Tiêu chảy cấp: cho bé dùng thuốc nào?
Nội dung bài viết
Đa số các trường hợp tiêu chảy cấp có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Nếu vậy thì có cần cho các bé yêu dùng thuốc điều trị tiêu chảy cấp không? Thuốc có thật sự giúp ích cho bệnh không? Trường hợp nào cần uống và khi nào không nên lạm dụng thuốc? Cùng tìm hiểu qua bài viết của Bác sĩ chuyên khoa Nhi Phạm Thị Mỹ Anh nhé!
Thuốc chống nôn ói
Như đã biết, một đợt bệnh tiêu chảy cấp điển hình sẽ bắt đầu bằng việc bé yêu nhợn ói và ói nhiều. Ở lứa tuổi càng nhỏ các triệu chứng diễn ra một cách ồ ạt và đột ngột. Điều này có thể làm cho ba mẹ hoảng sợ rất nhiều. Bé ói, không ăn được như vậy suy kiệt, ảnh hưởng đến dạ dày vì không có thức ăn trong bụng… Không những vậy, ói nhiều có thể gây hạ đường huyết và rối loạn điện giải. Sao bé ói nhiều mà đi khám bác sĩ chỉ dặn cho ăn uống chậm lại mà không cho bé thuốc chống ói?
Sử dụng bất kì thuốc nào cũng sẽ có một số tác dụng không mong muốn. Vì vậy, chăm sóc ban đầu tại nhà đối với trẻ bị tiêu chảy cấp có nôn ói vẫn luôn luôn là cho trẻ ăn uống chậm lại với lượng ít và thường xuyên. Nếu trẻ vẫn không cải thiện triệu chứng nôn thì cần phải đi khám bác sĩ để được đánh giá mức độ bệnh, biến chứng của bệnh, loại trừ những bệnh khác có cùng triệu chứng để quyết định có sử dụng thuốc hay không.
Lưu ý đối với một số thuốc chống nôn ói
Trước đây một số thuốc chống nôn khác như Metochlopramide, Domperidon, Anti-histamine, Dexamethasone thường được sử dụng và được chấp nhận tại một số quốc gia như Ý, Pháp, Tây Ban Nha. Hiện nay, chúng không còn được khuyến cáo thường xuyên trong điều trị nôn do tiêu chảy cấp ở trẻ em. Lí do là tác dụng phụ của thuốc lên tim mạch, hệ thần kinh và các hệ cơ quan khác nhiều hơn là tác dụng chính chống nôn.1
Metoclopramid có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng cho thần kinh và tim mạch.2 3 theo EMA-AIFA (22/01/2014), cấm sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 1 tuổi, và chỉ dùng cho trẻ từ 1-18 tuổi để điều trị buồn nôn và nôn sau phẫu thuật (tiêm tĩnh mạch) hoặc trong hóa trị liệu (uống hoặc tiêm tĩnh mạch).4 5
Domperidone không còn được cấp phép sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi và nặng dưới 35kg. Bởi vì nó không cho thấy hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng buồn nôn ở trẻ.6 Bên cạnh đó, việc sử dụng loại thuốc này cũng cho thấy nhiều phản ứng bất lợi về tim mạch ở một số đối tượng.7
Tiêu chảy cấp là một bệnh rất dễ lây lan đặc biệt qua đường tiêu hóa thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn và có thể gây thành dịch lớn. Nhất là những khu vực dân cư đông đúc. Đối tượng mắc bệnh thường gặp nhất là trẻ em ở độ tuổi mầm non và tiểu học. Chăm sóc cho người bị tiêu chảy cấp cần đặc biệt lưu ý bù nước và chất điện giải kịp thời.
Xem thêm: Tiêu chảy cấp: Nguy cơ đến từ thói quen ăn uống
Thuốc tiêu chảy
Ngoài nôn thì tiêu lỏng nhiều cũng là một việc gây lo lắng. Vì vậy suy nghĩ chung của phụ huynh là muốn cho con uống thuốc nào để cầm tiêu chảy càng nhanh càng tốt. Khi trẻ đã giảm tiêu lỏng, phân đặc hơn thì tâm lý của ba mẹ bớt nặng nề hơn vì nghĩ con đã sắp hết bệnh rồi. Nhưng sự thật có phải như vậy không?
- Thuốc giảm nhu động ruột : tên thị trường là Imodium (thành phần hoạt chất: loperamid). Loperamid không được khuyến cáo dùng cho trẻ em 1 cách thường quy.8 Việc sử dụng thuốc cần được cân nhắc kỹ càng và phải có sự chỉ định từ bác sĩ. Thuốc làm giảm nhu động ruột nên giảm số lần đi tiêu một cách rõ ràng và nhanh chóng. Khi chưa hết bệnh, lòng ruột vẫn thải ra phân lỏng. Thay vì thải phân ra ngoài, thì thuốc này làm cho phân chứa các virus, vi khuẩn và độc tố nằm lại trong lòng ruột. Điều gây chướng bụng, tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc; thậm chí là hoại tử ruột.
- Smecta (Diosmecite): Một số nghiên cứu đã cho thấy Smecta có thể rút ngắn thời gian tiêu chảy.9 10
- Thuốc kháng tiết: giúp giảm tiết dịch trong lòng ruột, làm đặc phân.
- Hidrasec (Racecadotril): làm giảm thời gian tiêu lỏng, giảm nguy cơ truyền dịch.
- Kẽm: giảm tiết dịch từ lòng ruột giúp làm đặc phân, hỗ trợ tái tạo niêm mạc đường ruột, có thể tăng sức đề kháng, giảm thời gian tiêu chảy và giảm được nguy cơ tiêu chảy kéo dài trên 7 ngày. Tổ chức y tế thế giới WHO và UNICEF khuyến cáo bổ sung kẽm trong vòng 10 – 14 ngày cho trẻ bệnh.11 12
Oresol
Oresol là dung dịch điện giải dùng trong bù nước bằng đường uống.
Tuy nhiên ORS không phải là tốt trong mọi trường hợp. Ở những trẻ tiêu chảy ít, ở trẻ nhỏ, sử dụng ORS nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ vì ORS có thể là khó uống ở một số trẻ, dễ làm trẻ nôn, hoặc có thể làm trẻ giảm bú sữa.
Xem thêm: Bệnh tiêu chảy cấp: Hỏi các bác sĩ sao cho đúng
Probiotics: men vi sinh
Probiotics là các vi khuẩn có lợi cho đường ruột; giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột bằng cách kìm hãm sự tăng sinh của các loại vi sinh vật xấu. Mặc dù một số nghiên cứu cho rằng men vi sinh có thể làm giảm thời gian tiêu chảy khoảng 12 đến 24 giờ. Nhưng các thử nghiệm nghiêm ngặt hơn lại không cho thấy chúng thật sự có hiệu quả.13 14
Lưu ý: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại men vi sinh khác nhau. Nhưng không phải loại nào cũng có tác dụng cho bệnh tiêu chảy. Hai loại probiotics được khuyến cáo sử dụng hiện nay là Lactobacillus rhamnosus GG và Saccharomyces boulardii.15
Kháng sinh
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy cấp là do virus gây ra. Nên không cần điều trị kháng sinh ở những trường hợp này.
Một phần nhỏ các trẻ bị tiêu chảy cấp do vi trùng. Thông thường, nhiễm trùng cần được điều trị với kháng sinh. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng trong tiêu chảy cấp. Ở các trường hợp tiêu chảy cấp nhẹ do vi trùng, trẻ vẫn có thể khỏi bệnh trong vài ngày nhờ vi khuẩn gây bệnh được loại bỏ theo phân dù không điều trị kháng sinh.16
Trên đây là thông tin về một số loại thuốc tiêu chảy cấp cho trẻ. Như vậy, ở đa số các trường hợp, chăm sóc ban đầu hợp lý nhất là hỗ trợ triệu chứng cho trẻ mà không phải là dùng thuốc để ngăn triệu chứng. Bệnh thường diễn tiến ồ ạt nên bạn cần cho bé đến khám bác sĩ để nhận được sự tư vấn chăm sóc trẻ, cũng như kê các toa thuốc với liều lượng và thời gian phù hợp, sớm phát hiện các biến chứng của bệnh.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Antiemetics and gastroenteritishttps://www.pharmaco-vigilance.eu/content/antiemetics-and-gastroenteritis
Ngày tham khảo: 02/03/2023
-
Neuroleptic Malignant Syndrome: A Primary Care Perspectivehttps://www.psychiatrist.com/pcc/effects/neuroleptic-malignant-syndrome/neuroleptic-malignant-syndrome-primary-care-perspective/
Ngày tham khảo: 02/03/2023
-
Metoclopramide and Extrapyramidal Symptoms: A Case Reporthttps://www.jopan.org/article/S1089-9472(08)00242-6/fulltext
Ngày tham khảo: 02/03/2023
-
European Medicines Agency recommends changes to the use of metoclopramidehttps://www.ema.europa.eu/en/documents/referral/metoclopramide-article-31-referral-european-medicines-agency-confirms-changes-use-metoclopramide_en.pdf
Ngày tham khảo: 02/03/2023
-
NOTA INFORMATIVA IMPORTANTE CONCORDATA CON L’AGENZIA EUROPEA DEI MEDICINALI (EMA) E L’AGENZIA ITALIANA DEL FARMACO (AIFA)https://www.aifa.gov.it/documents/20142/241044/Metoclopramide_Ar_31_DHPC.pdf
Ngày tham khảo: 02/03/2023
-
Safety and Efficacy of Low-dose Domperidone for Treating Nausea and Vomiting Due to Acute Gastroenteritis in Childrenhttps://journals.lww.com/jpgn/Fulltext/2019/10000/Safety_and_Efficacy_of_Low_dose_Domperidone_for.7.aspx
Ngày tham khảo: 02/03/2023
-
Domperidone and Risk of Ventricular Arrhythmia and Cardiac Death: A Systematic Review and Meta-analysishttps://link.springer.com/article/10.1007/s40261-015-0360-0
Ngày tham khảo: 02/03/2023
-
Patient education: Acute diarrhea in children (Beyond the Basics)https://www.uptodate.com/contents/acute-diarrhea-in-children-beyond-the-basics
Ngày tham khảo: 02/03/2023
-
Management of Lithuanian children's acute diarrhoea with Gastrolit solution and dioctahedral smectitehttps://journals.lww.com/eurojgh/Abstract/2002/04000/Management_of_Lithuanian_children_s_acute.15.aspx
Ngày tham khảo: 02/03/2023
-
Efficacy of Diosmectite (Smecta)® in the Treatment of Acute Watery Diarrhoea in Adults: A Multicentre, Randomized, Double-Blind, Placebo-Controlled, Parallel Group Studyhttps://www.hindawi.com/journals/grp/2011/783196/
Ngày tham khảo: 02/03/2023
-
Zinc supplementation for acute gastroenteritishttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3625079/
Ngày tham khảo: 02/03/2023
-
WHO/UNICEF JOINT STATEMENT - CLINICAL MANAGEMENT OF ACUTE DIARRHOEAhttps://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/68627/WHO_FCH_CAH_04.7.pdf;jsessionid=0DC26A9C845DEA50018951C4EB31CEEF?sequence=1
Ngày tham khảo: 02/03/2023
-
Multicenter Trial of a Combination Probiotic for Children with Gastroenteritishttps://www.nejm.org/doi/10.1056/NEJMoa1802597
Ngày tham khảo: 02/03/2023
-
Lactobacillus rhamnosus GG versus Placebo for Acute Gastroenteritis in Childrenhttps://www.nejm.org/doi/10.1056/NEJMoa1802598
Ngày tham khảo: 02/03/2023
-
European Society for Paediatric Gastroenterology, Hepatology, and Nutrition/European Society for Paediatric Infectious Diseases Evidence-based Guidelines for the Management of Acute Gastroenteritis in Children in Europehttps://www.naspghan.org/files/documents/pdfs/training/curriculum-resources/common-outpatient/ESPGHAN_ESPID_Guidelines_for_the_Management_of_Acute_diarrhea_JPGN2008.pdf
Ngày tham khảo: 02/03/2023
-
Báo cáo hội nghị đồng thuận khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tiêu cháy cấp ở trẻ emhttps://benhviennhitrunguong.gov.vn/bao-cao-hoi-nghi-dong-thuan-khuyen-cao-ve-chan-doan-va-dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-em.html
Ngày tham khảo: 02/03/2023