YouMed

Dầu cây trà: Tác dụng trong mỹ phẩm như thế nào?

Thạc sĩ Bác sĩ Dư Thị Cẩm Quỳnh
Tác giả: ThS.BS Dư Thị Cẩm Quỳnh
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Những năm gần đây, dầu cây trà nổi lên như một “thần dược” trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý ngoài da như kháng viêm, giảm mụn v.v… Đây là một thành phần ngày càng phổ biến trong nhiều loại mỹ phẩm như kem dưỡng da và móng tay, dầu gội đầu, dầu mát xa, chất tẩy giặt. Vậy nó có thực sự đem lại những lợi ích như vậy hay không? Bài viết dưới đây của ThS.BS Y học cổ truyền Dư Thị Cẩm Quỳnh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về chủ đề này. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé!

Dầu cây trà là gì?

Tinh dầu cây trà có màu vàng, được chiết xuất từ cây trà có tên khoa học Melaleuca alternifolia thuộc họ Myrtaceae. Cây trà là loài cây bụi, mọc bản địa ở phía đông bắc vùng ven biển nước Úc. Dầu từ lá nghiền lần đầu tiên được sử dụng bởi bộ tộc Bundjalung bản địa Úc để điều trị bệnh đường hô hấp trên. Chúng đã được sử dụng gần 100 năm ở Úc. Hiện nay, đã có mặt trên toàn thế giới dưới dạng tinh dầu. Đây cũng là một thành phần quan trọng trong một loạt các sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp.1

Tinh dầu được chiết xuất từ cây trà đã được sử dụng từ rất lâu đời
Tinh dầu được chiết xuất từ cây trà đã được sử dụng từ rất lâu đời

Thành phần hóa học

Mặc dù dầu cây trà có chứa hơn 100 hợp chất nhưng ISO chỉ định 15 hợp chất hàng đầu. Đây là hợp chất cần thiết để một sản phẩm được dán nhãn ”Dầu cây trà”. Các hợp chất chính trong dầu tràm trà là Pinene, Sabinene, Terpinene, D-Limonene, Q-Cymene, 1,8-Cineol (eucalyptol), F-Terpinene, Terpinolene, Terpinen-4-ol, Terpineol, Aromadendrene, Ledene (viridoflorene), C-Cadinene, Globulol, Viridifloro.1

Lưu ý, phân loại quốc tế không yêu cầu rằng loại dầu này được sản xuất từ ​​M. alternifolia. Mà chỉ cần chúng được sản xuất từ ​​các loài cây khác trong họ, nhưng đáp ứng tiêu chuẩn về 15 hợp chất trên (chẳng hạn như Melaleuca dissitiflora và Melaleuca linariifolia).1

Tác dụng dược lý

Hoạt tính kháng khuẩn

Dầu tràm trà được người bản địa dùng để trị ho, cảm cúm, và đắp lên vết thương từ rất lâu đời. Từ những năm 90 đến nay, có rất nhiều nghiên cứu về tính kháng khuẩn của loại dầu này được thực hiện.

Hoạt tính kháng khuẩn của dầu trà trên các vi khuẩn trên da như: Tụ cầu vàng (kể cả tụ cầu vàng kháng methicillin – MRSA), Enterococcus faecalis (kể cả kháng vancomycin), trực khuẩn mủ xanh P. aeruginosa, vi khuẩn gây mụn trứng cá Propionibacterium acnes, liên cầu Streptococcus pyogenes… Hoạt tính kháng sinh hầu hết theo cơ chế diệt khuẩn.

Thử nghiệm lâm sàng ghi nhận, dầu cây trà 5% có hiệu quả trị mụn. Tuy khả năng trị mụn kém hơn so với benzoyl peroxide 5% nhưng tinh dầu trà ít gây tác dụng phụ như khô, ngứa, bong tróc da cho người bệnh.2

Xem thêm: Các loại thuốc kháng sinh trị mụn phổ biến và cách sử dụng

Tinh dầu tràm trà giúp điều trị mụn hiệu quả và ít gây tác dụng phụ
Tinh dầu tràm trà giúp điều trị mụn hiệu quả và ít gây tác dụng phụ

Hoạt tính kháng nấm

Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào loại nấm Candida albicans. Đây là một loại nấm gây nhiều bệnh lý khác nhau ở người nếu mắc phải. Dầu cây trà làm thay đổi tính thấm của thành tế bào nấm, ức chế sự phát triển của nấm, kể cả ở dạng bào tử nấm.

Dầu cây trà 25% được khuyến nghị là một phương pháp điều trị thay thế có kiểm soát cho bệnh nấm da. Nồng độ 5% phù hợp cho da đầu có gàu từ mức độ nhẹ đến trung bình.

Đối với nấm móng thì loại dầu này chỉ có khả năng bổ trợ điều trị cho butenafine.2

Hoạt tính kháng virus

Dầu cây tràm trà lần đầu được thử nghiệm lên virus khảm thuốc lá. Gần đây, có các nghiên cứu trên virus HSV-1 và HSV-2 cho thấy, tràm trà ức chế hoạt động phát triển của virus. Tuy nhiên, các chủng virus nghiên cứu hiện nay còn hạn chế.2

Hoạt tính chống kí sinh trùng

Hai nghiên cứu cho thấy dầu cây trà có tác động lên kí sinh trùng. Thông qua việc giảm 50% sự sinh trưởng của Leishmania major và Trypanosoma brucei. Và tiêu diệt hoàn toàn Trichomonas vaginalis thì thật sự có triển vọng.2

Hoạt tính chống viêm

Terpinen-4-ol là thành phần chính có thể làm giảm sản xuất các hóa chất trung gian gây viêm được tạo ra từ các tế bào đơn nhân. Ngoài ra, bôi tại chỗ có tác dụng điều chỉnh tình trạng phù nề, điều chỉnh sự giãn mạch và thoát mạch huyết tương. Tình trạng này liên quan đến phản ứng quá mẫn do tiếp xúc ở chuột thí nghiệm.2

Xem thêm: 9 nguyên liệu tại nhà giúp điều trị mụn hiệu quả

Hạn chế của dầu cây trà

Mặc dù thường được coi là một sản phẩm an toàn khi sử dụng ngoài da. Nhưng dầu cây trà được coi là độc hại khi nuốt phải. Các phản ứng khi nuốt phải bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, thậm chí, có thể gây ảo giác và dẫn đến hôn mê. Dù có thể điều trị khỏi và không để lại di chứng; nhưng cần cẩn thận sử dụng khi có trẻ em, người lớn tuổi, người cơ địa dị ứng.

Ngoài ra, báo cáo gần đây trong Tạp chí the New England Journal of Medicine gợi ý có thể có mối liên hệ tiềm ẩn giữa nữ hóa tuyến vú trước khi dậy thì và loại tinh dầu này. Nhưng tình trạng này sẽ giảm sau vài tháng ngưng sử dụng. Tuy nhiên, cần cân nhắc lứa tuổi khi sử dụng.

Phụ huynh cần cân nhắc và lưu ý trước khi sử dụng tinh dầu cho trẻ
Phụ huynh cần cân nhắc và lưu ý trước khi sử dụng tinh dầu cho trẻ

Cần lưu ý rằng dầu tràm trà bị oxy hóa có thể gây phản ứng dị ứng tiếp xúc mạnh hơn so với dạng tươi của dầu. Ngoài ra, chúng có hơn 100 hợp chất khác nhau. Nên việc xác định dị ứng với hợp chất nào là rất khó khăn. Các báo cáo cho thấy các biểu hiện dị ứng ở da thường gặp như ngứa, ban đỏ, mảng xuất huyết, dạng bóng nước,…

Ngoài ra, có trường hợp bị ảnh hưởng đến immunoglobulin A (bệnh thận IgA) do dầu cây trà.1

Cách sử dụng dầu cây trà

Mặc dù tỷ lệ dị ứng cây trà là rất thấp, nhưng đặc biệt cần lưu ý với những người có cơ địa dị ứng. Vì dầu này có trong nhiều loại mỹ phẩm.

Vì vậy, khuyến cáo tỉ lệ dầu cây trà 5% trong dầu nền và trong các sản phẩm mỹ phẩm, gia dụng. Dầu nền sau khi pha trộn với dầu trà có thể sử dụng tùy theo mục đích mong muốn như trị mụn, gội đầu,…

Xem thêm: Cách trị dứt điểm ngứa da đầu

Hiện nay, dầu cây trà đang được sử dụng phổ biến dưới nhiều dạng khác nhau từ dạng thô sơ cho đến gia thêm vào mỹ phẩm. Tuy nhiên, quý bạn đọc cần tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Cũng như khả năng phù hợp của bản thân để sử dụng đạt được hiệu quả mong muốn. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dầu này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Tea tree oilhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22653070/

    Ngày tham khảo: 23/11/2021

  2. Melaleuca alternifolia (Tea Tree) Oil: a Review of Antimicrobial and Other Medicinal Properties. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1360273/

    Ngày tham khảo: 23/11/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người