YouMed

Hội chứng Colic ở bé sơ sinh: Dấu hiệu và nguyên nhân

Bác sĩ ĐẶNG HOÀNG THIÊN
Tác giả: Bác sĩ Đặng Hoàng Thiên
Chuyên khoa: Máu - Miễn dịch

Bạn mang bé sơ sinh về nhà, và trong vài tuần đầu bé vẫn biểu hiện bình thường. Vào 1 ngày nọ, bé bắt đầu có cơn khóc kéo dài hàng giờ liền và dù bạn đã thử hết mọi cách vẫn không thể dỗ bé nín được. Những đêm sau đó, bé lặp lại những cơn khóc hàng giờ như vậy vào cùng 1 thời điểm. Có khả con bạn có hội chứng Colic rồi đấy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem hội chứng Colic là gì và cách xử trí như thế nào nhé.

Hội chứng Colic là gì?

Thực tế là đứa bé sơ sinh nào cũng khóc. Bởi vì đó là cách duy nhất và tốt nhất để bé báo hiệu những nhu cầu của mình. Và bố mẹ được lên chương trình sẵn sàng đáp ứng lại những nhu cầu đó.

Ở trẻ có hội chứng Colic, các cơn khóc bắt đầu đột ngột không có lí do và cũng không có thuốc điều trị.

Hội chứng Colic không phải là 1 bệnh lí. Nó là những cơn khóc dữ dội, kéo dài và thường xuyên ở bé sơ sinh khỏe mạnh. Hội chứng Colic được đinh nghĩa là bé khóc hơn 3 tiếng/ngày, hơn 3 ngày/tuần, hơn 3 tuần.

Các cơn khóc này thường xảy ra vào buổi tối. Vấn đề ở đây là không có phương pháp nào giải quyết triệt để ngoài việc chờ thời gian qua. Nó cũng rất thường gặp, cứ khoảng 5 bé sơ sinh thì có 1 bé có hội chứng Colic.

Khi nào bé có hội chứng Colic và khi nào kết thúc?

Tin tốt cho bố mẹ là hội chứng Colic ở bé sơ sinh không kéo dài mãi mãi. Đa số sẽ bắt đầu lúc bé được 2-3 tuần tuổi, đỉnh điểm lúc 6 tuần tuổi và sau đó sẽ giảm dần lúc 10 – 12 tuần tuổi.

Vào khoảng 3 tháng tuổi, những bé có hội chứng Colic dường như khỏi hoàn toàn. Trong lúc chờ đợi, 1 số kiến thức về hội chứng Colic và sự kiên nhẫn sẽ giúp bố mẹ vượt qua khoảng thời gian này.

Hội chứng Colic

Triệu chứng

Các đặc điểm của hội chứng Colic:

  • Cơn khóc xảy ra cùng 1 thời điểm mỗi ngày (thường vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối)
  • Khóc không có lí do (không phải để báo hiệu đói bụng, thay tã hoặc buồn ngủ)
  • Bé có thể nâng cao 2 chân, nắm chặt bàn tay và cử động tay chân nhiều
  • Nhu động ruột tăng, và bé có thể xì hơi hoặc nôn trớ
  • Việc ngủ và bú bị gián đoạn. Bé tìm núm vú, vừa bắt đầu bú thì liền nhả ra, hoặc bé vừa chợp mắt 1 chút liền tỉnh dậy khóc.
  • Thay đổi màu da mặt. Mặt bé đỏ bừng hoặc da nhợt nhạt ở xung quanh miệng

Nguyên nhân

Nguyên nhân của hội chứng Colic đến nay vẫn chưa rõ. Nó có thể là hậu quả của nhiều yếu tố kết hợp lại. Mặc dù có 1 số yếu tố được cho là nguyên nhân nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải thích được các đặc điểm quan trọng như:

  • Tại sao nó thường xảy ra ở cuối tháng đầu đời của bé.
  • Nó khác nhau giữa các bé như thế nào.
  • Tại sao nó xảy ra vào cùng thời điểm mỗi ngày.
  • Tại sao nó tự hết theo thời gian.

Các yếu tố đã được tìm ra:

  • Hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển đầy đủ.
  • Mất cân bằng của hệ vi khuẩn có lợi trong ống tiêu hóa của bé.
  • Dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn (sữa hoặc thức ăn mà mẹ ăn ở những trẻ bú mẹ).
  • Cho bú quá nhiều, quá ít hoặc bé ợ không thường xuyên.
  • Dạng sớm của bệnh đau nửa đầu ở trẻ em.
  • Hút thuốc lá trong hoặc sau thai kì có thể gây cho trẻ hội chứng Colic.

Biến chứng

Hội chứng Colic không gây vấn đề sức khỏe gì cho trẻ.

Thực chất, hội chứng Colic lại gây căng thẳng nhiều cho bố mẹ. Nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa hội chứng Colic và các vấn đề sau ở bố mẹ:

  • Tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh ở mẹ.
  • Ngưng cho bú mẹ sớm.
  • Cảm giác tội lỗi, kiệt sức, không làm gì được cho bé hoặc giận dữ.

Hội chứng Colic

Hội chứng rung lắc ở bé sơ sinh

Căng thẳng trong việc dỗ bé nín thỉnh thoảng khiến bố mẹ rung lắc bé hoặc có thể gây hại cho bé. Rung lắc bé có thể gây tổn thương não nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ của những phản ứng không kiểm soát này là rất lớn nếu bố mẹ không có thông tin về việc dỗ bé, không được tư vấn về hội chứng Colic và các hỗ trợ cần thiết để chăm sóc cho bé có hội chứng Colic.

Chẩn đoán hội chứng Colic như thế nào?

Bác sĩ sẽ khám toàn diện cho bé để xác định nguyên nhân làm bé khóc nhiều đến vậy. Việc thăm khám gồm:

  • Đo chiều cao, cân nặng và vòng đầu cho bé.
  • Nghe tim, phổi và bụng.
  • Khám tứ chi, ngón tay, ngón chân, mắt, tai và cơ quan sinh dục.
  • Đánh giá phản ứng của bé về cảm giác và cử động.
  • Tìm các dấu hiệu của phát ban, viêm, dị ứng hoặc nhiễm trùng.

Điều trị

Mục tiêu quan trọng hàng đầu là dỗ dành trẻ nhiều nhất có thể với nhiều cách và đảm bảo bố mẹ có được sự trợ giúp họ cần.

Hội chứng Colic không phải là 1 bệnh lí. Nó là những cơn khóc dữ dội, kéo dài và thường xuyên ở bé sơ sinh khỏe mạnh. Nguyên nhân đến giờ vẫn chưa được biết rõ. Hiện tại không có giải pháp nào giải quyết triệt để và cách duy nhất là bố mẹ phải chờ thời gian trôi qua.

Đảo mắt ở trẻ em là một trong những vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vậy do đâu mà trẻ hay đảo mắt? Và khi nào trẻ mới hết đảo mắt?

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Colic in Babies: Signs, Causes and Tips for Parentshttps://www.whattoexpect.com/first-year/health-and-safety/what-is-colic

    Ngày tham khảo: 31/03/2020

  2. Colichttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/colic/symptoms-causes/syc-20371074

    Ngày tham khảo: 31/03/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người