YouMed

Suy giáp khi mang thai: căn bệnh mà mẹ bầu cần lưu ý

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Theo báo cáo trên thế giới, 2-4% nữ giới từ 24 đến 45 tuổi có nguy cơ mắc suy giáp cao hơn hẳn. Điều này đặc biệt đúng ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều về thể trạng. Hầu hết các cơ quan nội tiết đều thay đổi, trong đó có tuyến giáp. Vậy suy giáp khi mang thai có nguy hiểm hay không? Mẹ bầu cần lưu ý những điều gì? Hãy tiếp tục tìm hiểu trong bài viết sau của Bác sĩ Phan Văn Giáo nhé. 

Tổng quan về bệnh suy giáp

Suy giáp là một rối loạn sản sinh hormon tuyến giáp. Lượng hormon này thấp hơn mức bình thường. Những hormon đó là thyroxine tức T4TSH. Hai chất này sẽ đi đến khắp các cơ quan trong cơ thể. Chúng có mặt ở tim, não, cơ và có tác dụng điều hòa thân nhiệt ổn định.

Ở phụ nữ, hormon này bị ảnh hưởng bởi hai hormone quan trọng khi mang thai là human chorionic gonadotropin (hCG) và estrogen. Lượng hCG trong máu cao sẽ làm cho TSH thấp trong tam cá nguyệt đầu tiên. Tình trạng này sẽ gây suy giáp.

Đến tam cá nguyệt thứ ba, lượng TSH và T4 trở về bình thường, tuyến giáp sẽ dần hồi phục về bình giáp. Mặt khác, ở một số bà mẹ, tình trạng này tăng nặng và diễn tiến thành bệnh suy giáp.

Một lưu ý nhỏ dành cho mẹ bầu rằng tuyến giáp có thể to lên khi mang thai. Bằng những hình ảnh học hiện đại trong y học, người ta đã chỉ ra tuyến giáp sẽ to 10-15% so với bình thường. Nhưng điều này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy vậy, mẹ bầu cũng cần lưu ý để thông báo bác sĩ ngay khi có bất thường.

Dấu hiệu suy giáp khi mang thai

Số liệu cho thấy có 3 – 4% sản phụ bị rối loạn chức năng tuyến giáp. Trong khi đó, con số mắc suy giáp trong thai kỳ là 0,3 – 2,5%. Điều đó cho thấy nhận biết triệu chứng bệnh giai đoạn đầu mang thai là vô cùng cần thiết.

Một điều bất ngờ là những dấu hiệu suy giáp khá tương đồng với triệu chứng mang thai giai đoạn sớm. Những biểu hiện này là:

  • Mệt mỏi tăng dần.
  • Cân nặng tăng đáng kể.
  • Cảm giác lạnh hơn (thân nhiệt giảm).
  • Vọp bẻ.
  • Trầm cảm.
  • Bất thường về tiêu hóa.
Trầm cảm là triệu chứng dễ nhầm lẫn ở mẹ bầu
Trầm cảm là triệu chứng dễ nhầm lẫn ở mẹ bầu mắc suy giáp khi mang thai

Trong nhiều trường hợp, những dấu hiệu suy giáp thường dễ bị bỏ qua. Mặt khác, chúng lại giống như bệnh trầm cảm nên người ta thường không nhận biết được. Khi có những dấu hiệu trên, bạn không nên vội kết luận mà cần đi khám ngay.

Ảnh hưởng của bệnh suy giáp trong thai kỳ

Trong khoảng 13 tuần đầu thai kỳ, em bé không tự sản sinh hormon giáp. Dẫu vậy cơ thể vẫn cần giữ ấm cho cơ thể, duy trì các hoạt động khác. Do đó lượng hormon này hoàn toàn được lấy từ cơ thể mẹ.

Nói cách khác, mẹ chính là nguồn cung cấp hormon giáp cho con. Đến giữa thai kỳ, thai nhi bắt đầu sản xuất hormon giáp cho riêng mình. Nhưng, em bé vẫn cần nguyên liệu iod cung cấp từ mẹ. Chính vì vậy, suy giáp khi mang thai không chỉ ảnh hưởng mẹ mà còn cả em bé.

Điều trị bệnh trong thai kỳ

Khi nào cần điều trị suy giáp khi mang thai?

Có ba giá trị tham chiếu của TSH dùng trong việc điều trị:

  • Sản phụ có TSH thấp hơn hoặc bằng 2.5 mIU/L không cần chữa trị.
  • Thai phụ có TSH từ 2.5 đến 10 mIU/L cần làm thêm xét nghiệm. Xét nghiệm này là kháng thể TPO. Khi kháng thể này dương tính, bệnh nhân cần triển khai chữa trị ngay.
  • Phụ nữ có TSH cao hơn 10 mIU/L trong tam cá nguyệt đầu tiên cần điều trị ngay.

Chìa khóa trong quá trình điều trị suy giáp khi mang thai

Mục tiêu vàng trong điều trị suy giáp khi mang thai ở phụ nữ là sự thay thế hormon giáp ở mức ổn định. Việc chữa trị lý tưởng nhất là duy trì sự bình giáp ổn định trong suốt thai kỳ. Liều dùng điều trị nên bắt đầu từ liều cao.

Thuốc dùng phổ biến nhất hiện nay là levothyroxine. Liệu pháp này cần đạt nồng độ tối ưu trong máu. Vì thế, thuốc sẽ tăng dần từ 25-50% trong suốt thai kỳ. Ngay khi được chẩn đoán suy giáp, mẹ bầu cần điều trị ngay. Nhưng liều sẽ tăng khoảng 20-30% so với người bình thường.

Song song đó, sản phụ suy giáp cần đánh giá tuyến giáp lại sau mỗi 4 tuần trong suốt nửa đầu thai kỳ. Điều này sẽ đảm bảo chức năng tuyến giáp tốt nhất cho cả mẹ và con. Ngay khi sau khi con ra đời. mẹ cũng cần tiếp tục điều trị. Lưu ý rằng liệu pháp bổ sung hormon giáp hầu như không gây tác dụng phụ cho trẻ.

Mẹ bầu khi điều trị suy giáp không nên dùng các loại vitamin hay thực phẩm chức năng có chứa sắt và canxi cùng lúc. Khoảng thời gian tốt nhất để bổ sung vitamin này là 4 tiếng sau khi uống thuốc.

Ngăn ngừa suy giáp khi mang thai

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), iod được khuyến nghị ở sản phụ là 250 microgam/ ngày. Ở Việt Nam, người dân được cung cấp lượng iod này thấp hơn rất nhiều. Trong số đó, có phụ nữ và bà mẹ mang thai. Bởi nhiều mẹ bầu có tâm lý kiêng cử muối. Mẹ bầu hạn chế ăn mặn là một điều tốt. Dẫu vậy, thai phụ  vẫn nên duy trì lượng muối nhất định. Bởi lẽ, muối là nguồn dồi dào iod. Đây cũng chính là các bổ sung iod hiệu quả và đơn giản nhất.

Hơn hết, mẹ bầu mắc suy giáp khi mang thai cần kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi tháng hay ít nhất là 3 tháng một lần. Buổi kiểm tra này không chỉ đánh giá toàn diện. Từ đó, bác sĩ sẽ phát hiện những bất thường ở mẹ và sức khỏe của em bé. Như đã nói, hormon giáp của mẹ còn cung cấp cho con. Việc phát hiện sớm những thiếu hụt sẽ đảm bảo cho con sức khỏe tốt.

Hơn hết, mẹ bầu cần kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi tháng hay ít nhất là 3 tháng một lần
Thai phụ mắc suy giáp cần kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi tháng hay ít nhất là 3 tháng một lần

Để phòng ngừa suy giáp khi mang thai, mẹ bầu cần giữ một tinh thần thoải mái. Hoạt động vừa phải, giữ tinh thần lạc quan, tập yoga… sẽ giúp đẩy lùi nhiều nguy cơ gây bệnh.

Đồng thời, thai phụ cũng cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Sự cân bằng các nhóm thực phẩm sẽ là chìa khóa cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Hiểu đúng về suy giáp trong quá trình mang thai sẽ giúp các bà mẹ vững tin bước vào thai kỳ. Các triệu chứng của suy giáp không đặc hiệu. Mẹ bầu cần lưu ý đến thể chất của mình để báo ngay với bác sĩ khi nghi ngờ mắc bệnh. Điều trị suy giáp kịp thời sẽ giúp khỏe mẹ lẫn con.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Ngừa biến chứng do suy giáp ở thai phụhttps://suckhoedoisong.vn/ngua-bien-chung-do-suy-tuyen-giap-o-thai-phu-n141220.html

    Ngày tham khảo: 13/06/2021

  2. Hypothyroidism in pregnancyhttps://www.thyroid.org/hypothyroidism-in-pregnancy/

    Ngày tham khảo: 13/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người