YouMed

Sưng nướu: Các nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bác sĩ NGUYỄN THỊ THANH NGỌC
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Ngọc
Chuyên khoa: Răng - Hàm - Mặt

Sưng nướu là một tình trạng phổ biến, thường gặp. Tuy nhiên, sưng nướu đôi lúc khó phát hiện hoặc chưa được quan tâm đúng mức, do đó có thể dẫn đến các tình trạng nặng hơn nếu không được điều trị.

Nướu lành mạnh trông như thế nào?

Mô nướu rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Nướu được cấu tạo bởi các mô liên kết chắc, màu hồng bao phủ toàn bộ xương hàm. Mô nướu thường dày, giàu mô sợi và mạch máu.

Nếu nướu bị sưng, chúng có thể nhô ra hoặc phình ra. Sưng nướu thường bắt đầu ở nơi tiếp giáp giữa răng và nướu. Nướu khi bị sưng lên, mô nướu bắt đầu che lấp một phần thân răng.

Màu của nướu sưng sẽ đỏ hơn, thay vì màu hồng hào bình thường ở nướu lành và thường nhạy cảm với các kích thích. Bạn cũng có thể nhận thấy rằng nướu dễ chảy máu hơn khi chải răng hoặc xỉa răng.

nuou-khoe-manh-khong-sung
Hình ảnh mô tả nướu khỏe mạnh không bị sưng

Nguyên nhân gây sưng nướu?

1. Viêm nướu

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của nướu bị sưng, xảy ra do nướu bị kích thích và sưng lên. Nhiều người không biết mình bị viêm nướu vì các triệu chứng có thể khá nhẹ. Tuy nhiên, nếu viêm nướu không được điều trị, viêm nướu có thể dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều gọi là viêm nha chu và có thể gây mất răng.

Viêm ở nướu thường là kết quả của việc vệ sinh răng miệng kém, khi đó mảng bám sẽ tích tụ trên đường viền nướu. Mảng bám là một màng sinh học bao gồm vi khuẩn và các hạt thức ăn lắng đọng trên răng theo thời gian. Nếu mảng bám vẫn còn trên răng trong một thời gian dài, nó sẽ trở thành cao răng.

Cao răng là mảng bám cứng. Bạn khó có thể loại bỏ cao răng bằng chỉ nha khoa và chải răng. Sự tích tụ cao răng qua thời gian có thể dẫn đến tình trạng viêm nướu. Đây chính là khi bạn cần gặp bác sĩ Răng Hàm Mặt.

Xem thêm bài viếtViêm nướu và viêm nha chu: Bạn biết những gì?

2. Phụ nữ trong thai kỳ

Nướu bị sưng cũng có thể xảy ra trong thai kỳ. Sự thay đổi của các hormone trong cơ thể, như tăng sản xuất hormone trong thai kỳ có thể làm tăng lưu lượng máu trong nướu. Sự gia tăng lưu lượng máu này có thể khiến nướu của bạn dễ bị kích thích hơn, dẫn đến sưng.

Những thay đổi nội tiết tố này cũng có thể cản trở khả năng của cơ thể trong việc chống lại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng nướu. Điều này có thể làm tăng cơ hội phát triển viêm nướu.

3. Tuổi dậy thì

Sưng nướu tuổi dậy thì rất phổ biến ở thanh thiếu niên, nhưng nó thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, nếu không có sự can thiệp, nó có thể tiến triển thành các bệnh nha chu nghiêm trọng hơn.

Sưng nướu ở tuổi dậy thì phổ biến nhất ở trẻ trai và trẻ gái trong độ tuổi từ 11 đến 13. Đây thường là kết quả của sự kết hợp của nồng độ hormone tăng cao, làm tăng phản ứng của các mô nướu đối với mảng bám răng và thói quen vệ sinh răng miệng kém.

Sưng nướu tuổi dậy thì rất phổ biến ở thanh thiếu niên, nhưng nó thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, nếu không có sự can thiệp, nó có thể tiến triển thành các bệnh nha chu nghiêm trọng hơn.

Phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh sưng nướu ở tuổi dậy thì là phòng ngừa, hãy chắc chắn rằng con bạn chải răng kỹ trong 2 phút, ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa cẩn thận sau khi ăn.

Nếu con bạn đã bị sưng nướu, xin ý kiến bác sĩ nha khoa để sử dụng nước súc miệng có chứa chlorhexidine nếu cần.

4. Dùng thuốc điều trị các bệnh toàn thân

Sưng nướu có thể được gây ra bởi thuốc, đây như là một tác dụng phụ của thuốc. Có nhiều loại thuốc có thể gây sưng nướu, các nhóm thuốc phổ biến có thể gây ra sự phát triển quá mức, bao gồm:

  • Thuốc chống động kinh.
  • Ức chế miễn dịch.
  • Thuốc chẹn kênh canxi, hoặc những thuốc dùng để điều tri các bệnh liên quan tim mạch.

Nếu bạn đang mắc các tình trạng này, hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có thể đổi loại thuốc điều trị khác.

5. Suy dinh dưỡng

Thiếu vitamin có thể gây sưng nướu, đặc biệt là vitamin BC. Vitamin B và C đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì trạng thái lành mạnh mô nướu. Các loại vitamin giúp không những góp phần hình thành cấu trúc mô nướu răng mà còn giúp thúc đẩy quá trình lành thương, tái tạo mô mới khi có bất cứ sang thương nào.

Ở các quốc gia đang phát triển, suy dinh dưỡng là tình trạng hay gặp. Suy dinh dưỡng cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh viêm nướu, thường thấy ở người cao tuổi.

Xem thêmCông dụng của các loại khoáng chất và vitamin cho trẻ

6. Sự nhiễm trùng, nhiễm virus

Nhiễm trùng do nấm và vi rút có thể có khả năng gây ra sưng nướu. Nếu bị nhiễm virus herpes, nó có thể dẫn đến một tình trạng gọi là sưng nướu herpes cấp tính. Bệnh này thường gặp ở thanh thiếu niên, có thể xuất hiện đột ngột hoặc theo sau một kích thích có hại cho nướu, gọi là viêm nướu miệng herpes cấp. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là xuất hiện nhiều đốm mụn nước nhỏ li ti trên bề mặt nướu, nướu sưng đỏ, đau rát khó chịu. Trong trường hợp nặng có thể xuất hiện triệu chứng toàn thân như sốt, bứt rứt…

Sâu răng không được điều trị có thể dẫn đến áp xe răng, gây nên trình trạng sưng nướu tại chỗ. Nhiễm trùng lan từ tủy răng ra mô quanh chóp răng, gây áp xe tụ mủ phá hủy xương ổ răng, dẫn đến sưng ở ngách lợi. Cần điều trị kịp thời để tránh tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

Các phương pháp điều trị cho sưng nướu là gì?

1. Điều trị tại các cơ sở y tế

Nếu nướu bị sưng hơn hai tuần, bạn nên đến gặp với nha sĩ. Nha sĩ sẽ đặt câu hỏi về thời điểm các triệu chứng bắt đầu và tần suất chúng xảy ra. Chụp X-quang trong miệng có thể cần thiết. Họ cũng muốn biết bạn có thai hay không, hoặc có bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn. Nha sĩ cũng có thể yêu cầu một số xét nghiệm máu để kiểm tra.

Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến nướu bị sưng, nha sĩ có thể kê toa nước súc miệng giúp ngăn ngừa viêm nướu và giảm mảng bám. Hoặc có thể khuyên bạn nên sử dụng một số loại kem đánh răng. Trong một số trường hợp, điều trị kháng sinh có thể cần thiết. Một lựa chọn điều trị phổ biến là lấy cao răng và xử lý mặt gốc răng. Đây là một thủ thuật, khi đó nha sĩ sẽ loại bỏ mảng bám hoặc cao răng để cho phép nướu lành thương.

2. Điều trị tại nhà

Điều trị sưng nướu cần cẩn thận. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn có thể chăm sóc tại nhà:

  • Làm dịu nướu bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa một cách nhẹ nhàng, không kích thích nướu. Chỉ nha khoa được bán rộng rãi trong các siêu thị và nhà thuốc.
  • Rửa miệng bằng dung dịch nước muối để loại bỏ vi khuẩn.
  • Uống nhiều nước. Nước sẽ giúp kích thích sản xuất nước bọt, làm suy yếu vi khuẩn gây bệnh trong miệng.
  • Tránh các chất kích thích, bao gồm nước súc miệng mạnh, rượu và thuốc lá.
  • Đặt một miếng gạc ấm lên mặt để giảm đau nướu và có thể giúp giảm sưng.
chai-rang-dung-cach-phong-ngua-sung-nuou
Chải răng đúng cách để ngăn ngừa sưng nướu

Làm thế nào để ngăn ngừa sưng nướu?

Có một số biện pháp phòng ngừa bạn có thể thực hiện để tránh nướu bị sưng. Bao gồm việc chăm sóc răng miệng đúng cách và cung cấp dinh dưỡng thích hợp cho cơ thể.

Chải răng đủ và đúng cách, sau bữa ăn ít nhất 2 lần một ngày. Thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên, ít nhất sáu tháng một lần để nha sĩ sẽ vệ sinh. Nếu bạn có bị khô miệng, nó có thể làm tăng nguy cơ tích tụ mảng bám và cao răng. Hãy trao đổi với nha sĩ của bạn về nước súc miệng, kem đánh răng có thể cải thiện tình trạng này. Tham khảo cách chải răng đúng tại bài viết sau: Chải răng đúng và hiệu quả: Dễ hay khó?

Sưng nướu hoặc viêm nướu là tình trạng rất hay gặp. Tuy nhiên sưng nướu có thể dễ phát hiện và điều trị kịp thời. Qua bài viết này hi vọng các bạn sẽ có cái nhìn chi tiết hơn để phòng ngừa cho bản thân và những người xung quanh.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Swollen Gums: Possible Causes and Treatmentshttps://www.healthline.com/health/gums-swollen

    Ngày tham khảo: 07/09/2020

  2. Medication Use and Gingival Enlargementhttps://decisionsindentistry.com/article/medication-use-and-gingival-enlargement/

    Ngày tham khảo: 07/09/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người