Đạp xe có tăng chiều cao không? Tư thế đạp xe giúp tăng chiều cao
Nội dung bài viết
Xe đạp là phương tiện di chuyển mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Vậy đạp xe đạp có tăng chiều cao không? Bài viết sau Bác sĩ Đoàn Minh Thái sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này và hướng dẫn tư thế đi xe đạp đúng cách, hãy cùng tìm hiểu.
Độ tuổi tăng chiều cao hiệu quả
Chiều cao một người được quyết định bởi nhiều yếu tố trong đó phần lớn là nhờ hormone tăng trưởng. Hormone này hoạt động khác nhau theo độ tuổi và được tiết mạnh nhất ở trong độ tuổi dậy thì. Vì vậy dậy thì được coi là thời điểm vàng để phát triển chiều cao. Giai đoạn này nếu có chế độ sinh hoạt tốt trẻ có thể tăng 8 – 12 cm mỗi năm trong 1 – 2 năm.
Sau giai đoạn này, chiều cao của trẻ sẽ tăng chậm lại và khó để cải thiện hơn. Và sau tuổi 24, các sụn tăng trưởng cốt hóa thành xương rắn và không thể cao thêm nữa. Vì vậy tuổi dậy thì sẽ là lựa chọn phù hợp và tốt nhất cho các cách tăng chiều cao cho trẻ.
Mặt khác, ở tuổi dậy thì, trẻ sẽ phát triển nhanh hơn trước rất nhiều khiến bố mẹ thường chủ quan về chiều cao của bé. Nếu không biết cách tận dụng thời điểm này thì chiều cao của con bạn sẽ chỉ dừng ở đó. Do vậy, ngay từ sớm, bố mẹ cần quan tâm đến các cách tăng chiều cao cho trẻ.
Đạp xe đạp có tăng chiều cao không?
Đạp xe là cách tăng chiều cao vừa hay phù hợp với lứa tuổi dậy thì, đối tượng thường xuyên sử dụng xe đạp làm phương tiện di chuyển hằng ngày. Bài tập này tác động lên cơ chân và cơ hông là chủ yếu. Cơ xương co giãn thường xuyên trong thời gian dài cũng kích thích tăng chiều cao cho trẻ.
Đạp xe có thể thúc đẩy sản xuất và giải phóng hormone tăng trưởng trong máu. Khi được hoạt động vui chơi, giải trí sẽ giúp kích thích cả não bộ và tế bào vận động cho bạn. Việc này cũng giúp kéo dài các cơ xương khớp và tăng tính dẻo dai cho cơ thể.
Cách đạp xe để tăng chiều cao hiệu quả
Khởi động trước khi đạp xe
Khởi động là bước rất quan trọng trong tất cả các bài tập thể thao. Vì muốn đạp xe đạt hiệu quả tốt nhất thì cần cường độ từ trung bình đến mạnh. Khởi động sẽ giúp bạn làm nóng và đánh thức cơ thể, tránh chuột rút, chấn thương. Bạn nên dành thời gian từ 5 – 10 phút để khởi động trước khi tập luyện. Thực hiện các động tác như xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp hông và khớp gối,…
Tư thế đạp xe đúng cách
Một tư thế đạp xe đúng và hiệu quả cần tuân thủ:
- Lưng thẳng tự nhiên, tránh cong vẹo cột sống hay ngồi lệch mông sang một bên.
- Hai vai để thoải mái, đều hai bên.
- Khuỷu tay hơi gấp nhẹ, tránh việc duỗi thẳng khuỷu tay. Cổ tay thẳng với cẳng tay, không được ngửa quá mức
- Mắt nhìn về phía trước để quan sát vật cản, tránh nhìn xuống bánh xe.
- Mỗi lần đạp xuống bạn chỉ nên tiếp xúc với bàn đạp bằng nửa trước mui bàn chân.
Tốc độ đạp xe hiệu quả, an toàn
Đạp xe đạp có tăng chiều cao không còn phụ thuộc cường độ luyện tập của bạn. Đạp xe càng nhiều, càng nhanh thì càng tiêu hao được nhiều năng lượng. Tuy nhiên bạn cần giới hạn tốc độ để đạp xe an toàn, tránh quá sức.
Hãy lắng nghe cơ thể thay vì cố theo tốc độ của người tập lâu năm. Điều này không chỉ dễ dẫn đến chấn thương mà còn gây nhức mỏi sau khi tập. Theo chuyên gia khuyến nghị nên đạp xe với tốc độ trung bình là 15 km/h.
Thời gian đạp xe tối ưu
Tần suất luyện tập được khuyến nghị là 3 – 4 buổi/tuần, mỗi ngày tối thiểu 30 phút.
Thời điểm đạp xe cụ thể là vào bất cứ thời gian nào trong ngày miễn là nó thuận tiện với bạn. Đa số mọi người thường lựa chọn hai thời điểm là buổi sáng và buổi chiều tối vì thời tiết mát mẻ hơn.3
Một số lưu ý khi tập luyện với xe đạp
Chuẩn bị trang phục phù hợp
Đạp xe đạp có tăng chiều cao không còn phụ thuộc vào cơ thể có được thoải mái phát triển không. Một bộ trang phục quá bó sát sẽ khiến cơ thể khó vận dụng các cơ linh hoạt. Để quá trình đạp xe được thuận lợi bạn nên chú ý các điều sau:
- Quần áo: Chọn loại co giãn tốt, vừa kích cỡ, thoải mái để tạo cảm giác vận động tốt nhất. Các bộ đồ nên làm bằng chất liệu thấm mồ hôi để không thấy khó chịu trong thời gian dài. Không nên lựa chọn loại quần áo quá chật, cũng không nên quá rộng.
- Giày thể thao: chọn loại vừa kích cỡ chân, nhẹ, thoáng khí, có độ êm ái và đàn hồi. Các tiêu chí này sẽ giúp bạn tránh đau chân. Bạn cũng nên đổi giày sau 3-5 tháng đạp xe thường xuyên để tạo cảm giác bước tốt nhất.
- Mũ bảo hiểm: Chọn loại mũ chuyên dụng cho người đi xe đạp, nhẹ, thoáng khí, dây gài chắc chắn. Ngoài ra trang bị thêm các loại phụ kiện thích hợp như bông đô trán, bó gối,… sẽ giúp bạn hạn chế tác hại của việc đi xe đạp.
Kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đạp xe khiến bạn đổ mồ hôi và làm cơ thể mất nước nhiều nên quan trọng nhất là bổ sung nước. Bạn nên uống từng hớp nhỏ, có thể sử dụng nước điện giải hoặc nước chuyên dụng cho vận động viên.
Ngoài ra chế độ dinh dưỡng cần bổ sung các thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao. Nhất là các thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D, vitamin K2, magie, kẽm, đồng, silic, mangan,…
Những lợi ích khác của việc đạp xe đối với sức khỏe
- Giảm cân, giảm mỡ thừa hiệu quả.
- Tăng sức bền và độ dẻo dai.
- Cải thiện tuần hoàn máu.
- Phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp.
- Giảm nguy cơ ung thư.
- Giúp tinh thần thư giãn, thoải mái.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi đạp xe đạp có tăng chiều cao không và hướng dẫn tư thế đạp xe hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất để đạp xe tăng chiều cao hiệu quả.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Biking for Weight Loss: 4 Effective Strategies to Tryhttps://www.healthline.com/health/biking-to-lose-weight
Ngày tham khảo: 23/12/2021