YouMed

Nổi mề đay kéo dài: Có phương pháp điều trị dứt điểm không?

bác sĩ nguyễn thị thảo
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo
Chuyên khoa: Da liễu

Nếu bạn thường xuyên nổi mề đay kéo dài và cảm thấy ngứa cũng như khó chịu. Nếu bạn đã chịu đựng các triệu chứng này vài tháng thậm chí vài năm. Vậy thì có thể bạn đang mắc bệnh mề đay mạn tính. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Bác sĩ chuyên khoa Da liễu Nguyễn Thị Thảo để nắm rõ bệnh và hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc bản thân cũng như phòng ngừa các đợt nổi mề đay sau này.

Mề đay (phát ban) mạn tính là gì?

Phát ban (nổi mề đay) là những sẩn hồng ban, ngứa do các phản ứng trên da. Những sẩn hồng ban này rất đa dạng về kích thước, cũng như biến đổi rất nhanh. Các sẩn này xuất hiện cũng như lặn đi rất nhanh.

Tình trạng này được gọi là mề đay mạn tính (nổi mề đay kéo dài) khi các sẩn này xuất hiện trên 6 tuần. Kèm theo đó là tình trạng tái đi tái lại trong nhiều tháng, năm. Nguyên nhân gây ra tình trạng phát ban mạn tính vẫn chưa rõ ràng.

Phát ban mạn tính có thể rất khó chịu, gây mất ngủ và cản trở các hoạt động thường ngày. Đối với nhiều người, thuốc kháng histamine và thuốc giảm ngứa có thể giúp giảm các triệu chứng.

Nổi mề đay mức độ nặng
Nổi mề đay mức độ nặng

Nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay kéo dài

Sẩn và mảng mề đay xuất hiện khi các tế bào trong máu giải phóng Histamine và một số chất trung gian hóa học khác, các chất này gây ra tình trạng ngứa trên da của bạn. Thường thì các bác sĩ không thể xác định được nguyên nhân gây đợt cấp hay bệnh mạn (nổi mề đay kéo dài). Các phản ứng trên da có thể xuất hiện do các nguyên nhân sau:

  • Thuốc giảm đau.
  • Côn trùng hoặc ký sinh trùng.
  • Nhiễm trùng
  • Gãi.
  • Căng thẳng.
  • Ánh sáng mặt trời.
  • Tập thể dục.
  • Rượu hoặc thức ăn.
  • Các áp lực lên da như quần áo bó, thắt lưng,…
  • Nhiệt độ (nóng hoặc lạnh).

Trong một số trường hợp, nổi mề đay kéo dài có thể liên quan đến một bệnh lý tiềm ẩn. Ví dụ như bệnh lý tuyến giáp hay hiếm gặp là ung thư.

Triệu chứng 

Các triệu chứng và dấu hiệu của phát ban mạn tính (nổi mề đay kéo dài) bao gồm:

  • Các sẩn, mảng hồng ban màu hồng, đỏ có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể.
  • Ngứa, có thể diễn tiến nặng.
  • Sưng đau (phù mạch) vùng môi, mí mắt và bên trong cổ họng.
  • Các triệu chứng có thể khởi phát sau khi tiếp xúc với một số yếu tố. Ví dụ như: môi trường/nước nóng/lạnh, tập thể dục, căng thẳng.
  • Các triệu chứng tồn tại hơn 6 tuần và thường xuyên tái phát. Và chúng cũng xuất hiện không thể dự đoán được, đôi khi trong nhiều tháng hoặc năm.

Các đợt nổi mề đay cấp tính thường xuất hiện đột ngột và cũng thường hết sau vài tuần.

Khi nào bạn cần đến sự chăm sóc của bác sĩ

Hãy gặp bác sĩ nếu bạn bị nổi mề đay nặng hoặc liên tục trong vài ngày. Bên cạnh đó, nếu như bạn đột ngột chóng mặt, khó thở nhiều, thở rít,… thì bạn cần nhờ người xung quanh gọi cấp cứu vì có thể bạn có thể rơi vào tình trạng sốc phản vệ do nổi mề đay kéo dài.

Khi nào bạn cần đến sự chăm sóc của bác sĩ
Khi nào bạn cần đến sự chăm sóc của bác sĩ

Biến chứng nổi mề đay kéo dài

Mề đay mạn tính thường không gây ra tình trạng nặng nề, đột ngột như sốc phản vệ. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy những triệu chứng trở nên nặng hơn, bạn nên liên lạc với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí cụ thể.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ đánh giá lâm sàng và hỏi bạn một số câu hỏi để đánh giá cách chi tiết các triệu chứng của bạn. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn theo dõi các triệu chứng và ghi chú vào một quyển sổ:

  • Các hoạt động thường ngày của bạn.
  • Bất kỳ loại thuốc, thảo dược hay thực phẩm chức năng nào mà bạn sử dụng.
  • Những gì bạn ăn và uống.
  • Nơi các mề đay nổi lên, và thời gian tồn tại.

Nếu bác sĩ nghi ngờ các triệu chứng của bạn do một bệnh lý tiềm ẩn nào đó, bác sĩ sẽ đề nghị một số xét nghiệm cần thiết, như xét nghiệm máu hay xét nghiệm da.

Có phương pháp điều trị dứt điểm nổi mề đay kéo dài không?

Phát ban mạn tính không kéo dài mãi mãi. Trong phần lớn các trường hợp bệnh sẽ kéo dài trong từ 1 đến 5 năm. Với số ít người, có thể kéo dài lâu hơn. Hiện tại, chưa có phương pháp chữa trị nào có thể dứt điểm được bệnh. Tuy nhiên, các biện pháp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống có thể giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn.

Thường bác sĩ sẽ khuyên bạn điều trị tại nhà bằng thuốc kháng histamine. Nếu như không có hiệu quả, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để được tư vấn về việc phối hợp thuốc cũng như tìm ra thuốc có tác dụng với bệnh của bạn.

1. Thuốc kháng Histamine

Thuốc kháng Histamine thường không gây hại và có thể sử dụng hằng ngày giúp giảm triệu chứng. Tuy nhiên, thuốc vẫn có một số tác dụng phụ nhất định. Một số loại thuốc kháng Histamine như:

Nếu thất bại trong điều trị với các thuốc kháng histamine, bác sĩ có thể tăng liều thuốc hoặc thử nhóm thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ và sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ví dụ như hydroxyzine pamoate (Vistaril) và doxepin (Zonalon).

Cần đặc biệt lưu ý, nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, mắc bệnh mạn tính hay đang sử dụng các thuốc khác, hãy nói với bác sĩ để bác sĩ đánh giá khả năng tương tác thuốc và tác dụng phụ trước khi kê toa cho bạn.

2. Các thuốc khác

Nếu dùng đơn thuần các thuốc kháng histamine không có tác dụng, một số thuốc có thể giúp bạn, như:

  • Thuốc chẹn thụ thể Histamine (H2). Còn được gọi là thuốc đối kháng thụ thể H-2, được tiêm hoặc uống. Ví dụ bao gồm cimetidine (Tagamet HB) và famotidine (Pepcid).
  • Thuốc chống viêm. Corticosteroid đường uống, chẳng hạn như prednison, có thể giúp giảm sưng, đỏ và ngứa. Nhóm thuốc này được sử dụng để kiểm soát triệu chứng cấp tính và nặng nề. Không nên sử dụng kéo dài vì thuốc gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Thuốc chống trầm cảm. Nhóm chống trầm cảm ba vòng doxepin (Zonalon), được sử dụng ở dạng kem, có thể giúp giảm ngứa. Thuốc này có thể gây chóng mặt và buồn ngủ.
  • Thuốc trị hen suyễn có thuốc kháng histamine. Các loại thuốc can thiệp vào hoạt động của thuốc biến đổi leukotriene có thể hữu ích khi sử dụng với thuốc kháng histamine. Ví dụ như montelukast (Singulair) và zafirlukast (Accolate).
  • Thuốc ức chế miễn dịch. Các lựa chọn bao gồm cyclosporine (Gengraf, Neoral, các thuốc khác) và tacrolimus (Astagraft XL, Prograf, Protopic).

3. Thay đổi lối sống và các biện pháp áp dụng tại nhà

Nổi mề đay kéo dài có thể tiếp tục diễn tiến sau nhiều tháng và nhiều năm, ảnh hưởng lên giấc ngủ và công việc cũng như các hoạt động khác. Các biện pháp dưới đây giúp phòng ngừa và làm dịu đi triệu chứng của bệnh:

  • Mặc quần áp rộng và nhẹ.
  • Tránh gãi hay sử dụng xà phòng có tính sát khuẩn cao.
  • Làm dịu vùng mề đay bằng kem chống ngứa. Ngoài ra có thể sử dụng khăn mát lau, quạt, kem dưỡng da, …
  • Ghi lại những thời điểm phát ban và những yếu tố bạn nghĩ là liên quan tới lần phát ban này.
  • Tránh các tác nhân bạn nghĩ là nguyên nhân
  • Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài.

Các mề đay nổi kéo dài kèm các triệu chứng ngứa cũng như những ảnh hưởng đến công việc là tác động tiêu cực của bệnh lên cuộc sống của bạn. Bài viết đã nêu ra những phương thức điều trị cũng như phòng ngừa để giúp bạn. Tuy nhiên, sau khi đọc bài viết này, mong bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm được phương pháp điều trị phù hợp nhất với triệu chứng nổi mề đay kéo dài.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người