YouMed

Đi tiểu ra máu có nguy hiểm không và câu trả lời từ bác sĩ

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Nước tiểu có máu là một triệu chứng, đôi khi có thể bình thường nhưng đa phần là do bệnh lý. Nước tiểu đỏ chưa chắc là tiểu ra máu. Và có trường hợp nước tiểu trông bình thường lại có máu trong đó mà chúng ta không để ý. Vậy, đi tiểu ra máu có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ? Hãy cùng ThS.BS Trần Quốc Phong tìm câu trả lời ngay sau đây!

Đi tiểu ra máu là gì?

Tiểu ra máu là một thuật ngữ để chỉ máu trong nước tiểu của bạn. Máu trong nước tiểu có thể là bình thường do nước tiểu lẫn với kinh nguyệt của chị em phụ nữ, xuất tinh ở nam giới hoặc đi tiêu ở cả hai giới. Ngoài những nguyên nhân ấy thì bất kỳ tình trạng tiểu ra máu nào dù chỉ một lần cũng là dấu hiệu cảnh báo đối với sức khỏe.1

Trong phần giới thiệu ở đầu bài viết, nước tiểu đỏ chưa chắc là tiểu ra máu (do lẫn với kinh nguyệt…). Thế nhưng, nước tiểu trông bình thường nhưng có thể tiềm ẩn máu ở trong đó. Vậy nên, đi tiểu ra máu được chia ra thành 2 loại:1

  • Tiểu máu đại thể: Khi lượng máu trong nước tiểu đủ nhiều. Lúc này, nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc xuất hiện đốm máu có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Tiểu máu vi thể: Khi lượng máu trong nước tiểu quá ít. Khi ấy cần tiến hành xét nghiệm phát hiện máu hoặc soi dưới kính hiển vi.

Trước khi tìm đáp án cho câu hỏi: “Đi tiểu ra máu có nguy hiểm không?”. Hãy cùng bác sĩ điểm sơ qua một vài nguyên nhân chính gây tiểu máu.

Tiểu ra máu có thể là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe
Tiểu ra máu có thể là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe

Nguyên nhân đi tiểu ra máu

Những nguyên nhân gây nhầm lẫn với tiểu máu dù nước tiểu có màu hồng, đỏ đã được nêu ở phần trước. Ở phần này, bác sĩ sẽ nêu ra một vài nguyên nhân gây “tiểu ra máu thật sự”. Một số nguyên nhân bao gồm:1

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tiểu ra máu. Nhiễm trùng có thể xuất phát đâu đó trong đường tiết niệu như thận, bàng quang, niệu đạo.

Thông thường, nhiễm trùng tiểu là do ngược dòng từ niệu đạo lên đến bàng quang, thận. Khi ấy bệnh nhân sẽ có cảm giác tiểu gắt buốt kèm máu, có thể có mủ, và kích thích đi tiểu thường xuyên. Trường hợp lan lên thận có thể làm bệnh nhân sốt cao và cần cấp cứu kịp thời.

Sỏi hệ niệu

Một lý do phổ biến khác là sự hiện diện của sỏi trong bàng quang, thận hoặc niệu quản. Đặc biệt, kích thước sỏi lớn có thể gây tắc nghẽn, tiểu ra máu và đau đớn.

Phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng rất phổ biến ở nam giới trung niên trở lên. Khi tuyến tiền liệt phì đại sẽ làm tắc nghẽn, bí tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu và tiểu máu.

Bệnh thận

Đây là một lý do ít phổ biến hơn. Thận bị viêm gây tiểu ra máu. Bệnh có thể tự xảy ra tại thận, hoặc là thứ phát do một bệnh khác, ví dụ tiểu đường.

Bệnh ung thư

Ung thư bàng quang, ung thư thận, hay ung thư tuyến tiền liệt (thường là giai đoạn cuối) đều có thể gây tiểu ra máu.

Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới

Xem thêm: Những dấu hiệu ung thư bàng quang bạn nên biết

Thuốc men

Một số loại thuốc gây tiểu máu thường gặp:

Một số nguyên nhân gây tiểu máu ít gặp khác:

  • Chấn thương hệ niệu.
  • Tập thể dục gắng sức.
  • Bệnh lý rối loạn đông máu.

Đi tiểu ra máu có nguy hiểm không?

Câu trả lời đáng buồn là có. Vì một số nguyên nhân gây tiểu ra máu là nguy hiểm, không thể loại trừ. Nên việc đi khám ngay khi gặp triệu chứng này là cần thiết. Dù máu trong nước tiểu chỉ là một lượng nhỏ cũng không nên bỏ qua.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên đến gặp bác sĩ ngay từ lần đầu tiên phát hiện đi tiểu ra máu. Ngoài ra, đối với các trường hợp không nhìn thấy máu trong nước tiểu, nhưng có triệu chứng đi tiểu thường xuyên, đi tiểu khó hoặc đau đớn khi đi tiểu, đau bụng, đau lưng… Đều có thể là dấu hiệu tiểu máu vi thể.

Tìm đến trợ giúp can thiệp khẩn cấp trong các trường hợp:

  • Bí tiểu (không thể đi tiểu).
  • Thấy cục máu đông trong nước tiểu.

Đi tiểu ra máu kèm:

  • Buồn nôn.
  • Nôn mửa.
  • Sốt.
  • Ớn lạnh.
  • Đau hông, lưng hoặc bụng.1

Lời khuyên cho bệnh nhân đi tiểu ra máu

Chuẩn bị trước khi đến gặp bác sĩ2

Hãy lập danh sách bao gồm các nội dung như:

  • Các triệu chứng của bạn. Triệu chứng có thể bao gồm các triệu chứng liên quan và không liên quan đến tiểu ra máu. Ghi rõ thời gian bắt đầu xuất hiện những triệu chứng ấy:
  • Những bệnh lý hiện tại đang được điều trị (nếu có).
  • Tình trạng bệnh lý hệ tiết niệu trong gia đình từ trước đến nay.
  • Tất cả các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm cả vitamin, thực phẩm chức năng kèm liều lượng.

Bạn có thể hỏi bác sĩ vài câu hỏi quan trọng như:

  • Tôi cần những xét nghiệm nào?
  • Tình trạng bệnh của tôi là tạm thời hay lâu dài?
  • Phương pháp điều trị là gì?
  • Tôi có các vấn đề sức khỏe khác thì làm cách nào để quản lý tất cả một cách tốt nhất?
  • Ngoài tuân thủ điều trị, chế độ ăn uống và sinh hoạt của tôi cần thay đổi như thế nào?
Bạn nên đi khám ngay lần đầu tiên khi nhận thấy nước tiểu của mình có màu đỏ
Bạn nên đi khám ngay lần đầu tiên khi nhận thấy nước tiểu của mình có màu đỏ

Làm thế nào tôi có thể ngăn ngừa tiểu ra máu?1

Ngăn ngừa tiểu ra máu tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, ví dụ:

  • Để ngăn ngừa nhiễm trùng, hãy uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra cần đi tiểu ngay sau khi quan hệ và giữ gìn vệ sinh tốt.
  • Để ngăn ngừa sỏi, hãy uống nhiều nước. Chế độ ăn uống hàng ngày tránh dư thừa muối, lạm dụng một số thực phẩm chức năng.
  • Để ngăn ngừa ung thư bàng quang, hạn chế hút thuốc, hạn chế tiếp xúc hóa chất và uống nhiều nước.

Xem thêm: Bác sĩ chỉ ra 10 lợi ích của nước đối với sức khỏe

Như vậy, trong bài viết trên, ThS.BS Trần Quốc Phong đã giải đáp cho bạn thắc mắc “đi tiểu ra máu có nguy hiểm không?”. Đồng thời bạn cũng đã biết rằng khi nào nên đến gặp bác sĩ. Hi vọng qua bài viết, bạn sẽ quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn, đặc biệt là thông qua màu sắc nước tiểu hàng ngày.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Why Is There Blood in My Urine?https://www.healthline.com/health/urine-bloody

    Ngày tham khảo: 04/04/2022

  2. Blood in urine (hematuria)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/blood-in-urine/diagnosis-treatment/drc-20353436

    Ngày tham khảo: 04/04/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người