YouMed

Hành trình cùng con đẩy lùi hăm tã

bác sĩ nguyễn ngọc mai
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Ngọc Mai
Chuyên khoa: Nhi

Hành trình nuôi con chưa bao giờ là dễ dàng.  Những ngày nhiệt độ tăng cao và ẩm, trẻ dễ đổ mồ hôi, nhất là ở vùng cổ, ngực, lưng, vùng da mặc tã, làm xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ. Mẹ phải làm gì để cùng con đẩy lùi tình trạng hăm tã này? Sau đây, bác sĩ Nguyễn Ngọc Mai sẽ bật mí cho mẹ một số cách giúp cải thiện tình trạng này nhé.

Trẻ khóc đêm – Con mệt, mẹ lo

Ắt hẳn bà mẹ nào cũng lo lắng khi nhìn con mình giật mình tỉnh giấc và quấy khóc giữa đêm. Dù có làm mọi cách dỗ mãi con cũng không ngủ lại được. 

Sau khi “ngụp lặn” mấy ngày liền trong “biển” thông tin từ internet đến hội chị em bỉm sữa, mẹ cũng tìm được nguyên nhân. Thì ra, chứng hăm tã chính là vấn đề khiến con khó chịu. Dù có đổi sang loại tã khác hay dùng lá tắm, tình trạng của con vẫn không mấy cải thiện. 

Mẹ cùng con đi tìm giấc ngủ ngon

Để có thể giúp trẻ ngủ ngon và thoát khỏi những cảm giác khó chịu của bệnh hăm tã. Mẹ cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu thêm về tình trạng này. Mẹ cũng nên lưu ý khoảng thời gian nào con dễ mắc bệnh nhất để có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Thực tế, hăm tã là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nên mẹ cũng đừng quá lo lắng.

Hăm tã do nấm

Hăm tã là vấn đề về da thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (từ 4 đến 15 tháng tuổi). Và thường gặp hơn khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc. Hăm tã ở trẻ em thường gây ra bởi nấm men candida – loại nấm phát triển tốt nhất ở những nơi ấm, ẩm ướt, chẳng hạn như vùng dưới tã.1 

Hăm tã do nấm thường gặp ở những em bé:1

  • Không được giữ sạch sẽ và khô ráo.
  • Đang dùng thuốc kháng sinh, hoặc mẹ dùng thuốc kháng sinh khi cho con bú.
  • Bé đi ngoài thường xuyên..
  • Có axit trong phân (thường gặp ở những trẻ bị tiêu chảy), amoniac (chất được tạo ra khi vi khuẩn phân hủy nước tiểu).
  • Tã quá chật hoặc cọ xát da.
  • Phản ứng với xà phòng và các sản phẩm tẩy rửa khác.
Hăm tã là một trong những “thủ phạm” khiến trẻ khóc đêm
Hăm tã là một trong những “thủ phạm” khiến trẻ khóc đêm

Hăm tã do tắc nghẽn lỗ chân lông

Ngoài ra, hăm tã cũng có thể xảy ra khi các lỗ chân lông của bé bị tắc nghẽn (ống dẫn mồ hôi) dẫn đến việc mồ hôi bị giữ lại dưới da. Da bé có thể xuất hiện các triệu chứng như từ mụn nước bên ngoài; đến nặng hơn là các nốt mẩn đỏ và sâu. Một số dạng đem lại cảm giác như kim châm hoặc ngứa dữ dội.2 3

Một số yếu tố có thể dẫn đến tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi bao gồm:2

  • Khí hậu nhiệt đới, thời tiết nóng ẩm.3
  • Các ống dẫn mồ hôi của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ, dễ dàng bị nứt và giữ lại mồ hôi bên dưới da. 
  • Phát ban nhiệt có thể xảy ra trong tuần đầu tiên của trẻ. Đặc biệt nếu trẻ được giữ trong lồng ấp, mặc quần áo quá ấm hoặc bị sốt.
  • Nằm trên giường trong thời gian dài, đặc biệt khi bị sốt.

Lưu ý nhỏ cho mẹ – Hiệu quả lớn cho con

Khi đã hiểu nguyên nhân của bệnh hăm tã. Mẹ bỉm có thể phòng ngừa bệnh cho con bằng cách sau:

  • Luôn để phần mông của bé được thoáng mát.4
  • Thay tã ngay khi tã bị ướt hoặc bẩn.5
  • Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ để giặt quần áo và khăn trải giường của bé.
  • Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm với thành phần lành tính như yến mạch để hỗ trợ bảo vệ da cho trẻ.
Mẹ cần lưu ý thay tã cho trẻ thường xuyên và giữ cho mông bé luôn khô thoáng
Mẹ cần lưu ý thay tã cho trẻ thường xuyên và giữ cho mông bé luôn khô thoáng

Lưu ý khi chọn mua và sử dụng tã6

Mẹ hãy chọn mua tã làm bằng vải hoặc vật liệu dùng một lần. Tã vải sau khi sử dụng bị bẩn có thể giặt và sử dụng lại. Tã dùng một lần thì được vứt bỏ sau mỗi lần sử dụng.

Mẹ cũng cần xả tã vải 2 – 3 lần để loại bỏ hết xà phòng sau khi giặt. Vì một số bé có thể nhạy cảm với chất tẩy rửa hoặc mùi thơm của xà phòng. Ngoài ra, các loại tã dùng một lần siêu thấm hút có thể giúp giữ cho da của bé luôn khô ráo.

Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da hằng ngày cho con

Mẹ cần lưu ý đến những thành phần hoạt chất trong các sản phẩm bé sử dụng có thể gây dị ứng. Các tác nhân có trong tã hay các sản phẩm đã được xác nhận có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ bao gồm α-tocopherol, hương liệu, propylene glycol, parabens, iodopropynyl butylcarbamate, và lanolin.7 

Cha mẹ nên chú ý và lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da an toàn và lành tính cho bé
Cha mẹ nên chú ý và lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da an toàn và lành tính cho bé

Như vậy, các mẹ trước khi mua sản phẩm cho bé, hãy ưu tiên lựa chọn sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên như yến mạch.

Bên cạnh đó, lỗ chân lông trên bề mặt da của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, dễ bị bít tắc. Vì thế mẹ cũng cần lưu ý lựa chọn sản phẩm có khả năng thẩm thấu tốt và không gây nhờn rít. 

Xem thêm: Xịt hăm tã Shema Baby cho bé và những điều cần biết trước khi sử dụng

Chỉ cần mẹ hãy luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ và lắng nghe theo sự tư vấn của bác sĩ. Hành trình nuôi con tuy khó khăn, nhưng sẽ là những niềm vui, kỷ niệm tươi đẹp mà mẹ sẽ không bao giờ quên. 

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Diaper rashhttps://medlineplus.gov/ency/article/000964.htm

    Ngày tham khảo: 12/05/2021

  2. Heat rashhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heat-rash/symptoms-causes/syc-20373276?p=1

    Ngày tham khảo: 11/05/2021

  3. Heat Rashhttps://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/heat-rash/

    Ngày tham khảo: 12/05/2021

  4. Understanding Heat Rash -- Treatmenthttps://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/understanding-heat-rash-treatment

    Ngày tham khảo: 12/05/2021

  5. Helpful Tips for Diaper Rash: What You Need to Knowhttps://www.healthline.com/health/home-remedies-diaper-rash#switch-to-disposable-diapers

    Ngày tham khảo: 12/05/2021

  6. Diaper Rash (Diaper Dermatitis)https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/11037-diaper-rash-diaper-dermatitis.

    Ngày tham khảo: 12/05/2021

  7. Yu J, Treat J, Chaney K, Brod B. Potential allergens in disposable diaper wipes, topical diaper preparations, and disposable diapers: under-recognized etiology of pediatric perineal dermatitis. Dermatitis. 2016 May 1;27(3):110-8.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người