YouMed

Đu đủ – Loại quả ngọt bùi với những lợi ích bất ngờ

Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên
Tác giả: ThS.BS Nguyễn Thị Lệ Quyên
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Đu đủ – loại trái cây thông dụng dễ dàng mua được ở bất kỳ chợ quê nào ở Việt Nam, có những tác dụng tuyệt vời nào đối với sức khoẻ? Thứ quả ngọt bùi này chứa nhiều chất chống oxy hoá như vitamin C, beta – caroten, … Hãy cùng YouMed tìm hiểu nguồn gốc, thành phần, công dụng của quả này. Từ đó, khám phá tiềm năng chưa bệnh của nó.

Đu đủ là gì?

Đu đủ tên khoa học là Carica Papaya L., thuộc họ Đu đủ Papayaceae. Nó còn có tên là pawpaw, phan qua thụ, lô hong phlê (Campuchia), mắc hung (Lào), cà lào, phiên mộc.

Cây cung cấp nhiều bộ phận dùng làm thuốc: quả đu đủ xanh và chín, hạt, hoa, nhựa, lá, papain.

Cây cao từ 3 – 7 mét, thân thẳng, có khi phân nhánh. Vỏ thân mang nhiều sẹo của cuống lá. Lá mọc so le nhiều ở phần ngọn, mép có răng cưa, lá to, cuống rỗng dài 30 – 50cm. Hoa có màu trắng nhạt, hoặc xanh nhạt.

Quả hình trứng to, dài 20 – 30 cm, đường kính 15 – 20 cm, lúc đầu có màu xanh, chín chuyển sang màu vàng. Thịt quả dày, lúc xanh có màu xanh lục, chín có màu vàng cam. Trong ruột quả có nhiêu hạt đen to bằng hạt tiêu, xung quanh có lớp nhầy.

Cây đu đủ cung cấp nhiều bộ phận dùng làm thuốc: quả đu đủ xanh và chín, hạt đu đủ, hoa đu đủ, nhựa đu đủ, lá đu đủ, papain.
Cây đu đủ cung cấp nhiều bộ phận dùng làm thuốc

Nguồn gốc cây đu đủ ở châu Mỹ, sau được phổ biến đi khắp nơi, đặc biệt các nước khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây này được trồng khắp cả nước dưới dạng cây ăn quả vườn nhà. Cây được gieo mầm bằng hạt. Sau trồng được 8 hay 10 tháng có thể thu hoạch. Thu hoạch cao nhất từ năm thứ 3.

Thành phần hoá học

Quả đu đủ chín có chứa 90% nước, 8.5% đường (chủ yếu là glucozơ), 1-3% protein,  0,9% chất béo, nhiều caretenoid acid hữu cơ. Ngoài ra các loại vitamin A, B, C và các chất vi lượng như Ca, Mg cũng được ghi nhận.

Đu đủ là loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Đu đủ có lượng chất dinh dưỡng phong phú

Loại quả này có hàm lượng dinh dưỡng phong phú. Cụ thể, một chén đu đủ chứa: 2,5 g chất xơ, 264 mg K, 88,3 mg vitamin C, 54 ug folate, 30 mg magiê, 0,068 mg vitamin A.

Thân, rễ, lá đều chứa chất latex (nhựa mủ), trong đó nhiều nhất ở quả xanh. Một quả xanh cho chừng 4% trọng lượng nhựa mủ. Một cây cho khoảng 100g nhựa trong một năm. Trong nhựa mủ có chứa men papain, chất cao su, chất nhựa, các axit amin,… Men papain có tác dụng tiêu hoá các chất protein để giải phóng acid amin.

Tác dụng của quả đu đủ

Bảo vệ tim mạch, giảm mỡ máu

Theo nhiều nghiên cứu YHHĐ cho thấy, cứ 100g quả có 74 – 80 mg vitamin C và 500 – 1.250 IU caroten. Ngoài ra, quả này còn chứa các vitamin B1, B2, các acid gây men, khoáng chất như canxi, sắt, kali, magiê và kẽm. Các dưỡng chất này có tác dụng ngăn ngừa oxy hoá cholesterol, hạn chế tạo các mảng xơ vữa gây tắc nghẽn mạch máu.

Tăng cường sức mạnh cho hệ tiêu hoá

Đu đủ là loại trái cây chứa nhiều chất xơ giúp kích thích tiêu hoá, tạo môi trường cho các vi khuẩn đường ruột có lợi hoạt động. Các chất chống oxy hoá của nó như vitamin C, caroten có tác dụng “thu lượm” các độc tố gây bệnh trong đại tràng. Từ đó, góp phần bảo vệ niêm mạc đại trực tràng trước nguy cơ bị bệnh. Hơn nữa, quả xanh chứa nhiều men papain giúp tiêu hoá protein, giảm cảm giác đầy chướng sau một bữa ăn quá nhiều đạm

Các lợi ích khác từ đu đủ

Bên cạnh các lợi ích trên, hàm lượng vi chất cao đu đủ cung cấp cho cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn. Đặc biệt là phòng chống các loại bệnh thường xuất hiện khi giao mùa như: cảm, cúm, viêm tai… Ngoài ra, sử dụng thường xuyên giúp giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái hoá điểm vàng ở người già, …

Bài thuốc kinh nghiệm từ đu đủ

Loại quả này trong Y học cổ truyền còn có tên gọi khác là mộc qua

Theo y văn và kinh nghiệm sử dụng, đu đủ tính hàn, vị ngọt.

Theo y văn và kinh nghiệm sử dụng, đu đủ tính hàn, vị ngọt.
Theo y văn và kinh nghiệm sử dụng, loại quả này tính hàn, vị ngọt.

Tác dụng: thanh nhiệt, bổ phế tỳ.

Việc sử dụng loại quả này vào mùa hè giúp giải nhiệt, giải độc, thanh tâm nhuận phế. Sử dụng trong mùa thu – đông có tác dụng ôn bổ, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, nhuận táo, tỳ vị, hóa đàm.

Dưới đây là một số bài thuốc kinh nghiệm được sử dụng trong dân gian:

Trị chứng tỳ vị hư nhược

Chuẩn bị: Đu đủ xanh 30g, khoai mài 15g, sơn tra 6g

Cách sử dụng: Tất cả nguyên liệu rửa sạch, đem nấu cháo ăn trong ngày.

Trị ho do phế hư

Chuẩn bị: Đu đủ xanh 100g, đường phèn 20g

Cách sử dụng: Đem hầm các nguyên liệu đã chuẩn bị, ngày ăn 2 lần vào trưa và tối, ăn trong 3-5 ngày.

Trị chứng ít ngủ, hay hồi hộp

Chuẩn bị: Đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100g

Cách sử dụng: Xay và trộn các nguyên liệu trong nước dừa non, thêm chút mật ong. Sử dụng cách ngày

Trị cá đuối cắn

Dùng rễ tươi 30g, muối ăn 4g.

Hai thứ giã nhỏ. Vắt lấy nước uống, bã đắp lên chỗ sưng đau. Sau chừng 30 phút thấy giảm đau, vài ngày sau khỏi hẳn (kinh nghiệm dân gian miền Nam).

Lưu ý, kiêng kỵ

Những người có các dấu hiệu sau nên hạn chế ăn đủ đủ:

  • Cơ địa dị ứng với loại quả này hoặc phấn hoa của nó.
  • Tiêu hóa kém: mặc dù quả này giúp hỗ trợ tiêu hóa; song nếu lạm dụng sẽ bị phản tác dụng.
  • Bị loãng máu: trong đu đủ có thành phần làm loãng máu.

Khi ăn đu đủ, bạn nên lưu ý bỏ hạt. Vì trong hạt có chất carpine không tốt cho sức khỏe.

Đu đủ – một thứ quả ngọt bùi thông dụng nhưng lại có nhiều công dụng tuyệt vời. Đu đủ chứa lượng lớn các chất chống oxy hoá giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Sử dụng đu đủ thường xuyên góp phần ngăn ngừa một số bệnh lý tim mạch, tiêu hoá, nâng cao đề kháng cơ thể. Song bạn không nên lạm dụng; mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn sử dụng đúng.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

Lợi, Đỗ Tất. “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.” (2004), page 360-362.

Vij, Tarun, and Yash Prashar. “A review on medicinal properties of Carica papaya Linn.” Asian Pacific Journal of Tropical Disease5.1 (2015): 1-6.

Senthilkumar, S., et al. “Aspects on asexual propagation in papaya (Carica papaya L.)-a review.” Agricultural Reviews 35.4 (2014).

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người