Những nguyên nhân ung thư máu có thể bạn chưa biết
Nội dung bài viết
Khi nhắc đến căn bệnh ung thư, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng phải e ngại vì đó là một căn bệnh ác tính và có tỉ lệ tử vong cao. Trong đó, ung thư máu không phải là trường hợp ngoại lệ. Trong nhiều năm gần đây, ung thư máu được xem là căn bệnh thế kỉ vì tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao. Vậy ung thư máu là gì? Nguyên nhân ung thư máu do đâu? Bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lương Huy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ung thư máu là gì?
Máu gồm có ba loại tế bào chính là: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Trong đó, hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Bạch cầu có tác dụng giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Tiểu cầu có tác dụng trong quá trình đông, cầm máu.
Bệnh bạch cầu là một tình trạng ác tính liên quan đến việc sản xuất quá nhiều bạch cầu chưa trưởng thành hoặc bất thường, cuối cùng sẽ ngăn chặn việc sản sinh ra các tế bào máu bình thường và gây ra các triệu chứng liên quan đến thiểu sản tế bào máu.1
Khi các tế bào bạch cầu tăng đột biến như vậy, chúng sẽ thiếu thức ăn cũng như nguồn dinh dưỡng. Chính vì thế, bạch cầu sau đó thường ăn chính các tế bào hồng cầu của cơ thể. Điều này dẫn đến người bệnh sẽ bị thiếu máu nghiêm trọng dẫn đến thiếu oxy trong cơ thể.
Nguyên nhân ung thư máu
Các bệnh lý ung thư nói chung thường không có nguyên nhân rõ ràng và ung thư máu cũng như vậy. Nguyên nhân ung thư máu vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, người ta đã xác định được các yếu tố nguy cơ gây ung thư máu. Dưới đây là các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư máu mà chúng ta cần biết như: 2 3
1. Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ, bức xạ ion hoá
Việc nhiễm một lượng lớn các tia phóng xạ trong thời gian dài có khả năng cao bị mắc bệnh ung thư máu. Đây là một trong những nguyên nhân ung thư máu thường gặp.
2. Bệnh nhân từng điều trị ung thư khác
Các phương pháp điều trị ung thư như hoá trị hay xạ trị sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu. Tuy nhiên, tỉ lệ này chiếm rất nhỏ.
3. Tiếp xúc với hoá chất
Bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với hoá chất như benzen, formaldehyde…
4. Hút thuốc lá
Trong thuốc lá có chứa hơn 40 loại hoá chất độc hại có khả năng gây ung thư. Những người hút thuốc lá nhiều trong thời gian dài sẽ có nguy cơ mắc ung thư máu càng cao.
5. Tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu
Nếu các thành viên trong gia đình bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, nguy cơ mắc bệnh của bạn có thể tăng lên.
Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác như: người bị hội chứng Down, thiếu máu Fanconi, hội chứng Bloom, hội chứng Li-Fraumeni,…
Triệu chứng của bệnh
Các triệu chứng bệnh bạch cầu khác nhau, tùy thuộc vào loại bệnh bạch cầu. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bạch cầu phổ biến bao gồm:4
- Sốt hoặc ớn lạnh.
- Mệt mỏi dai dẳng, suy nhược.
- Nhiễm trùng thường xuyên hoặc nghiêm trọng.
- Giảm cân mà không cần cố gắng.
- Sưng hạch bạch huyết, gan to hoặc lá lách to.
- Dễ chảy máu hoặc bầm tím.
- Chảy máu cam tái phát.
- Các đốm đỏ nhỏ trên da của bạn (đốm xuất huyết).
- Đổ mồ hôi quá nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
- Đau hoặc đau xương.
Mặc dù hai yếu tố nguy cơ chính của bệnh ung thư máu là di truyền và môi trường xung quanh. Tuy nhiên theo các chuyên gia, vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào xác định được ung thư máu có di truyền hay không. Theo các chuyên gia, hầu hết các trường hợp ung thư máu là không di truyền. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ khoảng 5% bệnh nhân mắc ung thư máu là do di truyền.
Phân loại ung thư máu
Sau khi đã tìm hiểu về các nguyên nhân ung thư máu, bạn cũng nên biết một số loại ung thư máu thường gặp. Dựa vào nguồn gốc của các tế bào ung thư. Người ta chia ung thư máu thành ba nhóm lớn là bệnh bạch cầu (chiếm 36%), ung thư hạch – lymphoma (chiếm 46%), bệnh đa u tuỷ (chiếm 18%).4
1. Bệnh bạch cầu
Bạch cầu là một một hệ thống miễn dịch quan trọng của cơ thể. Có tác dụng chống lại các nhân nhiễm trùng. Khi mắc bệnh bạch cầu, số lượng bạch cầu sẽ tăng lên rất nhanh trong tuỷ xương làm tắt nghẽn tuỷ xương. Khi số lượng quá nhiều, chúng sẽ thiếu nguồn dinh dưỡng. Dẫn đến chúng sẽ ăn các tế bào hồng cầu gây nên hiện tượng thiếu máu của cơ thể. Trong bệnh bạch cầu lại chia ra thành nhiều loại khác như: cấp hay mạn tính, trẻ em hay người lớn…
2. Bệnh ung thư hạch (Lymphoma)
Hệ thống hạch lympho cũng là một thành phần quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Chúng giúp cơ thể chống lại các tác nhân nhiễm trùng. Lymphoma là loại ung thư xuất phát từ hạch lympho. Chúng cũng được chia thành nhiều loại khác nhau tuỳ vào tế bào hạch bị bệnh. Tuy nhiên, bệnh ung thư hạch có sự diễn tiến bệnh chậm hơn so với bệnh bạch cầu.
3. Bệnh đa u tuỷ
Đây là bệnh lý liên quan đến sự tăng sinh của các tương bào. Tương bào có tác dụng sản sinh ra kháng thể cho cơ thể. Trong bệnh đa u tuỷ, khi số lượng tương bào tăng lên quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Xem thêm: Ung thư máu có chữa được không? Lời giải đáp đến từ bác sĩ
Tóm lại, ung thư máu là một bệnh lý ác tính và có tỉ lệ tử vong cao. Chúng ta không nên chủ quan về bệnh lý này. Khi mắc bệnh cần phải điều trị kịp thời để tránh nguy cơ tử vong. Hy vọng bài viết trên đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lương Huy đã cung cấp cho bạn những thông tin về nguyên nhân ung thư máu. Giúp bạn hiểu rõ các yếu tố nguy cơ gây bệnh và nâng cao ý thức phòng ngừa từ sớm. Nếu các bạn có thắc mắc hay câu hỏi cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Overview of Leukemiahttps://www.msdmanuals.com/professional/hematology-and-oncology/leukemias/acute-lymphoblastic-leukemia-all
Ngày tham khảo: 24/12/2022
-
Ung thư máuhttps://suckhoedoisong.vn/ung-thu-mau-169106426.htm
Ngày tham khảo: 24/12/2022
-
Leukemiahttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560490/
Ngày tham khảo: 24/12/2022
-
Leukemiahttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/leukemia/symptoms-causes/syc-20374373
Ngày tham khảo: 24/12/2022