Gai rau: Đặc điểm cấu trúc và chức năng
Nội dung bài viết
Gai rau hay gai nhau một trong những thành phần thiết yếu của bánh nhau. Bánh nhau chính là nơi trao đổi chất dinh dưỡng giữa cơ thể người mẹ với thai nhi. Theo các nghiên cứu mới thì gai nhau được sử dụng trong mục đích chẩn đoán. Vậy thì gai nhau có cấu trúc và chức năng ra sao? Có vai trò trong chẩn đoán như thế nào? Hãy cùng YouMed đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.
Gai rau và bánh rau là gì?
Gai rau còn có tên gọi khác là gai nhau. Đây là một thành phần của bánh nhau. Nó là những mô có kích thước rất nhỏ và có dạng hình ngón tay. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tế bào gai nhau có chứa vật chất di truyền tương tự những tế bào trong cơ thể thai nhi.
Bánh rau hay bánh nhau là một thành phần quan trọng của bào thai. Nó có chức năng cung cấp khí oxy và các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Theo đó, bánh nhau sẽ vận chuyển dưỡng chất từ cơ thể mẹ sang thai nhi. Đồng thời chuyển chất thải từ thai nhi về cơ thể người mẹ.
Chức năng của gai rau là gì?
Chính vì có chứa vật chất di truyền giống tế bào thai nhi nên gai rau rất có ý nghĩa trong chẩn đoán. Việc sinh thiết gai nhau sẽ được tiến hành trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Mục đích là để chẩn đoán thai nhi có bị mắc các bệnh lý di truyền hay không.
Xem thêm: 5 thói quen có hại thường gặp trước khi đi ngủ.
Tổng quan của thủ thuật sinh thiết gai rau
Sinh thiết gai nhau (CVS) là một xét nghiệm trước khi sinh. Trong đó, một mẫu gai nhau sẽ được lấy ra từ nhau thai để xét nghiệm. Mẫu có thể được lấy qua cổ tử cung (xuyên cổ tử cung) hoặc thành bụng (xuyên bụng).
Lấy mẫu gai rau có thể cho biết liệu em bé có mắc bệnh di truyền nhiễm sắc thể. Chẳng hạn như hội chứng Down. Cũng như các bất thường di truyền khác, chẳng hạn như bệnh xơ nang.
Mặc dù lấy mẫu gai nhau có thể cung cấp những thông tin có giá trị về sức khỏe của con bạn. Tuy nhiên, thủ thuật này cũng tồn tại những rủi ro nhất định mà thai phụ và người nhà nên cân nhắc.
Vì sao thủ thuật sinh thiết gai nhau nên được làm?
Lấy mẫu sinh thiết gai nhau có thể cung cấp thông tin về cấu tạo gen của em bé trong bụng. Nói chung, thủ thuật này sẽ cho kết quả khá chính xác. Nó có thể có tác động đáng kể đến việc quản lý thai nghén. Cũng như việc mong muốn tiếp tục mang thai của người phụ nữ.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh nằm điều hòa có tốt hay không?
Lấy mẫu sinh thiết gai ray thường được thực hiện từ tuần 11 đến 14 của thai kỳ. Thủ thuật này được thực hiện sớm hơn so với các xét nghiệm chẩn đoán trước sinh khác. Chẳng hạn như chọc dò nước ối.
Những trường hợp nên được sinh thiết gai nhau
Người thai phụ có thể cân nhắc được thực hiện thủ thuật sinh thiết gai nhau trong những trường hợp sau:
- Người phụ nữ đã có kết quả dương tính từ xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Kết quả của xét nghiệm sàng lọc là dương tính hoặc đáng lo ngại. Khi ấy, bạn có thể được lấy mẫu sinh thiết gai nhau để xác định hoặc loại trừ chẩn đoán.
- Bạn đã có một tình trạng thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể trong lần mang thai trước.
- Thai phụ từ 35 tuổi trở lên. Trẻ sinh ra từ những người phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm sắc thể cao hơn. Điển hình như hội chứng Down.
- Bạn có tiền sử gia đình về một bệnh lý di truyền nào đó. Hoặc bạn hoặc bạn đời của bạn là người mang bệnh đã biết về tình trạng di truyền.
Ngoài việc xác định hội chứng Down, sinh thiết gai nhau có thể được sử dụng để chẩn đoán nhiều rối loạn di truyền khác. Bao gồm các rối loạn gen đơn lẻ như Tay-Sachs và bệnh xơ nang.
Lấy mẫu sinh thiết gai rau không thể phát hiện một số dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như dị tật ống thần kinh. Nếu các khuyết tật ống thần kinh là một vấn đề đáng chú ý, siêu âm hoặc chọc dò màng ối có thể được chỉ định.
Những trường hợp nên thận trọng sinh thiết gai nhau
Một số trường hợp cần thận trọng khi thực hiện thủ thuật sinh thiết gai rau bao gồm:
- Nhiễm trùng cổ tử cung hoặc âm đạo đang tiến triển. Chẳng hạn như mụn rộp, viêm cổ tử cung do vi khuẩn, do nấm,…
- Chảy máu âm đạo trong vòng hai tuần trước đó.
- Không tiếp cận được nhau thai. Có thể do tử cung nằm nghiêng. Hoặc sự phát triển không phải ung thư trong cổ tử cung hoặc phần dưới của tử cung.
- Tử cung của người phụ nữ ngả về phía sau và nhau thai nằm ở phía sau tử cung. Trường hợp này nên thận trọng sinh thiết gai nhau xuyên bụng.
Những rủi ro của thủ thuật sinh thiết gai nhau
Sinh thiết gai nhau có thể dẫn đến những rủi ro nhất định, bao gồm:
Sảy thai
Nguy cơ sẩy thai sau khi sinh thiết gai nhau được ước tính là 0,22%.
Nhạy cảm với yếu tố Rh
Lấy mẫu lông nhung màng đệm có thể khiến một số tế bào máu của thai nhi đi vào máu của người mẹ. Nếu người mẹ có máu Rh âm tính và bạn chưa phát triển kháng thể đối với máu Rh dương tính. Khi ấy, bạn sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh sau khi sinh thiết.
Điều này sẽ ngăn cơ thể bạn sản xuất kháng thể Rh. Vì kháng thể này có thể đi qua nhau thai và làm hỏng các tế bào hồng cầu của em bé. Xét nghiệm máu có thể phát hiện xem người mẹ đã bắt đầu sản xuất kháng thể hay chưa.
Sự nhiễm trùng
Rất hiếm khi lấy mẫu sinh thiết gai nhau có thể gây nhiễm trùng tử cung.
Yếu tố nguy cơ khác
Một số nghiên cứu trước đây cho rằng lấy mẫu sinh thiết gai rau có thể gây ra dị tật ở ngón tay hoặc ngón chân của em bé. Tuy nhiên, rủi ro dường như chỉ đáng kể nếu thủ thuật được thực hiện trước tuần thứ 10 của thai kỳ.
Xem thêm: 8 lợi ích bất ngờ khác từ thuốc tránh thai hằng ngày.
Cần chuẩn bị gì trước khi làm thủ thuật sinh thiết gai nhau?
Bạn sẽ chuẩn bị một bàng quang không chứa quá nhiều nước trước khi làm thủ thuật. Trao đổi với bác sĩ của bạn về lượng nước bạn có thể cần uống. Cũng như bất kỳ sự chuẩn bị trước xét nghiệm nào khác có thể cần thiết trước khi làm thủ thuật.
Các bác sĩ sẽ giải thích thủ tục và yêu cầu người phụ nữ ký vào mẫu đồng ý trước khi thủ tục bắt đầu. Vì vậy, bạn nên nhờ ai đó đi cùng bạn đến buổi hẹn để hỗ trợ tinh thần hoặc chở bạn về nhà sau đó.
Quá trình thực hiện sinh thiết gai nhau
Đầu tiên, bác sĩ sẽ sử dụng siêu âm để xác minh tuổi thai của bé và vị trí của nhau thai. Bạn sẽ nằm ngửa trên bàn khám và để hở phần bụng. Bác sĩ sẽ thoa một loại gel đặc biệt lên bụng bạn. Sau đó sử dụng một thiết bị nhỏ được gọi là đầu dò siêu âm để hiển thị vị trí của em bé trên màn hình.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ sử dụng hình ảnh siêu âm làm hướng dẫn và lấy mẫu mô từ nhau thai trong khi bạn nằm yên. Điều này có thể được thực hiện thông qua cổ tử cung của người phụ nữ (xuyên cổ tử cung) hoặc thành bụng (qua bụng).
Kết quả của thủ thuật
Với việc lấy mẫu sinh thiết gai nhau, rất hiếm có khả năng xảy ra xét nghiệm dương tính giả. Bạn cần nhớ là lấy mẫu sinh thiết gai rau không thể xác định được tất cả các dị tật bẩm sinh. Bao gồm tật nứt đốt sống và các dị tật ống thần kinh khác.
Nếu việc lấy mẫu sinh thiết cho thấy con bạn bị rối loạn nhiễm sắc thể hoặc tình trạng di truyền không thể điều trị, bạn có thể đối mặt với những quyết định khó khăn. Chẳng hạn như có nên tiếp tục mang thai hay không. Khi ấy, bạn nên nhờ sự hỗ trợ từ người chồng hoặc những người thân của bạn trong thời gian khó khăn này.
Nói chung, gai rau tuy không có nhiều chức năng nhưng nó phản ánh vật chất di chuyền trong cơ thể thai nhi. Chính vì vậy, trong những trường hợp nghi ngờ, thai phụ nên được sinh thiết gai nhau để xác định chẩn đoán. Từ kết quả chẩn đoán, bạn có thể được tư vấn để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
- Colleen G.Bilancia, Mythily Ganapathi and Brynn Levy (2020), “Prenatal Diagnosis of Chromosome Abnormalities”, Basic Science and Clinical Practice, 3rd edition, pp. 233-246.
-
Chorionic Villus Sampling (CVS)https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/chorionic-villus-sampling-cvs
Ngày tham khảo: 14/08/2020