh lý này cần có sự chẩn đoán và điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Những phương pháp kiểm tra mắt cá ở chân
Các phương pháp kiểm tra phổ biến bao gồm:1 2
- Khám sức khỏe: Khám khớp mắt cá của các bác sĩ chuyên khoa có thể xác định xem xương mắt cá có bị gãy, bong gân hay bất thường khác hay không.
- Chụp X-quang mắt cá ở chân: Phim chụp X-quang khu vực mắt cá thường được sử dụng nhất để xác định gãy xương, viêm khớp hoặc các vấn đề khác.
- Chụp X-quang kích thích: Bác sĩ gây áp lực lên mắt cá bị thương và chụp phim X-quang. Còn được gọi là phim kích thích hoặc kiểm tra kích thích. Điều này có thể phát hiện ra các vấn đề về mắt cá mà không thấy được khi chụp X-quang thông thường.
- Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI): Máy chụp MRI sử dụng nam châm công suất cao và máy tính để tạo ra hình ảnh có độ phân giải cao của mắt cá.
Điều trị những bệnh lý tại khớp mắt cá
Điều trị không phẫu thuật (Nội khoa)3 4
Liệu pháp RICE
RICE là viết tắt của Rest, Ice, Compression và Elevation. Có nghĩa là: Nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và kê cao chân. Liệu pháp RICE là phương pháp điều trị ban đầu tốt cho hầu hết các chấn thương mắt cá.
Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau không kê đơn hoặc theo toa. Chẳng hạn như Acetaminophen, Ibuprofen và Naproxen,… có thể làm dịu hầu hết các cơn đau ở mắt cá chân.
Tiêm Corticoid
Tiêm cortisone vào khớp mắt cá có thể giúp chữa một số dạng viêm khớp tại vị trí này. Corticoid ngăn chặn tình trạng viêm ở khớp mắt cá, giúp giảm sưng và đau.
Thuốc điều trị Gout
Có thể được chỉ định trong trường hợp viêm khớp mắt cá do bệnh Gout. Một số thuốc điển hình thường được sử dụng bao gồm: Colchicin, Allopurinol, Probenecid,…
Bất động mắt cá
Bất động khớp mắt cá (thường là bó bột) là cần thiết đối với hầu hết các trường hợp gãy xương mắt cá. Phương pháp này cũng có thể giúp chữa bong gân ở mắt cá.
Điều trị phẫu thuật (Ngoại khoa)3 4
Một số phương pháp phẫu thuật bao gồm:
- Phẫu thuật: Có thể phải phẫu thuật đối với những trường hợp chấn thương nghiêm trọng. Nói chung, phẫu thuật khớp mắt cá được thực hiện để giúp nó ổn định hơn. Các kỹ thuật khác nhau sẽ được sử dụng để giữ cho xương mắt cá ở đúng vị trí giải phẫu.
- Vít vận động: Bác sĩ phẫu thuật đặt một vít kết nối các xương của cẳng chân. Điều này giúp giữ các xương lại với nhau, giúp chữa lành bong gân mắt cá. Sau khi chữa lành, vít được tháo ra.
- Phẫu thuật nội soi khớp mắt cá: Phẫu thuật khớp mắt cá bằng cách sử dụng các công cụ đưa vào qua các vết rạch nhỏ ở mắt cá. Một trong những công cụ điển hình là một ống nội soi. Nó cho phép bác sĩ phẫu thuật xem bên trong khớp mắt cá trên màn hình video.
- Phẫu thuật hợp nhất khớp mắt cá: Phẫu thuật hợp nhất các xương của mắt cá với nhau, hạn chế cử động ở khớp mắt cá. Phương pháp này có thể giảm đau do viêm khớp mắt cá nghiêm trọng
- Phẫu thuật thay thế mắt cá: Mặc dù một số bác sĩ phẫu thuật thực hiện phẫu thuật thay thế mắt cá. Tuy nhiên, kết quả nói chung là ít hiệu quả so với phẫu thuật thay thế khớp gối.
Những biện pháp giúp bảo vệ khớp mắt cá
Nói chung, mắt cá chân đóng góp một vai trò không nhỏ trong chức năng của chi dưới. Chính vì vậy, để bảo vệ bộ phận này, chúng ta nên:3 4
- Khởi động kỹ trước khi tập thể dục hoặc chơi thể thao.
- Cẩn thận khi đi bộ, chạy hoặc làm việc trên bề mặt không bằng phẳng.
- Dùng băng hoặc nẹp hỗ trợ mắt cá chân trên khớp mắt cá bị yếu hoặc bị thương trước đó.
- Mang giày vừa vặn và được thiết kế đặc thù cho hoạt động của bạn.
- Hạn chế tối đa việc đi giày cao gót.
- Không chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động mà bạn không có điều kiện.
- Duy trì sức mạnh cơ bắp tốt và sự linh hoạt. Thông qua các bài tập luyện tập chân, khớp cổ chân.
- Thực hành đào tạo sự ổn định, bao gồm các bài tập thăng bằng.
- Làm chậm hoặc dừng các hoạt động khi bạn cảm thấy mệt mỏi.
- Chế độ ăn uống tăng cường các thực phẩm giàu canxi. Chẳng hạn như sữa tươi, sữa chua, phô mai. Đồng thời tăng cường vitamin D để ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
Với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về mắt cá chân. Từ đó, các bạn sẽ biết những triệu chứng bất thường, cần đi khám bệnh. Cũng như biết cách bảo vệ khớp mắt cá để duy trì chức năng sinh lý bình thường cho chi dưới.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Picture of the Anklehttps://www.webmd.com/pain-management/picture-of-the-ankle
Ngày tham khảo: 21/08/2020
-
Sprained anklehttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sprained-ankle/symptoms-causes/syc-20353225
Ngày tham khảo: 21/08/2020
-
Ankle Sprainhttps://www.healthline.com/health/ankle-sprain
Ngày tham khảo: 21/08/2020
-
What to Know About Ankle Painhttps://www.healthline.com/health/ankle-pain
Ngày tham khảo: 21/08/2020