YouMed

Đường huyết cao nên ăn gì và tất tần tật lời khuyên từ bác sĩ

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Đường huyết cao nên ăn gì luôn là mối quan tâm hàng đầu trong việc kiểm soát đường huyết. Thế nhưng, đôi lúc, chúng ta lại không có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Trong bài viết sau đây, ThS.BS Vũ Thành Đô sẽ giúp bạn lắng nghe tiếng nói của cơ thể. Thức ăn đã chuyển hóa như thế nào? Đường huyết cao thì nên ăn gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhé. 

Sơ lược về đường huyết

Đường huyết, còn được gọi là glucose trong máu, chủ yếu được sản xuất chính từ thực phẩm. Tụy sẽ tiết insulin như một men phân hủy đường và chuyển vào máu. Các cơ quan phối hợp với nhau, chuyển hóa lượng đường đó thành năng lượng duy trì hoạt động sống.

Glucose chính là đường huyết được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày
Glucose chính là đường huyết được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày

Đường trong máu không cố định. Tùy theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, cơ thể sẽ tăng hoặc giảm đường để đáp ứng. Dẫu vậy, quá nhiều đường trong máu lại mang lại ý nghĩa trái ngược. Cơ thể sẽ không thể sử dụng đường nếu nó vượt quá mức bình thường. Từ đó, tình trạng đường cao sẽ đi kèm nhiều tình trạng bệnh lý khác.

Trong số các cách đẩy lùi nguy cơ này, chế độ ăn uống là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất.

Thức ăn chuyển hóa thành đường huyết như thế nào?

Có 4 nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thu. Đó chính là carbohydrate (chất đường), protein (chất đạm), chất béo, vitamin cùng các chất khoáng. Trong đó, carbohydrate là một nguồn năng lượng thiết yếu nhất. Để thực hiện vai trò này, cơ thể chúng ta cần 2 chất xúc tác như là insulin và glucagon. Nếu insulin là tác nhân để đường có thể sử dụng và dự trữ, thì glucagon là yếu tố giúp sử dụng dạng dự trữ. Vậy thì những người có đường huyết cao nên ăn gì và hoạt động 2 chất này như thế nào?

Hoạt động của insulin trong đường huyết cao nên ăn gì

Khi chúng ta ăn, tụy bắt đầu nhận tín hiệu và tiết insulin. Insulin sẽ điều phối glucose từ máu vào các cơ quan. Sau khi thức ăn dần được hấp thu sau 1-2 tiếng, đường trong máu sẽ tăng hơn so với lúc đói. Các cơ quan sử dụng đường đủ thì insulin sẽ chuyển đường dư thừa thành glycogen.

Hoạt động của glucagon trong đường huyết cao nên ăn gì

Glucagon được xem là chất trái ngược hoàn toàn với insulin. Glucagon sẽ nhận tín hiệu khi cơ thể đói và thiếu hụt chất dinh dưỡng. Khoảng 4-6 tiếng sau ăn, lượng đường huyết sụt giảm. Lúc này, tụy tiết glucagon. Chúng sẽ chuyển hóa glycogen dự trữ trong gan và cơ thành đường để sử dụng ngay.

Chế độ dinh dưỡng cho người có đường huyết cao

Người có đường huyết cao nên ăn gì?

Tăng cường những thức ăn phân giải đường chậm như khoai sắn, ngũ cốc tự nhiên, trái cây, rau quả, thịt nạc,… Rau củ có chứa nhiều chất xơ. Chúng cung cấp cho cơ thể các loại vitamin cùng chất khoáng cần thiết.

Bên cạnh đó, chất xơ được chia làm hai loại: hoà tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan có khả năng kiểm soát đường huyết. Bởi lẽ nó hòa tan trong nước, cản trở sự hấp thụ quá nhiều carbohydrate. Những chất xơ hòa tan gồm: các loại đậu, trái cây như táo, cam,… cùng loại rau xanh.

Rau củ ngoài cung cấp khoáng chất và vitamin còn ngăn cản hấp thu đường
Rau củ ngoài cung cấp khoáng chất và vitamin còn ngăn cản hấp thu đường

Người có đường huyết cao nên uống gì?

Một lưu ý nhỏ nếu bạn đang có chỉ số đường cao về những thức uống. Ngoài việc ăn lành mạnh, bạn cũng nên đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Nước lọc chính là một công cụ hiệu quả pha loãng đường trong máu.

Thực phẩm, đồ uống mà người đường huyết cao cần tránh

Người có đường huyết cao không nên ăn gì?

Ở những người có đường huyết cao, nên tránh ăn những thực phẩm có tinh bột quá cao. Nhiều sản phẩm có đường cao như: những sản phẩm chế biến từ hạt trắng như mì ống hay gạo, bánh quy, bánh mì trắng, đồ uống có đường,… Bạn không cần tránh những món này một cách triệt để. Tuy nhiên, bạn nên chú ý về khẩu phần và số lượng nạp vào mỗi ngày. Đồng thời, bạn có thể thay thế bằng những sản phẩm tương tự được chế biến từ nguyên hạt. Song song đó, bạn nên tránh những thức ăn chế biến sẵn hay thức ăn nhanh.

Người có đường huyết cao không nên uống gì?

Ngoài việc đắn đo xem, đường huyết cao nên ăn gì thì thức uống cũng rất quan trọng. Bạn có thể duy trì thói quen uống cà phê hay ngũ cốc,… Tuy nhiên không nên uống ngọt. Đồng thời, hạn chế sử dụng thức uống có đường.

Tốt nhất bạn tránh bỏ đường vào những thức uống. Một gợi ý nhỏ cho bạn là bạn có thể sử dụng đường ăn kiêng. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại đường dành riêng cho người bệnh đái tháo đường và người ăn kiêng. Điều này sẽ giúp bạn tăng sự ngon miệng nhưng vẫn có thể dùng các loại cà phê hay thức uống khác.

Gợi ý chế độ ăn uống

Ăn kết hợp nhiều nhóm dinh dưỡng

Protein, chất béo, chất xơ sẽ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa các sản phẩm tinh bột. Vì thế, việc ăn đa dạng các chất sẽ là một giải pháp thông minh giảm tăng đường nếu bạn có đường huyết cao.

Chia nhỏ bữa ăn

Tần suất những bữa ăn trong ngày cũng vô cùng quan trọng. Các bữa ăn cách 3-5 giờ sẽ duy trì lượng đường trong máu ở mức an toàn. Ba bữa ăn chính kết hợp với những bữa ăn phụ nhẹ nhàng sẽ đạt được đường huyết ở mức hài hòa.

Chia nhiều cử nhỏ trong ngày là giải pháp thông minh duy trì đường huyết ổn định
Chia nhiều cử nhỏ trong ngày là giải pháp thông minh duy trì đường huyết ổn định

Duy trì cân nặng phù hợp với thể trạng

Bạn càng tăng cân, khả năng sử dụng đường càng kém hiệu quả. Vì thế nên duy trì cân nặng ở mức bình thường. Tham chiếu chỉ số BMI của người châu Á lý tưởng, để xác định mục tiêu cân nặng cho bản thân. Hạn chế tối đa việc tiêu thụ đồ uống có ga và có đường.

Chủ động theo dõi đường huyết tại nhà

Bên cạnh đó, ngoài việc đảm bảo chất lượng ăn uống, bạn nên chuẩn bị một máy đo đường huyết tại nhà. Đo đường huyết trước và sau bữa ăn sẽ như một “vị bác sĩ tại nhà”. Chúng ta sẽ kịp thời phát hiện sự tăng cao đột biến. Đồng thời, điều chỉnh ăn uống ngay tức thì.

Vậy là chúng ta đã lắng nghe cơ thể nói về mức đường huyết. Hy vọng bạn có thể tìm được lời giải cho câu hỏi đường huyết cao nên ăn gì. Ý thức được mức đường cao sẽ giúp bạn có chiến lược quản lý đường huyết hiệu quả. Từ đó điều này giúp bạn đẩy lùi bệnh đái tháo đường. Chúc bạn kiểm soát đường huyết thành công!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What Are Normal Blood Sugar Levels After Eating?https://www.verywellhealth.com/blood-sugar-levels-after-eating-5118330

    Ngày tham khảo: 27/07/2021

  2. How Does Eating Affect Your Blood Sugar?https://www.healthline.com/health/and-after-effect-eating-blood-sugar

    Ngày tham khảo: 27/07/2021

  3. How Insulin and Glucagon Workhttps://www.healthline.com/health/diabetes/insulin-and-glucagon#definitions 

    Ngày tham khảo: 27/07/2021

  4. 12 Simple Tips to Prevent Blood Sugar Spikeshttps://www.healthline.com/nutrition/blood-sugar-spikes#6.-Eat-more-fiber 

    Ngày tham khảo: 27/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người