YouMed

Đứt gân gót chân có thể phục hồi được không?

Bác sĩ TỐNG DUY NAM
Tác giả: Bác sĩ Tống Duy Nam
Chuyên khoa: Đa khoa

Đứt gân gót chân (còn gọi là gân A-sin, gân Achille) thường gặp ở những người chơi thể thao. Vậy khi gân gót đã rách hay đứt thì có cơ hội phục hồi? Hãy cùng bài viết dưới đây giải đáp thắc mắc này nhé của Bác sĩ Tống Duy Nam nhé.

Dấu hiệu đứt gân gót

Gân gót chân có thể bị rách/đứt một phần hoặc toàn bộ. Khi bị rách gân Achille, người bệnh sẽ cảm thấy:

  • Đau chói phần phía sau mắt cá chân và cẳng chân.
  • Không thể co hay duỗi bàn chân,
  • Không thể đứng trên các đầu ngón chân

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Phẫu thuật nối gân gót: Thời gian phục hồi là bao lâu?

đứt gân gót

Gân đã rách/đứt có thể phục hồi?

Trong trường hợp nhẹ, các đầu gân có thể tự nối lại với nhau mà không cần phẫu thuật. Khi đó, việc bó bột đòi hỏi duy trì 10-12 tuần, sau đó sẽ tháo bột để dùng dụng cụ nâng gót chân.

Trong trường hợp nặng hơn, sẽ cần phải phẫu thuật. Việc phục hồi thường chậm, trung bình phải mất đến 6 tháng. Tin mừng là nếu được điều trị sớm và  tập vật lý trị liệu đúng theo hướng dẫn thì hầu hết các bệnh nhân đứt gân A-sin có thể phục hồi hoàn toàn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Gót chân A-sin và tình trạng viêm gân gót trong thể thao

đứt gân gót
Khi bị đứt gân gót, cần dùng nẹp, băng bó và hạn chế vận động để gân tự lành mau chóng.

Điều trị đứt gân A-sin phụ thuộc vào tuổi tác, mức độ hoạt động và độ nghiêm trọng của chấn thương. Nói chung, người trẻ tuổi và năng động thường chọn phẫu thuật để sửa chữa gân gót chân đứt hoàn toàn, trong khi người lớn tuổi lựa chọn điều trị nội khoa không phẫu thuật. Đó là cách dùng nẹp hay đi giày có chêm để nâng gót chân, cho phép gân đứt mau tự lành.

Phòng ngừa đứt gân gót

Các môn thể thao có thể gây chấn thương gân A-sin là các môn có động tác mạnh, có thể dẫn đến căng giật quá mức như tennis, bóng rổ, bóng chuyền. Gân gót cũng có thể bị rách hoặc đứt trong tai nạn lao động, hoặc giẫm phải miểng chai.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ đứt gân A-sin bao gồm lứa tuổi từ 30 đến 40, hoặc có những tổn thương tái đi tái lại ở gót chân.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đau gót chân: Những nguyên nhân thường gặp

đứt gân gót

Vì vậy, khi bị chấn thương ở gót chân, cần phải đi thăm khám bác sĩ và nghỉ ngơi đúng theo lời dặn của bác sĩ. Tình trạng viêm gân, chấn thương tái đi tái lại dễ dẫn đến đứt gân khiến việc phục hồi lâu và khó khăn hơn. Thuốc giảm đau, hoặc chườm đá chỉ giúp điều trị triệu chứng tạm thời.

Ngay thời điểm chấn thương nếu thấy đau nhói gót và bắp chân kèm theo tê liệt bàn chân, hoặc không tự kiễng chân, đứng lên bằng chân đau có thể nghĩ đến chấn thương gân A-sin và cần đến bệnh viện chuyên khoa để xem xét và điều trị.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người