YouMed

Sự thật về máy đo đường huyết tại nhà và các cơ sở y tế

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Máy đo đường huyết là công cụ tốt để tầm soát cũng như theo dõi bệnh tiểu đường. Các thiết bị này không những có sẵn tại bệnh viện mà còn dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng dụng cụ. Vậy máy đo đường huyết tại nhà và các cơ sở y tế có khác nhau không? Bác sĩ Vũ Thành Đô sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi qua bài viết dưới đây.

Chỉ số đường huyết là gì?

Khả năng chuyển hóa đường trong cơ thể được thể hiện bằng giá trị đường huyết. Đường huyết luôn thay đổi trong ngày nên không cố định. Hơn nữa, chu kỳ ngày đêm, bữa ăn, uống thuốc, vận động cũng ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết. Vì vậy, giá trị bình thường của nó được quy định khác nhau tùy tình huống. Các chỉ số đường bình thường là:

  • Đường huyết được đo bất kỳ thời điểm trong ngày: < 200 mg/dL (< 11.1 mmol/L).
  • Đường huyết được đo sau nhịn ăn ít nhất 8h: 72 – 99 mg/dL (4 – 5.4 mmol/L).
  • Đường huyết được đo sau bữa ăn 2h: < 140 mg/dL (< 7.8 mmol/L).
  • HbA1c < 6% (< 42 mmol/mol).

Chỉ số HbA1c là một yếu tố đánh giá bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, máy đo đường huyết không kiểm tra chỉ số này, HbA1c được xét nghiệm qua máu. Do đó, xét nghiệm được thực hiện tại bệnh viện.

Đối với người bệnh đái tháo đường, thì các chỉ số bình thường thường tăng cao hơn. Vì lượng đường trong máu ở người mắc bệnh vốn cao hơn, nên sẽ có mức giới hạn riêng.  Mục tiêu chung cần đạt đối với người mắc đái tháo đường là:

  • Đường huyết được đo bất kỳ trong ngày: < 200 mg/dL (< 11.1 mmol/L).
  • Đường huyết được đo sau nhịn ăn ít nhất 8h: 72 – 126 mg/dL (4 – 7 mmol/L).
  • Đường huyết được đo sau bữa ăn 1.5h: 90 – 162 mg/dL (5 – 9 mmol/L).
  • Đường huyết được đo sau bữa ăn 2h: < 140 mg/dL (< 7.8 mmol/L).
  • HbA1c < 48 mmol/mol (< 6.5%).
Đường huyết được đo bất kỳ trong ngày: < 200 mg/dL (< 11.1 mmol/L).
Đường huyết được đo bất kỳ trong ngày an toàn khi ở mức: < 200 mg/dL (< 11.1 mmol/L).

Những vấn đề thường gặp với máy đo đường huyết

Đa số các máy đo đều cho kết quả chính xác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các chỉ số này bị sai lệch tương đối. Phát hiện và điều chỉnh những vấn đề này giúp bạn đạt được điều kiện lý tưởng khi thực hiện.

  • Que thử bị hư, hết hạn.
  • Đặt máy ở chỗ quá nóng hay quá lạnh.
  • Vùng da thử đường có vết bẩn, cồn chưa khô.
  • Que thử không tương thích với máy thử.
  • Que thử cắm vào máy thử không chính xác.
  • Không lấy đủ máu.
  • Lấy máu ở vị trí khác ngoài ngón tay có thể bị sai.
  • Người bị thiếu máu.

Nếu có một trong vấn đề này, bạn nên đọc kỹ lại hướng dẫn sử dụng để xem cách xử trí. Những trường hợp khó điều chỉnh, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra chính xác. Phần tiếp theo, hãy cùng YouMed tìm hiểu những khác biệt giữa máy đo đường huyết tại nhà và tại các cơ sở y tế.

Máy đo đường huyết tại các cơ sở y tế

Tại các cơ sở y tế, tùy vào mục đích sử dụng mà sẽ có những thiết bị, cách thức phù hợp với người bệnh. Ngoại trừ các máy đo kiểm tra nhanh như các thiết bị dùng tại nhà, bệnh viện còn có những công cụ chuyên nghiệp hơn.

Đo đường huyết liên tục chuyên dụng

Máy này giúp theo dõi các chỉ số trong một thời gian nhất định. Bệnh nhân sẽ mang máy trong hơn hai tuần,  lượng đường trong máu được đo liên tục và kết quả được trả về bệnh viện.

Đo đường huyết liên tục cá nhân

Tương tự như máy đo chuyên dụng, máy đo liên tục cá nhân sẽ trả kết quả về cho người dùng. Từ đó, người dùng tự nhận biết tình trạng của mình và đưa ra các quyết định xử trí phù hợp.

Song, khi sử dụng các máy này, bạn sẽ cần chỉ định của bác sĩ nếu cần theo dõi sát sao hơn.

Máy đo đường huyết liên tục thường được sử dụng tại phòng chăm sóc đặc biệt
Máy đo đường huyết liên tục thường được sử dụng tại phòng chăm sóc đặc biệt

Máy đo đường huyết tại nhà

Nếu bạn đang xem xét muốn mua một máy đo đường huyết, hãy xem xét đến các tiêu chí sau:

  • Giá cả hợp túi tiền.
  • Dễ sử dụng.
  • Có chức năng đọc và thông báo kết quả.
  • Trả kết quả chính xác và nhanh chóng.
  • Dễ bỏ túi khi đi xa (đi làm, đi du lịch,…).
  • Có chức năng tự tính toán đường huyết trung bình.
  • Có thể kết nối với các smartphones để dễ dàng theo dõi bệnh và bệnh viện dễ quản lý.

Đây là những tiêu chí bạn có thể tham khảo khi mua máy đo này. Người mua hãy xem xét đến mục đích sử dụng của mình để tìm dòng máy phù hợp. Một số máy đo đường huyết đang hiện hành trên thị trường như:

  • AccuChek.
  • Auvon.
  • Prodigy.
  • Contour next.
  • FreeStyle Lite.
  • One Touch.
  • Dario.
AccuChek là một dòng máy đo đường huyết được sử dụng khá phổ biến hiện nay
AccuChek là một dòng máy đo đường huyết được sử dụng khá phổ biến hiện nay

Mỗi máy đo trên đều có ưu nhược điểm riêng, do đó bạn nên nhờ sự tư vấn của người bán. Hãy luôn xem xét những tiêu chí cần thiết nhất đối với với bạn, sau đó bạn có thể tham khảo những vấn đề khác.

Ý nghĩa của các chỉ số đường huyết

Sau khi đo đường huyết, bạn cần chú ý kết quả nhận được và so sánh với ngưỡng bình thường. Những giá trị đường huyết có thể gặp là:

  • Dưới ngưỡng bình thường: bạn đang bị tụt đường huyết, một ít đồ ngọt có thể giúp bạn cải thiện ngay.
  • Vượt ngưỡng bình thường nhưng dưới ngưỡng bệnh lý: bạn có nguy cơ cao mắc đái tháo đường. Điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt có thể giúp ổn định đường huyết.
  • Vượt ngưỡng giá trị của người bệnh: nếu không mắc bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được làm thêm các xét nghiệm tầm soát đái tháo đường. Đối với người bệnh, chỉ số này cho thấy bạn kiểm soát đường huyết không tốt. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều chỉnh thuốc hoặc thay đổi thói quen.
Bổ sung đồ ngọt ngay khi có triệu chứng hạ đường
Bổ sung đồ ngọt ngay khi có triệu chứng hạ đường

Nhìn chung, máy đo đường huyết tại nhà và tại cơ sở y tế đều cho kết quả đáng tin cậy. Quan trọng nhất là cách làm và bảo quản máy, vậy nên bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bạn có thể tìm mua máy đo đường huyết ở bất cứ cửa hàng thiết bị y tế nào. Hãy lựa chọn những nơi uy tín để mua và luôn đảm bảo rằng nó sẽ phù hợp với bạn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Blood glucose monitors: What factors affect accuracy?https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/expert-answers/blood-glucose-monitors/faq-20057902

    Ngày tham khảo: 09/07/2021

  2. LIVING WITH DIABETESBlood Sugar Level Rangeshttps://www.diabetes.co.uk/diabetes_care/blood-sugar-level-ranges.html

    Ngày tham khảo: 09/07/2021

  3. Blood Glucose Monitoringhttps://www.healthline.com/health/blood-glucose-monitoring

    Ngày tham khảo: 09/07/2021

  4. Implementing Inpatient Continuous Glucose Monitor Use During COVID-19https://www.uspharmacist.com/article/implementing-inpatient-continuous-glucose-monitor-use-during-covid19

    Ngày tham khảo: 09/07/2021

  5. The 7 Best Glucometers of 2021https://www.verywellhealth.com/best-glucometers-4686590     

    Ngày tham khảo: 09/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người