YouMed

Rối loạn nội tiết sau sinh và những điều mẹ bầu cần lưu tâm

ThS.BS Trần Minh Quang
Tác giả: ThS.BS Trần Minh Quang
Chuyên khoa: Sản phụ khoa - Hiếm muộn

Sinh con là thiên chức của phụ nữ, thế nhưng việc sinh con có thể đem đến một số ảnh hưởng cho cơ thể và sức khỏe của người phụ nữ sau sinh. Một trong số đó là tình trạng Rối loạn nội tiết sau sinh. Đây là triệu chứng điển hình mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp.  Hãy cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Minh Quang tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng này và cách khắc phục qua bài viết dưới đây.

Tình trạng nội tiết của phụ nữ trước, trong và sau quá trình mang thai

Nội tiết tố nữ là gì?

Nội tiết tố nữ là một loại hormone sinh dục trong cơ thể phụ nữ, có tên khoa học là estrogen. Nội tiết tố nữ Estrogen trong cơ thể phụ nữ đóng vai trò quan trọng. Nó giúp định hình tính nữ và là nhân tố tạo nên những nét riêng biệt chỉ có ở phái nữ cũng như chu kỳ kinh nguyệt. Nội tiết tố nữ Estrogen được tiết ra chủ yếu ở tuyến thượng thận, buồng trứng, nhau thai cũng tiết ra nội tiết tố nữ nhưng chỉ với 1 lượng rất nhỏ.

Nội tiết tố của nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh

Lượng estrogen trong cơ thể người phụ nữ tăng đột biến từ 500 đến 1000 lần trong quá trình mang thai để phù hợp với sự lớn lên và phát triển của thai nhi, duy trì môi trường hỗ trợ bên trong tử cung nên cũng gây ảnh hưởng đến người phụ nữ.

Sau khi sinh con, mức progesterone bắt đầu sụt giảm và thường không tăng cho đến khi người phụ nữ bắt đầu rụng trứng sau sinh. Đây là môi trường lý tưởng cho nội tiết estrogen xuất hiện nhiều hơn bình thường.

Sau khi sinh, phụ nữ thường mắc rối loạn nội tiết
Sau khi sinh, phụ nữ thường mắc rối loạn nội tiết

Trong những ngày tiếp theo sẽ có sự thay đổi nội tiết tố sau sinh ngay lập tức. Các đặc điểm của rối loạn nội tiết sau sinh trong những ngày đầu bao gồm:

  • Ngay sau khi đứa bé ra đời, nồng độ progesterone và estrogen sụt giảm nhanh chóng và bánh nhau được lấy ra.
  • Để bù trừ cho sự sụt giảm nồng độ estrogen và progesterone đã mất, đỉnh oxytocin xuất hiện ngay lập tức sau sinh.
  • Việc kích thích sản xuất sữa nhờ vào Prolactin tăng nhanh.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn nội tiết sau sinh

Sau khi sinh con, phụ nữ có thể gặp phải những dấu hiệu rối loạn nội tiết sau sinh từ nhẹ cho tới nghiêm trọng như:

  • Khó ngủ: Do hormone estrogen giúp bảo vệ hệ thần kinh tăng cường máu lên não. Khi hàm lượng này thay đổi đến từ sự rối loạn nội tiết sau sinh sẽ khiến cho một số chị em rơi vào trạng thái thường xuyên khó ngủ, trằn trọc, không thể ngủ liền mạch cả đêm,…
  • Làn da khô, nhăn, ngực chảy xệ, các cơ không có độ đàn hồi và săn chắc.
  • Nám, sạm da.
  • Tiết nhiều mồ hôi: Rối loạn nội tiết sau sinh cũng làm ảnh hưởng đến hormone kiểm soát nhiệt độ.
  • Hệ tiêu hóa không ổn định do lượng estrogen trong cơ thể quá cao sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là ở dạ dày.
  • Căng thẳng, mệt mỏi.
  • Trầm cảm sau sinh.
  • Rụng tóc: do mất cân bằng nội tiết tố và các vấn đề về tuyến giáp dẫn đến tình trạng bị rụng tóc kéo dài.
  • Cân nặng thay đổi bất thường.
  • Rối loạn kinh nguyệt, chu kì không đều do sự vượt trội của estrogen trong giai đoạn này
  • Khô hạn, giảm ham muốn.
  • Một trong những dấu hiệu rối loạn nội tiết sau sinh xảy ra phổ biến nhất ở tuyến giáp, chiếm khoảng 10% các trường hợp.
Khó ngủ, mệt mỏi là một trong những triệu chứng rối loạn nội tiết sau sinh
Khó ngủ, mệt mỏi là một trong những triệu chứng rối loạn nội tiết sau sinh

Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết sau sinh

Một số nguyên nhân khách quan, chủ quan khiến rối loạn nội tiết sau sinh nữ bao gồm:

Do hàm lượng estrogen cao

Trạng thái tâm lý căng thẳng, mệt mỏi kéo dài làm cho hàm lượng progesterone trong cơ thể giảm sút và estrogen tăng cao. Đây là nguyên nhân chính làm rối loạn nội tiết sau sinh dẫn đến rối loạn ở tuyến yên, buồng trứng và trục não bộ.

Do độc tố từ thực phẩm

Đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhanh có chứa lượng estrogen lớn cũng chính là nguyên nhân gia tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể và gây mất cân bằng nội tiết tố

Ngoài ra, thói quen ăn ngọt quá nhiều và bổ sung dinh dưỡng quá mức đều có thể là nguyên nhân dẫn tới rối loạn nội tiết sau sinh; suy dinh dưỡng do ăn kiêng cũng dễ làm suy giảm nội tiết nữ.

Do sử dụng mỹ phẩm

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các chất có trong sản phẩm làm đẹp như paraben, benzophenones,… có thể gây rối loạn nội tiết ở phụ nữ.

Tình trạng này bao lâu sẽ biến mất?

Nồng độ hormone của phụ nữ sẽ quay lại mức bình thường 6 tháng sau sinh. Khoảng thời gian này thường trùng khớp với chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh.

Nồng độ hormone estrogen và progesterone ở 6 tháng sau sinh sẽ quay trở về mức bình thường như khi chưa mang thai và sẽ thay đổi theo chu kỳ.

>> Xem thêm: Viên uống nhau thai cừu Lailisse có tốt không?

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Phụ nữ cần lưu ý thăm khám tình trạng rối loạn nội tiết sau sinh
Phụ nữ cần lưu ý thăm khám tình trạng rối loạn nội tiết

Việc xét nghiệm nội tiết 6 tháng sau sinh sẽ được các bác sĩ chỉ định khi các tình trạng dưới đây vẫn kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm:

  • Tình trạng cơ thể mệt mỏi, stress, đau nhức,… kéo dài
  • Chu kỳ kinh kéo dài hoặc ngắn bất thường, nhiều tháng liền không thấy có kinh, rong kinh, tắc kinh,…
  • Chảy máu âm đạo bất thường ngoài kỳ kinh, âm đạo khô hạn.

Khi đi khám, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm chuyên về nội tiết. Qua đó, họ sẽ xác định chính xác tình trạng mà bạn gặp phải và tư vấn cách điều trị thích hợp.

Cách phòng ngừa rối loạn nội tiết sau sinh

Dưới đây là một số mẹo nhỏ hiệu quả để khôi phục lại sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể của bạn sau khi sinh:

Bổ sung Vitamin D

Vitamin D rất cần thiết cho cơ thể để cân bằng nội tiết tố, việc thiếu hụt Vitamin D sẽ gia tăng mức độ hormone tuyến cận giáp, làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng rối loạn nội tiết sau sinh.

Vận động cơ thể

Việc tập thể dục đều đặn giúp tăng cường thể lực cho cơ thể, cân bằng và điều hòa nội tiết tố. Giúp giải phóng endorphin và cải thiện cảm xúc. Đi bộ trong công viên hoặc trong vườn là một cách tuyệt vời để tập thể dục và thư giãn. Bạn cũng có thể tập Youga. Tập Yoga sẽ giúp cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng. Đồng thời nó giúp bạn khôi phục sự cân bằng nội tiết tố của cơ thể.

Mẹ và bé hãy cùng nhau tập Yoga để bảo vệ sức khỏe
Mẹ và bé hãy cùng nhau tập Yoga để bảo vệ sức khỏe

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Phụ nữ sau sinh nên tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ; như rau xanh, các loại đậu, bông cải xanh,… giúp hỗ trợ đào thải estrogen. Đồng thời hạn chế ăn các loại Carbohydrate (Carbs) cơ bản.

Bánh mì trắng, mì gói, cơm, đồ ngọt,.. là các loại thực phẩm chứa lượng tinh bột không tốt. Nó khiến cơ thể của bạn khó tiêu hóa, gây tăng cân, lượng đường trong máu cao.

Tránh xa các thực phẩm giàu chất béo

Chất béo sẽ làm tăng lượng estrogen trong cơ thể. Vì thế bạn hãy tránh xa các loại dầu thực vật gây ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố. Đồng thời bổ sung nhiều loại cá giàu axit béo và omega 3.

Tăng cường Vitamin và khoáng chất

Bổ sung Vitamin và khoáng chất giúp khôi phục sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.

Lưu ý: Trước khi dùng bất cứ loại thuốc, vitamin nào, đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi bất cứ thứ gì mẹ ăn, uống đều có thể ảnh hưởng đến con qua sữa mẹ.

Tránh xa các chất có hại

Nicotine, rượu và caffeine là 3 chất có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của rối loạn nội tiết sau sinh. Vì vậy bạn nên tránh xa các loại thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, thuốc lá, bia, rượu,..

Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ, ngủ không sâu cũng là nguyên nhân khiến sức khỏe bị suy giảm. Từ đó gây mất cân bằng nội tiết tố. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể phụ nữ sau sinh được thư giãn. Mang lại cảm thoải mái, giúp đào thải chất độc và sản xuất estrogen.

Nếu bạn đang phải đối mặt với bất kỳ vấn đề sức khỏe liên quan đến rối loạn nội tiết tố sau sinh thì cũng đừng lo lắng quá mức. Đây là vấn đề rất thường gặp ở chị em và có thể cải thiện dần theo thời gian. Nếu tình trạng trêm kéo dài và các triệu chứng không thuyên giảm, bạn có thể đi khám và theo dõi để có hướng điều trị kịp thời!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Postpartum Hormones: Reasons For Imbalance And Tips To Deal With Ithttps://www.momjunction.com/articles/ways-to-restore-hormones-after-pregnancy_00399001/

    Ngày tham khảo: 01/07/2021

  2. THE NEUROENDOCRINOLOGICAL ASPECTS OF PREGNANCY AND POSTPARTUM DEPRESSIONhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6992410/

    Ngày tham khảo: 01/07/2021

  3. Top 5 Tips for Balancing Hormones Postpartum

    https://www.holistichealthcode.com/articles/2019/9/29/estrogen-dominance-postpartum

    Ngày tham khảo: 01/07/2021

  4. How Long Will It Take Your Hormones to Settle Down After Childbirth?https://flo.health/being-a-mom/recovering-from-birth/postpartum-problems/hormones-after-birth

    Ngày tham khảo: 01/07/2021

  5. Chemicals in cosmetic items can harm women’s hormoneshttps://www.hindustantimes.com/fitness/chemicals-in-cosmetic-items-can-harm-women-s-hormones/story-EYptmG3ne298vFCevb9X3J.html

    Ngày tham khảo: 01/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người