YouMed

Huyết áp tâm thu thấp và những thông tin nên biết

Bác sĩ Trương Mỹ Linh
Tác giả: Bác sĩ Trương Mỹ Linh
Chuyên khoa: Răng - Hàm - Mặt

Các bệnh lý về huyết áp luôn là vấn đề sức khỏe được nhiều người quan tâm. Chỉ số huyết áp tâm thu thấp là dấu hiệu của tình trạng hạ áp có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho người mắc, thậm chí là đe dọa tính mạng. Sau đây, mời bạn cùng bác sĩ Trương Mỹ Linh tìm hiểu bài viết sau để biết thêm thông tin về vấn đề “huyết áp tâm thu thấp” nhé!

Thế nào là huyết áp tâm thu?

Khi đề cập đến chỉ số huyết áp, có hai chỉ số chúng ta cần quan tâm đó là: huyết áp tâm thuhuyết áp tâm trương. Trong đó chỉ số tâm thu thường được quan tâm nhiều hơn.

Huyết áp tâm thu là lực tác dụng lên thành mạch của máu khi tim tống máu đi. Đây là chỉ số đầu hay chỉ số trên. Chỉ số này biểu thị lực cao nhất trong suốt quá trình co bóp của tim. Tuy nhiên, cả hai chỉ số tâm thu và tâm trương đều có vai trò quan trọng trong biểu thị sức khỏe tim mạch.  

Huyết áp tâm thu thế nào là bình thường? Thế nào là thấp?

Huyết áp tâm thu đo được 120 mmHg hoặc thấp hơn một chút đối với người đang nghỉ ngơi được coi là bình thường. Nếu chỉ số huyết áp tâm thu đo được thấp hơn 90 mmHg được coi là thấp. Tình trạng này gọi là hạ huyết áp. Huyết áp tâm thu nếu thấp hơn một chút có thể là bình thường ở một số người. Tuy nhiên, huyết áp tâm thu thấp liên tục có thể cho thấy các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. 

Hạ huyết áp tâm thu kéo dài có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Do đó cần thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh các chỉ số huyết áp tâm thu khi cần thiết. 

Huyết áp tâm thu được coi là thấp khi chỉ số này dưới 90 mmHg
Huyết áp tâm thu được coi là thấp khi chỉ số này dưới 90 mmHg

Huyết áp tâm thu thấp nguy hiểm như thế nào?

Hạ huyết áp nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu. Hạ huyết áp kéo dài và không được điều trị có thể khiến các cơ quan giảm hoặc ngừng hoạt động.

Hạ huyết áp tâm thu có thể xảy ra nếu lượng máu quá thấp. Nguyên nhân có thể do mất nước nghiêm trọng hoặc do tai nạn mất máu quá nhiều. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi cơ tim quá yếu để tống máu đi trong bệnh cơ tim, hay do mạch vành giãn rộng gây ngất do rối loạn vận mạch. Hạ huyết áp cũng xảy ra khi thay đổi tư thế đột ngột từ nằm hoặc ngồi sang đứng, được gọi là hạ huyết áp tư thế

Biểu hiện khi huyết áp tâm thu thấp

Hạ huyết áp tâm thu có thể gặp khi ở trạng thái nghỉ ngơi bình thường. Nhưng có những trường hợp hạ huyết áp xảy ra khi thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi qua đứng. Trường hợp này gọi là hạ huyết áp tư thế. Hoặc hạ huyết áp tâm thu xảy ra sau khi ăn gọi là hạ huyết áp sau ăn.

Một số tình trạng sau đây có thể gây ra hạ huyết áp tâm thu:

  • Mất nước sau tiêu chảy, nôn mửa.
  • Thiếu máu.
  • Nằm lâu trên giường.
  • Mang thai.
  • Một số tình trạng rối loạn nội tiết tố, tim mạch, thần kinh. 

Trong trường hợp hạ huyết áp tâm thu xảy ra, bạn có thể cảm thấy các triệu chứng sau:

  • Chóng mặt.
  • Ngất xỉu.
  • Choáng váng.
  • Da lạnh, đổ mồ hôi.
  • Đau đầu.
  • Tức ngực.
  • Buồn nôn.
  • Khát nước.
  • Mệt mỏi, khó tập trung.
  • Mờ mắt.
  • Hô hấp yếu.
  • Khó thở.
  • Thậm chí mất ý thức.

Huyết áp thấp nghiêm trọng được coi là tình trạng sốc và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Các triệu chứng khi hạ áp cần gọi y tế ngay khi gặp các triệu chứng bất thường này
Các triệu chứng khi hạ áp cần gọi y tế ngay khi gặp các triệu chứng bất thường này

Kiểm soát tình trạng này như thế nào?

Để kiểm soát tình trạng hạ áp cần kết hợp điều trị dựa trên nguyên nhân và thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt.

  • Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp tâm thu thấp là do thuốc cần điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi/ ngưng sử dụng thuốc.
  • Nếu nguyên nhân do các tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh phù hợp.
  • Thiếu máu dẫn đến hạ áp có thể cần bổ sung sắt hoặc vitamin B12.

Tùy vào tình trạng bệnh lý gây ra hạ áp, bác sĩ sẽ có các điều trị phù hợp để cải thiện hoặc hạn chế các đợt huyết áp thấp. 

Xem thêm: Giải đáp tụt huyết áp nên uống gì để tăng huyết áp

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh giúp bạn phòng ngừa được nhiều bệnh lý tim mạch
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh giúp bạn phòng ngừa được nhiều bệnh lý tim mạch

Để ngăn ngừa hạ áp, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bổ sung thêm lượng muối phù hợp vào chế độ ăn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thực hiện cử động chậm, tránh vội vàng thay đổi tư thế từ nằm, ngồi sang đứng đột ngột
  • Duy trì và kiểm soát cân nặng. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung nước đầy đủ để tránh tình trạng mất nước.
  • Kiểm soát các căng thẳng cảm xúc.
  • Liên hệ bác sĩ khi thấy các dấu hiệu bất thường về mặt sức khỏe

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về vấn đề huyết áp tâm thu thấp. Việc duy trì một huyết áp tâm thu ổn định sẽ giúp bạn có được sức khỏe tim mạch tốt. Thường xuyên thăm khám sức khỏe, thực hiện chế độ ăn và lối sống lành mạnh là những cách giúp bạn tránh được các bệnh lý huyết áp nghiêm trọng.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Understanding Systolic and Diastolic Blood Pressurehttps://www.verywellhealth.com/systolic-and-diastolic-blood-pressure-1746075

    Ngày tham khảo: 27/08/2021

  2. Understanding Blood Pressure Readingshttps://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/understanding-blood-pressure-readings

    Ngày tham khảo: 27/08/2021

  3. Diastole vs. Systole: A Guide to Blood Pressurehttps://www.healthline.com/health/diastole-vs-systole#risk-factors

    Ngày tham khảo: 27/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người