YouMed

Kinh nghiệm đi khám cho bệnh nhân Gãy xương mũi

bác sĩ đinh thị lan phương
Tác giả: ThS.BS Đinh Thị Lan Phương
Chuyên khoa: Tai - Mũi - Họng

Bạn cần phải nhanh chóng nhập viện khi gặp những loại chấn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chấn thương ở mũi của bạn chỉ bao gồm sưng tấy kèm mức độ đau vừa phải, bạn có thể đến khám bác sĩ. Trong thời gian này mũi của bạn có thể giảm sưng phù, giúp bác sĩ đánh giá các tổn thương tốt hơn. Bài viết dưới đây của Bác sĩ Đinh Thị Lan Phương sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm đi khám cho bệnh nhân gãy xương mũi.

Khi nào cần đến bác sĩ thăm khám?

Bạn đừng đợi quá 3 đến 5 ngày để đi khám bác sĩ nếu các dấu hiệu và triệu chứng không thuyên giảm. Trong khoảng thời gian này, cần đi khám ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Cơn đau hoặc sưng tấy không giảm dần.
  • Mũi của bạn trông bị lệch hoặc vẹo sau khi giảm sưng.
  • Bạn cảm thấy khó khăn khi thở bằng mũi dù khi mũi giảm sưng tấy.
  • Bạn bị chảy máu mũi nhiều lần và thường xuyên.
  • Bạn lên cơn sốt.

Khi đi khám, nếu cần thiết, có thể bác sĩ sẽ chuyển bạn đến một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và điều trị thích hợp.

Dưới đây là những thông tin cần thiết giúp bạn sẵn sàng trước buổi khám gãy xương mũi.

Gãy xương mũi
Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường về mũi, bạn hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám

Những điều bạn cần chuẩn bị cho buổi khám bệnh

Để buổi khám bệnh với bác sĩ diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả, bạn nên chuẩn bị một vài thứ sau đây:

  • Viết ra những triệu chứng bạn đang gặp phải, bao gồm việc bạn đang làm khi tai nạn xảy ra.
  • Liệt kê tất cả các thuốc, vitamin và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng.
  • Nếu được, mang theo một tấm ảnh chân dung trước đây của bạn để so sánh với tình trạng hiện tại.
  • Lên danh sách các câu hỏi dành cho bác sĩ.

Việc chuẩn bị trước danh sách câu hỏi sẽ giúp bạn tận dụng hiệu quả thời gian khi khám bệnh. Những câu hỏi bạn có thể hỏi liên quan đến gãy xương mũi là:

  • Tôi cần làm xét nghiệm gì không, chẳng hạn như chụp X quang?
  • Khi nào các vết bầm và sưng biến mất?
  • Mũi của tôi có thể bình thường trở lại như lúc trước không?
  • Tôi cần phải phẫu thuật không?
  • Cần hạn chế gì trong sinh hoạt hằng ngày?
  • Tôi có thể dùng loại thuốc giảm đau nào?
  • Có tờ bướm hay ấn phẩm nào tôi có thể mang về để tham khảo thêm không? Tôi nên xem thêm thông tin trên trang web nào?

Xem thêm: Vết bầm tím bất thường cảnh báo bệnh nguy hiểm bạn nên biết!

Những điều bác sĩ cần biết

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ có thể sẽ hỏi những câu hỏi về tình trạng gãy xương mũi của bạn như sau:

  • Tai nạn xảy ra khi nào?
  • Từ lúc tai nạn đến giờ các triệu chứng có thuyên giảm chút nào không?
  • Mũi của bạn có bị biến dạng hay thay đổi gì không?
  • Có cảm thấy khó chịu hay khó khăn gì khi thở bằng mũi không?
  • Bạn có tham gia môn thể thao tương tác nào không? Nếu có thì bạn dự định tham gia trong bao lâu?
Gãy xương mũi
Hãy chia sẻ và trả lời những câu hỏi của bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách

Qua bài viết trên, bác sĩ Đinh Thị Lan Phương đã hướng dẫn cho bạn những điều cơ bản để chuẩn bị trước khi đi gãy xương mũi. Hi vọng bạn có được các thông tin hữu ích để có một buổi khám bệnh hiệu quả.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người