YouMed

Hướng dẫn F0 cách ly tại nhà và 5 đối tượng cần chú ý theo dõi sát

bác sĩ lê dương linh
Tác giả: Bác sĩ Lê Dương Linh
Chuyên khoa: Đa khoa

Khoảng 80% bệnh nhân Covid-19 có thể nhẹ, chỉ ho, mệt mỏi, sốt nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày, và 20% bệnh nhân trở nặng, thường trong vòng 5-8 ngày. Nếu triệu chứng nhẹ, bạn có thể tham khảo các bước sau từ YouMed nhé!

Những thứ cần chuẩn bị khi là F0 cách ly tại nhà:

Phòng cách ly:

Có phòng riêng dành cho người F0, có cửa sổ thông thoáng, có nhà vệ sinh riêng, có số điện thoại riêng, có sẵn số điện thoại của cơ sở y tế, số điện thoại của Tổ phản ứng nhanh quận, huyện để liên hệ khi cần thiết.

Có bàn hoặc ghế cá nhân đặt trước cửa phòng cách ly để nhận thức ăn và các vật dụng cá nhân cần thiết; có thùng rác cá nhân có nắp và túi rác đi kèm. Có sẵn dung dịch khử khuẩn tay và bề mặt, nước súc họng hoặc nước muối sinh lý (0,9%), khẩu trang y tế, nhiệt kế.

Lưu ý: Phòng cách ly của F0 có các cửa sổ thoáng hướng ra trời có ánh sáng, có khoảng không gian rộng thì nên mở thường xuyên để lấy đủ oxy cho F0 trong phòng có thể thở được, đồng thời giúp làm loãng tải lượng virus trong phòng.

Vật dùng cơ bản:

Đồ vệ sinh cá nhân, thùng rác riêng, quạt, siêu – Ấm siêu tốc, khẩu trang, Găng tay, đũa, bột giặt…

Thiết bị y tế:

Nhiệt kế, máy đo huyết áp và máy đo nồng độ oxy bão hòa trong máu (Sp02). Nên chọn loại tự động để dễ dàng thao tác.

Hướng dẫn toa Thuốc điều trị Covid-19 tại nhà (dành cho người lớn) theo Sở Y tế TPHCM:

1. Thuốc kháng vi rút Molnupiravir

Sẽ cập nhật hướng dẫn cách sử dụng khi Bộ Y tế cung cấp thuốc.

2. Paracetamol 500mg

Uống 01 viên khi sốt trên 38°c, có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt.

3. Các loại vitamin (đa sinh tố, vitamin C)

Uống ngày 02 lần: sáng 01 viên, chiều 01 viên.

Nếu có cảm giác khó thở hoặc đo SpO2 dưới 95% nhưng chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hỗ trợ, Ông/Bà có thể uống thêm các thuốc sau:

4. Dexamethasone 0,5mg

Uống ngày 01 lần: sáng 12 viên (sau khi ăn).

HOẶC

Methylprednisolone 16mg

Uống ngày 02 lần: sáng 01 viên, chiều 01 viên (sau khi ăn).

HOẶC

Prednisolone 5mg

Uống ngày 01 lần: sáng 08 viên (sau khi ăn).

5. Rivaroxaban 10mg

Uống ngày 01 lần: sáng 01 viên.

HOẶC

Apixaban 2,5 mg

Uống ngày 02 lần: sáng 01 viên, chiều 01 viên.

HOẶC

Dabigatran 110 mg

Uống ngày 02 lần: sáng 01 viên, chiều 01 viên.

Các điều quan trọng cần lưu ý:

  • Toa thuốc này chỉ sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên.
  • Riêng thuốc số 4 và thuốc số 5 KHÔNG sử dụng trong các trường hợp sau: Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, người có mắc một trong những bệnh sau: viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu, các bệnh lý dễ gây chảy máu.
  • Bạn có thể dùng phối hợp với các thuốc y học cổ truyền theo hướng dẫn giúp tăng cường sức khỏe. Đối với người bệnh đang điều trị bệnh lý nền cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng toa thuốc này.
  • Khi cần tư vấn thêm về việc sử dụng thuốc, vui lòng liên hệ nhân viên y tế qua tổng đài “1022” (bấm số “3” hoặc số “4”) từ “Kênh tiếp nhận và xử lý thông tin hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 “

Các triệu chứng ban đầu F0 có thể gặp phải:

  • Ho khan,sốt,đau cơ, mệt mỏi.
  • Đau đầu, đau họng, nôn, chảy nước mũi, tiêu chảy.
  • Có thể tê lưỡi, rối loạn khứu giác.

Lưu ý cần biết khi có các triệu chứng trên:

  • Khi bị sốt không nên nằm lâu một tư thế, có thể thay đổi tư thế 2 giờ một lần, nằm nghiêng hoặc ngồi thẳng, dùng thuốc hạ sốt cách nhau từ 4 – 6 giờ.
  • Thuốc hạ sốt sẽ phát huy tác dụng sau 1 giờ, đừng nôn nóng và uống quá liều, để không ảnh hưởng đến gan.
  • Không tự dùng thuốc kháng sinh. Tất cả các loại thuốc kê đơn phải do bác sĩ kê đơn.

Hướng dẫn F0 ăn uống và tập thể dục:

F0 nên ăn uống như thế nào?

  • Uống nhiều nước ấm để bổ sung nước.
  • Bổ sung các loại rau, củ, gia vị nhiều hóa thực vật và tinh dầu trong bữa ăn hàng ngày:

Tăng cường sử dụng, hành, tỏi, gừng, sả, chanh, và các loại rau thơm nhiều hóa thực vật và tinh dầu (bạc hà, kinh giới, tía tô…) trong các bữa ăn hàng ngày vì những thực phẩm này có tính kháng khuẩn cao. Tuy nhiên, nên sử dụng vừa phải, không lạm dụng. Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết  Lời khuyên của bác sĩ về “thần dược” chanh, sả, gừng trong việc giúp ngừa và điều trị Covid-19

  • Ăn các món ăn nhẹ, dễ tiêu, bổ sung trái cây, vitamin C.
  • Ăn uống điều độ, không bỏ bữa nhưng cũng không nên ăn quá no.

F0 nên tập thể dục như thế nào?

Hằng ngày, F0 không nên chỉ nằm trên giường, nên vận động và tập thể dục nhẹ nhàng. Bên cạnh đó F0 nên đi lại nhiều, hít thở sâu, đều, giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao thể lực cho người bệnh có sức khỏe tốt và mau chóng phục hồi. Đặc biệt là luyện các bài tập thở Bài tập thở phục hồi chức năng phổi cho người nhiễm Covid-19

F0 nên thường xuyên kiểm tra các thông số sức khỏe sau:

1. Kiểm tra thông số nhiệt độ bằng cách đo thân nhiệt

Lưu ý nếu sốt trên 38,5 ℃:

Có thể dùng Paracetamol để hạ sốt trên 38,5 ℃, với liều 10-15mg / kg / lần, trẻ em không quá 60mg / kg / ngày, người lớn không quá 2g / ngày. Trẻ em không nên uống quá 4 lần / ngày

2. Kiểm tra thông số nhịp thở bằng cách đếm nhịp thở

Nằm xuống thoải mái trong vòng 5-10 phút, sau đó đếm số lần lồng ngực lên xuống.

Nhịp thở bình thường của người lớn là 16-20 nhịp thở mỗi phút.

Đối với trẻ em thì nhịp thở nhanh hơn người lớn:

  • Trẻ mới sinh 30-50 lần một phút
  • Trẻ 0-5 tháng tuổi 25-40 lần
  • Trẻ 6 tháng-5 tuổi 20-30 lần
  • Trẻ 6-10 tuổi 15-30 lần
  • Trẻ 11-20 tuổi 12-30 lần

3. Kiểm tra thông số Oxy trong máu bằng cách đo SpO2 theo hướng dẫn y tế:

  • Nếu chỉ số từ 93% trở lên:

Người bệnh tiếp tục theo dõi 3-4 lần mỗi ngày để theo dõi chỉ số có ổn định hay không.

  • Nếu chỉ số cao hơn 90% (thấp hơn 93%):

Cần liên hệ y tế để được tư vấn, cần nhập viện thở 02 theo phác đồ Bộ y tế.

Lưu ý:  Đối với F0 điều trị tại nhà đã có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) từ trước nếu đang dùng thuốc và điều trị ổn định thì mức Sp02 cần liên hệ y tế là 92%.

  • Nếu chỉ số thấp hơn 90%:

Đây có thể là biểu hiện bệnh Covid-19 trở nặng, cần gọi y tế hoặc nhanh chóng vào bệnh viện.

  • Lưu trữ các cập nhât về triệu chứng và thông số khi tự theo dõi sức khỏe:

Ghi nhật ký hằng ngày về các triệu chứng và thông số nhiệt độ, mạch đập, nhịp thở, huyết áp và oxy trong máu (không bắt buộc).

Cập nhật thông tin qua phần mềm hoặc thông báo cho cán bộ y tế.

4. Lưu ý quan trọng về các biểu hiện F0 cần cấp cứu:

  • Oxy trong máu dưới 93%;
  • Nhịp thở nhiều hơn 20 lần một phút trở lên đối với ngươi lớn;
  • Đau thắt ngực, khó thở khi vận động;
  • Không thể nói đủ câu;
  • Lẫn lộn về thời gian, địa điểm;
  • Da xanh, môi nhợt;
  • Không tự đi, cầm nắm, ăn uống được;
  • Lạnh đầu ngón tay, ngón chân;

Gọi cấp cứu số nào?

Theo hướng dẫn của Sở Y tế, khi F0 cách ly tại nhà có một trong các triệu chứng như sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, tiêu chảy, mất mùi vị, đau ngực, nặng ngực, cảm giác khó thở thì liên hệ nhân viên y tế qua tổng đài “1022” (bấm số “3” để được tư vấn từ Hội Y học TP.HCM hoặc số “4” để được tư vấn từ “Thầy thuốc đồng hành”) hoặc gọi số điện thoại của tổ phản ứng nhanh phường, xã, quận, huyện để được tư vấn và hướng dẫn xử trí.

Người chăm sóc/người nhà F0 cần lưu ý điều gì?

  • Trẻ em, người có bệnh nền nguy hiểm, người già không nên ở cùng bệnh nhân.
  • Người chăm sóc cần mặc đồ bảo hộ, khẩu trang và găng tay.
  • Bỏ rác thải vào thùng riêng, niêm phong và xử lý riêng.
  • Rửa tay sạch khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc các vật dụng  và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo…, và súc miệng nước muối thường xuyên.
  • Bổ sung thêm vitamin C, B1, B6, B12.

Những đối tượng F0 cần đặc biệt chú ý theo dõi:

F0 thừa cân, béo phì cần đặc biệt theo dõi
F0 thừa cân, béo phì cần đặc biệt theo dõi
  • Người từ 65 tuổi trở lên
  • Người béo phì với BMI từ 23 trở lên (đối với thể trọng người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng)
  • Những bệnh nhân có sẵn bệnh nền. Đặc biệt các bệnh về tim mạch, nội tiết như tăng huyết áp, đái tháo đường,.. Bệnh lí phổi, các rối loạn thần kinh, các bệnh gây suy giảm miễn dịch. Hay đang dùng thuốc ức chế miễn dịch trên các bệnh nhân có ghép tạng.
  • Nam giới
  • Người chưa được tiêm vaccine ngừa Covid-19, hoặc chích vaccine ngừa Covid-19 chưa đủ thời gian sinh kháng thể (tùy từng loại vaccine).

Các đối tượng khác dựa trên sự cân nhắc của bác sĩ điều trị.

Bên cạnh các vấn đề được nhắc bên trên thì các F0 nên nhớ tinh thần là quan trọng nhất trong quá trình điều trị Covid-19. Hãy luôn giữ mình trong trạng thái vui vẻ, tránh tiếp xúc nhiều những nguồn thông tin tiêu cực, tránh lo lắng, hoảng loạn ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh Covid-19. YouMed chúc các F0 mau chóng khỏe mạnh và trở về với cuộc sống bình thường nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Caring for Someone Sick at Homehttps://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/if-you-are-sick/care-for-someone.html

    Ngày tham khảo: 12/08/2021

  2. COVID-19: GUIDE ON HOME-BASED CARE, SCREENING & ISOLATION WARD SET UP AUGUST 2020https://www.un.org/sites/un2.un.org/files/coronavirus_isolationwardguidance.pdf

    Ngày tham khảo: 12/08/2021

  3. Công văn 5627/SYT-NVY TP Hồ Chí Minh cập nhật Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho F0 phiên bản 1.2https://luatvietnam.vn/y-te/cong-van-5627-syt-nvy-tp-ho-chi-minh-cap-nhat-huong-dan-goi-cham-soc-suc-khoe-tai-nha-cho-f0-phien-ban-12-207600-d2.html

    Ngày tham khảo: 12/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người