YouMed

Phân loại và tác dụng các loại thuốc ngủ

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Người ta thường biết đến khái niệm về thuốc an thần giúp hỗ trợ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Những trong thực tế liệu đó có phải là tất các các phân loại của thuốc ngủ hay không? Hãy cùng YouMed theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

1. Thuốc ngủ giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn

1.1. Thuốc Lunesta (eszopiclone)

Thuốc Lunesta giúp dễ đi vào giấc ngủ
Thuốc Lunesta giúp dễ đi vào giấc ngủ
  • Thuốc Lunesta là thuốc ngủ giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ
  • Các nghiên cứu cho thấy giấc ngủ trung bình kéo dài từ 7 đến 8 giờ.
  • Tuy nhiên, không nên dùng thuốc Lunesta chỉ trừ khi người dùng có thể ngủ đủ giấc hoặc có triệu chứng mất ngủ không rõ ràng. Điều này là vì thuốc có thể gây ra cảm giác khó chịu.
  • Do có nguy cơ suy giảm vào ngày hôm sau, FDA khuyến nghị liều khởi đầu của Lunesta <1 miligam.

1.2. Thuốc Sonata (Zaleplon)

Thuốc Sonata (Zaleplon) giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ
Thuốc Sonata (Zaleplon) giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ
  • Trong tất cả các loại thuốc ngủ mới hơn, thuốc Sonata vẫn hoạt động trong cơ thể trong một khoảng thời gian ngắn nhất.
  • Điều này đồng nghĩa bạn có thể tự mình cố gắng tự đi vào giấc ngủ.
  • Sau đó, nếu vẫn còn thức đến 2 giờ sáng, có thể dùng thuốc mà không cảm thấy buồn ngủ vào buổi sáng.
  • Tuy nhiên, nếu có xu hướng thức giấc vào ban đêm thì Sonata không phải là lựa chọn tối ưu

2. Thuốc ngủ giúp bạn giúp bạn ngủ lâu hơn

2.1. Thuốc Ramelton

  • Thuốc ngủ hoạt động bằng cách nhắm mục tiêu chu kỳ ngủ-thức, không phải bằng cách làm ức chế hệ thần kinh trung ương. Từ đó, thuốc giúp kéo dài giấc ngủ
  • Ralmeton được kê đơn cho những người khó ngủ.
  • Thuốc có thể được kê đơn để sử dụng lâu dài và thuốc không có bằng chứng về việc lạm dụng hoặc phụ thuộc.
Thuốc Ramelton
Thuốc Ramelton

2.2. Thuốc Doxepin

Thuốc doxepin
Thuốc doxepin
  • Thuốc Doxepin là một thuốc chống trầm cảm ba vòng.
  • Doxepin giúp kéo dài giấc ngủ và không gây phụ thuộc

3. Thuốc ngủ giúp dễ ngủ và kéo dài giấc ngủ

  • Các thuốc giúp dễ ngủ và kéo dài giấc ngủ bao gồm: Estazolam, Temazepam, Eszopiclone, Zolpidem, Suvorexant. Nhưng các thuốc này lại dễ gây phụ thuộc cho người dùng.
  • Thuốc Zolpidem (Ambien, Edluar, Intermezzo)
    + Hoạt động hiệu quả trong việc giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng,

    + Zolpidem hiện đã có dạng bào chế phóng thích kéo dài, Ambien CR. Do vậy, có thể giúp người dùng dễ ngủ và ngủ lâu hơn
    + FDA cảnh báo không nên lái xe hoặc làm bất cứ điều gì cần phải tỉnh táo vào ngay sau khi dùng thuốc Ambien CR. Vì thuốc sẽ lưu lại trong cơ thể một thời gian dài.

4. Làm thế nào để xác định loại thuốc ngủ nào phù hợp?

Nếu thường xuyên gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ (mất ngủ), hãy bác sĩ để được hỗ trợ và xử trí.

Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ. Chẳng hạn nguyên nhân có thể xuất phát từ

  • Tình trạng sức khỏe
  • Rối loạn giấc ngủ

Những thay đổi hành vi học được thông qua liệu pháp hành vi nhận thức thường là cách điều trị tốt nhất cho chứng mất ngủ dai dẳng. Cụ thể là người bệnh sẽ ngủ theo lịch trình đều đặn, tập thể dục thường xuyên, tránh đồ uống có caffeine và ngủ trưa vào ban ngày, và kiểm soát căng thẳng cũng có thể hữu ích.

Tất cả các loại thuốc ngủ kê đơn đều gây ra rủi ro, đặc biệt là đối với những người mắc một số bệnh lý (gan/ thận).

Các loại thuốc ngủ kê đơn

Thuốc ngủ có nhiều loại khác nhau và đem lại các tác dụng khác nhau. Có loại giúp dễ chìm vào giấc ngủ dễ dàng, có loại giúp kéo dài giấc ngủ lâu hơn. Không những vậy, có loại lại mang cả hai tác dụng kể trên.

Do vậy, để xác định loại thuốc phù hợp bác sĩ sẽ

  • Đặt câu hỏi để tìm hiểu rõ về giấc ngủ
  • Tiếp đên, thực hiện yêu cầu các xét nghiệm để loại trừ bất kỳ tình trạng tiềm ẩn gây ra chứng mất ngủ
  • Ngoài ra, thảo luận về các lựa chọn thuốc ngủ
    + Mức độ thường xuyên
    + Thời gian uống
    + Các dạng thuốc: thuốc viên, thuốc xịt vào miệng hoặc viên nén hòa tan
  • Kê toa thuốc trong một khoảng thời gian nhất định để đánh giá những lợi ích và tác dụng phụ của thuốc ngủ
  • Kiểm tra đã dùng thuốc ngủ khác do toa thuốc đầu tiên uống không có kết quả sau một đợt điều trị đầy đủ.

Các loại thuốc ngủ phổ biến trên thị trường và tác dụng của chúng được thể hiện trong bảng dưới đây:

Thuốc ngủ Giúp dễ chìm vào giấc ngủ Giúp kéo dài giấc ngủ Có thể dẫn đến phụ thuộc
Doxepin (Silenor®)
Estazolam
Eszopiclone (Lunesta®)
Ramelteon (Rozerem®)
Temazepam (Restoril®)
Triazolam (Halcion®)
Zaleplon (Onata®)
Zolpidem (Ambien®, Edluar®, Intermezzo®, Zolpimist®)
Zolpidem (Ambien CR®)  ✔
Suvorexant (Belsomra®)

5. Tác dụng phụ của thuốc ngủ

Các tác dụng phụ thường thấy khi dùng thuốc ngủ là

  • Cảm giác chóng mặt hoặc đầu lâng lâng, có thể làm té ngã
  • Nhức đầu
  • Tiêu chảy và buồn nôn
  • Tình trạng buồn ngủ kéo dài, thường xảy ra hơn với các loại thuốc giúp bạn kéo dài giấc ngủ
  • Phản ứng dị ứng nặng
  • Ảnh hưởng đến trí nhớ. Từ đó, giảm hiệu suất công việc.

Bên trên là thông tin về các loại thuốc an thần. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ biết cách đánh giá một cách sơ bộ về thuốc an thần phù hợp với mình. Tuy nhiên, ngoài các lợi ích, cần để ý đến các tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào xảy ra để có thể được hỗ trợ kịp thời nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/insomnia/in-depth/sleeping-pills/art-20043959
  2. https://www.webmd.com/sleep-disorders/understanding-the-side-effects-of-sleeping-pills
  3. https://www.webmd.com/sleep-disorders/insomnia-medications

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người