Mẹ bầu cần chuẩn bị gì để vượt cạn thành công?
Tìm hiểu về Chính sách quảng cáo để hiểu rõ hơn cách chúng tôi duy trì sự phân biệt rõ ràng giữa nội dung được tài trợ, nội dung quảng cáo và nội dung do đội ngũ YouMed biên tập.
Nội dung bài viết
Quá trình vượt cạn có thể xem là thử thách cuối cùng mà các mẹ bầu cần trải qua trong giai đoạn thai kỳ. Vậy, các mẹ cần chuẩn bị những gì để vượt cạn thành công? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Bác sĩ Nguyễn Dương Diệp – Chuyên khoa Phụ ngoại, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội nhé!
Vượt cạn là gì?
Vượt cạn còn gọi là chuyển dạ, là quá trình em bé rời khỏi tử cung của mẹ để ra ngoài.
Chuyển dạ đủ tháng khi tuổi thai từ đầu tuần thứ 39 – 40 tuần (trung bình 40 tuần, là ngày sinh dự kiến), lúc này thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập, khỏe mạnh mạnh ngoài tử cung.1
Chuyển dạ non tháng khi tuổi thai nhỏ hơn 38 tuần. Và trẻ sinh già tháng khi tuổi thai lớn hơn 42 tuần.1
Quá trình sinh con có thể sinh thường hay sinh mổ. Vượt cạn thành công là khi em bé được sinh ra khỏe mạnh, không có bất kỳ biến chứng nào trong quá trình sinh nở.
Khi mẹ bầu gần đến ngày dự sinh, việc tìm hiểu các dấu hiệu chuyển dạ có thể giúp mẹ bầu chuẩn bị tinh thần và có cuộc vượt cạn thành công.
Dấu hiệu chuyển dạ
Thông thường, quá trình chuyển dạ sẽ đi kèm với các dấu hiệu sau:2 3 4 5
- Ra ít dịch tiết âm đạo nhầy, hơi lẫn máu.
- Sa bụng dưới.
- Đi tiểu nhiều lần.
- Chuột rút, đau vùng lưng dưới.
- Các cơn co thắt của tử cung xảy ra đều đặn, mỗi cơn kéo dài khoảng 60-90 giây là dấu hiệu cho thấy quá trình chuyển dạ bắt đầu, các cơn co thắt trở nên thường xuyên hơn và mạnh hơn khi quá trình chuyển dạ diễn ra.
- Vỡ ối: chuyển dạ đôi khi bắt đầu với nước ối chảy ra từ âm đạo. Thai phụ bị vỡ ối nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Phần lớn thai phụ bị vỡ ối sẽ chuyển dạ trong vòng 24 giờ. Nếu quá trình chuyển dạ vẫn chưa bắt đầu sau 24 giờ, có thể cần phải can thiệp bằng các phương pháp khởi phát chuyển dạ để ngăn ngừa nhiễm trùng và các biến chứng khi sinh.
Khi có dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên làm gì?
Ngày dự sinh chỉ là thời gian dự kiến. Trên thực tế, có nhiều trường hợp em bé chào đợi không đúng ngày dự sinh. Do đó, khi có dấu hiệu sắp sinh bé, mẹ bầu cần bình tĩnh, tránh quá lo lắng và nên thực hiện những điều sau:
- Khám thai đúng lịch để được theo dõi và xác định chính xác đã đến thời điểm cần nhập viện cho việc sinh nở hay chưa. Khi khám thai, mẹ bầu sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn chuẩn bị giấy tờ và những vật dụng cần thiết khi sinh bé, cũng như dặn dò các biểu hiện chuyển dạ cần nhập viện ngay.
- Tập quen với cơn gò chuyển dạ: mọi cơn gò chuyển dạ đều khiến mẹ bầu cảm thấy đau. Tuy nhiên, mẹ bầu cần hiểu rằng, cơn gò chuyển dạ là điều tích cực cần có của quá trình sinh sản. Sau mỗi lần co thắt thì sẽ càng gần thời điểm em bé chào đời.
- Kiểm soát hơi thở, thả lỏng cơ thể: có thể thực hiện bằng cách thở chậm và nhẹ nhàng. Kiểm soát tốt hơi thở có thể giúp sản phụ giảm bớt sự lo lắng và đau đớn.
Các giai đoạn của chuyển dạ
Quá trình chuyển dạ được chia thành ba giai đoạn:2
- Giai đoạn đầu tiên là khi cổ tử cung giãn và mở hết đến 10cm, với những cơn co thắt ngày càng mạnh và thường xuyên giúp kéo giãn, làm mềm và mở cổ tử cung.
- Giai đoạn thứ hai là khi em bé di chuyển qua âm đạo và được sinh ra.
- Giai đoạn thứ ba là sau khi sinh con, tử cung sẽ co thắt để đẩy nhau thai ra ngoài.
Chuyển dạ kéo dài bao lâu?
Đối với sản phụ sinh con so, quá trình chuyển dạ thường kéo dài từ 12 đến 18 giờ. Còn với sản phụ sinh con dạ, thời gian này thường kéo dài từ 8 đến 10 giờ. Tuy nhiên, mỗi người phụ nữ đều có thời gian chuyển dạ khác nhau.6
Chuẩn bị cho quá trình vượt cạn ngay trong thai kỳ
Để có thể vượt cạn dễ dàng hơn, mẹ bầu cần chủ động chuẩn bị cho quá trình này trong lúc mang thai với những hoạt động như sau:7 8 9 10
- Tập thể dục thường xuyên trong quá trình mang thai: tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp mẹ bầu giữ được vóc dáng, cân nặng hợp lý mà còn có thể giúp mẹ bầu cải thiện sức bền, sức chịu đựng tốt hơn trong quá trình chuyển dạ, ít có khả năng phải can thiệp y tế hơn. Các bài tập nhẹ nhàng phù hợp như đi bộ, bơi lội, yoga là những lựa chọn tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.
- Tham gia lớp học tiền sản: tham gia lớp học nhỏ (không quá 10 cặp đôi) có người hướng dẫn phù hợp với mục tiêu của ba mẹ. Các lớp học tiền sản giúp mẹ bầu làm quen với các giai đoạn chuyển dạ và thực hành các biện pháp thoải mái trước khi sự kiện xảy ra, mẹ bầu sẽ cảm thấy bớt lo lắng và có thể giúp quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng hơn.
- Thư giãn bằng cách ngâm mình trong bồn nước ấm và massage cơ thể.
- Khám thai theo lịch hẹn vào những tuần cuối thai kỳ: để biết được chính xác ngôi thai và vị trí của thai nhi, việc sinh con sẽ dễ dàng hơn khi con ở tư thế tối ưu.
- Theo dõi cử động thai: Mẹ bầu cần theo dõi cử động thai máy, mỗi 2 giờ thai nhi sẽ máy và cử động đạp tay chân làm cho mẹ có cảm giác bé vận động. Khi cảm giác thấy thai nhi cử động ít hơn hay không cử động, mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện có khoa sản để bác sĩ chuyên khoa sản kiểm tra sức khỏe thai nhi nhé.
- Ăn uống đầy đủ và bổ sung vitamin trước khi sinh: Mẹ bầu cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những cách tốt nhất để chuẩn bị cho quá trình sinh nở suôn sẻ. Ăn nhiều protein và rau quả đồng thời giảm lượng đường nạp vào giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thai kỳ. Ăn uống đúng cách cũng giúp mẹ tăng cường sức lực khi sinh nở.
Đặc biệt bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết như vitamin và khoáng chất trong suốt thai kỳ do chế độ ăn không cung cấp đủ, giúp mẹ chuẩn bị đủ sức khỏe và năng lượng cho cuộc vượt cạn thành công.
Tham khảo sản phẩm Obimin Plus bổ sung vi dưỡng chất cho mẹ bầu, cung cấp các vitamin và khoáng chất trong đó chứa hàm lượng sắt 30 mg đáp ứng nhu cầu khuyến nghị, kèm vitamin C tăng cường hấp thu sắt giúp phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ, cùng với acid béo DHA, EPA giúp mẹ khỏe, bé thông minh.
Tìm hiểu về Chính sách quảng cáo để hiểu cách chúng tôi duy trì sự phân biệt rõ ràng giữa nội dung được tài trợ, nội dung quảng cáo và nội dung do đội ngũ YouMed biên tập.
Trên đây là bài viết chi tiết về những điều mẹ bầu cần chuẩn bị cho quá trình vượt cạn thành công. Hy vọng mẹ bầu và gia đình đã có thêm nhiều thông tin hữu ích cho thai kỳ thêm trọn vẹn nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Definition of Term Pregnancyhttps://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/committee-opinion/articles/2013/11/definition-of-term-pregnancy
Ngày tham khảo: 11/10/2023
-
Overview of Laborhttps://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default
Ngày tham khảo: 11/10/2023
-
Signs of labor: Know what to expecthttps://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/signs-of-labor/art-20046184
Ngày tham khảo: 11/10/2023
-
Signs that labour has begunhttps://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/signs-of-labour/signs-that-labour-has-begun/
Ngày tham khảo: 11/10/2023
-
Signs of Laborhttps://www.webmd.com/baby/labor-signs
Ngày tham khảo: 11/10/2023
-
How to Tell When Labor Beginshttps://www.acog.org/womens-health/faqs/how-to-tell-when-labor-begins
Ngày tham khảo: 11/10/2023
-
Prenatal Vitaminshttps://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/prenatal-vitamins/
Ngày tham khảo: 11/10/2023
-
Effects of low back massage on perceived birth pain and satisfactionhttps://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1744388117300488
Ngày tham khảo: 11/10/2023
-
Immersion in Water During Labor and Deliveryhttps://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/committee-opinion/articles/2016/11/immersion-in-water-during-labor-and-delivery
Ngày tham khảo: 11/10/2023
-
Counting Baby Kickshttps://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/while-pregnant/counting-baby-kicks/
Ngày tham khảo: 11/10/2023