YouMed

Ngủ trưa gặp ác mộng và lời giải mã từ y học hiện nay

bác sĩ nguyễn trung nghĩa
Tác giả: ThS.BS Nguyễn Trung Nghĩa
Chuyên khoa: Tâm thần

Cơn ác mộng có thể đến vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nhiều người thường có những giấc mơ ám ảnh vào ban đêm. Dẫu vậy hiện nay, vẫn có nhiều cá nhân ngủ trưa gặp ác mộng. Vậy do đâu ác mộng lại đến vào buổi trưa? Chúng có thể gây những tác động gì đến sức khỏe? Và đâu là giải pháp cho hiện tượng này? Trong bài viết sau đây, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa sẽ cùng bạn giải mã những câu hỏi này dưới góc nhìn khoa học. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé!

Thế nào là ngủ trưa gặp ác mộng?

Một giấc ngủ trưa được định nghĩa là ngủ ít nhất 5 phút liên tục, không quá 2 tiếng, và diễn ra bất kỳ thời điểm nào sau bữa ăn trưa.1 Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa sẽ loại bỏ những suy nghĩ lộn xộn và khôi phục não bộ. Theo các chuyên gia y tế, tác dụng này thể hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng có thể đi kèm với những cơn ác mộng.

Ngủ trưa gặp ác mộng sẽ cản trở sự tái tạo năng lượng cho cơ thể để làm việc
Ngủ trưa gặp ác mộng sẽ cản trở sự tái tạo năng lượng cho cơ thể để làm việc

Đối với giấc ngủ trưa lý tưởng nhất thường kéo dài từ 20 đến 30 phút. Trong đó, 10 phút đi vào giấc ngủ, 10 đến 15 phút để ngủ thực sự. Khoảng thời gian ngủ nửa sau đó được gọi là REM. Một giấc mơ thường xảy ra trong giai đoạn REM – giai đoạn cử động mắt nhanh khi ngủ.

Nội dung của những giấc mơ thường là hình ảnh, ít âm thanh và sự chuyển động. Khoảng 12% những giấc mơ chỉ có màu đen và trắng. Những giấc mơ này xoay quanh: đối đầu với nguy hiểm, đe dọa thể chất, bị rơi từ trên cao, bị rượt đuổi,… gọi là ác mộng. Trẻ em hay gặp hơn người lớn, bắt đầu từ 3 đến 6 tuổi. Đặc biệt hơn, những giấc mơ thường kéo dài hơn vào buổi sáng. Do đó, ngủ trưa gặp ác mộng thường gặp ở nhiều người.2

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc ngủ trưa nhiều có tốt không?

Nguyên nhân của hiện tượng ngủ trưa gặp ác mộng

Có nhiều lý giải cho hiện tượng ngủ trưa gặp ác mộng. Bởi lẽ ác mộng là những nội dung tổng hợp và xử lý thông tin thu thập trong ngày. Chúng có thể là đại diện cho hồi ức và những trải nghiệm vô thức gây khó chịu. Một số nguyên nhân được nhiều chuyên gia đưa ra là:

  • Khác với một giấc ngủ gật bất chợt đến khi xem một bộ phim, giấc ngủ trưa đi kèm với giấc mộng cho thấy sự căng thẳng. Bởi lẽ giấc ngủ trưa thường ngắn và có thể giám sát. Do đó trạng thái lo lắng là nguyên nhân hàng đầu thúc đẩy gặp ác mộng ngay cả khi ngủ trưa.
  • Những thuốc trị tăng huyết áp, viêm khớp, giãn cơ sẽ tác động đến hệ thần kinh của bạn. Về lâu dài, chúng ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi và thư giãn. Điều này hình thành cơn ác mộng khi ngủ trưa.
  • Một giấc ngủ trưa ngắn có tác dụng điều tiết sự mệt mỏi và bệnh tim mạch tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn ngủ kéo dài lâu hơn, nó sẽ phá vỡ nhịp sinh học. Từ đó, nó ảnh hưởng thời gian ngủ vào ban đêm. Trong khi đó, giấc ngủ đêm lại chính là giấc ngủ quan trọng nhất để tái tạo năng lượng. Từ đó, chúng tạo ra một vòng luẩn quẩn gây ác mộng khi ngủ.
  • Đầu thai kỳ: Đây là giai đoạn nhạy cảm, dễ gặp ác mộng khi ngủ trưa ở mẹ bầu. Bởi sự thay đổi nồng độ hormone, trạng thái khi ngủ và cảm xúc của cơ thể sẽ tác động đến chất lượng giấc ngủ. Nhiều phụ nữ mang thai cho biết họ thường gặp ác mộng khi ngủ trưa trong những ngày đầu thai kỳ.3

Hậu quả của gặp ác mộng khi ngủ trưa

Nhiều khảo sát cho thấy những người trên 60 tuổi ngủ trưa thực hiện bài kiểm tra sức khỏe nhận thức tốt hơn người không ngủ trưa cùng tuổi. Nhưng việc gặp ác mộng có thể sẽ làm giảm công dụng trên. Những giấc mơ sống động thường không ảnh hưởng đến sức khỏe, có chăng chỉ là thoáng qua. Tuy nhiên, những cơn ác mộng lại tác động tiêu cực đến thể chất và tinh thần của người mắc phải. Chúng có thể kéo dài hàng tuần hay hàng tháng. Từ đó chúng đem lại những hậu quả nặng nề.

Đầu tiên, hiện tượng ngủ trưa gặp ác mộng làm gián đoạn giờ nghỉ trưa của bạn. Từ đó, giảm năng suất của não bộ vào nửa sau của ngày làm việc.

Chúng làm rối loạn cảm xúc. Thậm chí một cơn ác mộng quá sống động có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm hoặc lo lắng quá mức. Theo thời gian, chúng làm cạn kiệt tâm trí của bạn.

Theo thời gian, khi thường xuyên gặp ác mộng, bạn sẽ lo sợ, bồn chồn trước khi đi ngủ. Từ đó, bạn hình thành tiềm thức né tránh việc ngủ trưa, tệ hơn là buổi tối. Ngoài ra, ngủ trưa gặp ác mộng cũng đồng thời làm giảm chất lượng thư giãn, gia tăng sự căng thẳng.

Những ám ảnh từ ác mộng sẽ khiến bạn suy nghĩ tiêu cực và có hành vi tổn hại bản thân. Nhiều chuyên gia cho rằng tự tử là hậu quả tiềm ẩn của những cơn ác mộng không được chữa trị. Đây là suy nghĩ cực kỳ nghiêm trọng.

Xem thêm: Bật mí cho bạn những cách để ngủ không mơ thấy ác mộng

Thường xuyên gặp ác mộng khi ngủ trưa có thể khiến bạn sợ việc đi ngủ vào ban đêm
Thường xuyên gặp ác mộng khi ngủ trưa có thể khiến bạn sợ việc đi ngủ vào ban đêm

Giải pháp cải thiện ngủ trưa gặp ác mộng

Những cơn ác mộng hoàn toàn được xóa bỏ bằng hỗ trợ y tế và thay đổi lối sống. Vì thế cần có những giải pháp cải thiện như:

  • Một giấc ngủ hiệu quả nhất là từ 10 đến 30 phút, trong khoảng từ 1 đến 3 giờ chiều.
  • Nếu bạn thường xuyên chớp mắt nhiều hơn 2 tiếng, có thể là tín hiệu cho chất lượng và thời gian ngủ ban đêm giảm. Vì thế, bạn cần gặp bác sĩ ngay khi thường xuyên gặp phải tình trạng này.
  • Tránh để tinh thần căng thẳng bằng cách hít thở sâu, vẽ tranh, hoặc việc nào đó bạn yêu thích trước khi ngủ trưa. Những hoạt động nhẹ nhàng như thế sẽ vô cùng hiệu quả cho tinh thần sảng khoái. Do đó, bạn cần dành thời gian trong ngày cho bản thân.
  • Không được sử dụng tự ý những thuốc trị tăng huyết áp, viêm khớp, giãn cơ. Nếu những căn bệnh mãn tính được kiểm soát tốt sẽ đẩy lùi việc này. Do đó, bạn cần chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời tránh sử dụng chất kích thích hay chất gây nghiện.
  • Ăn quá no trước khi ngủ trưa sẽ dễ khiến bạn gặp những giấc mộng ám ảnh. Bởi lẽ nó làm tăng quá trình trao đổi chất. Từ đó, não bộ của bạn sẽ hoạt động nhiều hơn, kể cả khi ngủ. Do đó, bạn cần ăn vừa phải, không quá no trước khi nghỉ trưa.
Bạn cần tránh ăn quá no trước khi ngủ trưa để hạn chế gặp những ác mộng
Bạn cần tránh ăn quá no trước khi ngủ trưa để hạn chế gặp những ác mộng

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng ngủ trưa gặp ác mộng. Hiện tượng này đôi khi xảy ra là điều bình thường. Nhưng nếu nó diễn ra với tần suất thường xuyên, bạn cần hết sức lưu ý vì những hậu quả của chúng đối với sức khỏe. Bạn cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân của hiện tượng này từ đó tìm ra giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Afternoon Naps Can Boost Your Mental Agility — Here’s Whyhttps://www.healthline.com/health-news/afternoon-naps-can-boost-your-mental-agility-heres-why#Not-all-naps-are-healthy 

    Ngày tham khảo: 11/12/2021

  2. 45 Mind-Boggling Facts About Dreamshttps://www.healthline.com/health/facts-about-dreams#nightmares  

    Ngày tham khảo: 11/12/2021

  3. What does it mean when we dream?https://www.medicalnewstoday.com/articles/284378

    Ngày tham khảo: 11/12/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người