Các tác dụng phụ của thuốc đau bụng kinh
Nội dung bài viết
Đau bụng kinh là gì? Các triệu chứng khi bạn bị đau bụng kinh sẽ như thế nào? Có rất nhiều thông tin về việc sử dụng thuốc để làm dịu đi cơn đau khi bị đau bụng kinh, vậy thuốc có thật sự hiệu quả không? Cần lưu ý những gì về tác dụng phụ của thuốc giảm đau bụng kinh? Hãy cùng YouMed theo dõi vấn đề được trình bày trong bài viết dưới đây nhé!
Triệu chứng đau bụng kinh
Với một số người, khi đến chu kỳ kinh nguyệt chỉ mang lại cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, đối với các đối tượng khác, đau bụng kinh lại khá nghiêm trọng. Nghĩa là trong giai đoạn hành kinh, người phụ nữ sẽ cảm giác rất đau đớn thậm chí làm cản trở các hoạt động hàng ngày và một số đối tượng đau đến ngất xỉu
Các nguyên gây đau bụng kinh có thể xuất phát từ tình trạng lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung. Việc tập trung điều trị nguyên nhân chính có thể giúp làm giảm cơn đau mỗi khi đến chu kỳ. Đau bụng kinh không do một bệnh lý khác gây ra, có xu hướng giảm dần theo tuổi tác và thường cải thiện sau khi sinh con.
Nhiều người chọn đến thuốc giảm đau với mong muốn chấm dứt cơn đau nhanh chóng. Bên cạnh công dụng tức thời thì tác dụng phụ của thuốc đau bụng kinh cũng là vấn đề cần quan tâm.
Các triệu chứng điển hình khi đau bụng kinh
- Cảm giác đau nhói hoặc tình trạng chuột rút ở bụng dưới, có thể đau dữ dội.
- Có thể bắt đầu đau từ 1 – 3 ngày trước khi có kinh. Đau nhất sau 24 giờ khi bắt đầu có kinh và giảm dần sau 2 – 3 ngày sau khi hành kinh.
- Đau âm ỉ, liên tục.
- Đau lan đến lưng dưới và đùi.
Những triệu chứng ít gặp hơn khi đau bụng kinh
- Cảm giác buồn nôn.
- Bị tiêu chảy.
- Xuất hiện tình trạng đau đầu; chóng mặt.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
- Bị đau bụng kinh nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
- Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nếu sau độ tuổi 25 mỗi khi đến chu kỳ lại bị đau dữ dội.
Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hiệu quả không?
Đau bụng kinh là một tình trạng rất phổ biến. Phần lớn các bé gái và phụ nữ bị đau với cường độ khác nhau vào một thời điểm nào đó trong kỳ kinh nguyệt. Ở một số trường hợp khác, họ có thể trải qua cơn đau tồi tệ đến mức họ không thể nào đi làm hoặc đi đi học được.
Với người phụ nữ bị đau bụng kinh, tử cung thường sản xuất quá nhiều chất truyền tin hóa học prostaglandin. Đây là các chất hóa học có thể dẫn đến tình trạng chuột rút đau đớn ở bụng dưới và cũng có thể lan ra lưng hoặc đùi. Các khối u lành tính như u xơ đôi khi cũng đóng một vai trò nào đó.
Tình trạng đau rất dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt cũng có thể là một triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung. Đây là hiện tượng loại mô lót dạ con phát triển bên ngoài tử cung.
Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) thường được sử dụng để giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là thuốc naproxen, diclofenac, ibuprofen. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế việc sản xuất prostaglandin và có thể giúp giảm đau bụng kinh theo cách đó. Tuy nhiên, người bệnh cũng phải trải qua một số tác dụng phụ thuốc giảm đau bụng kinh với các mức độ khác nhau tuỳ theo trường hợp cụ thể.
Tác dụng phụ của thuốc đau giảm đau bụng kinh
Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Các nghiên cứu chỉ ra các tác dụng phụ của thuốc giảm đau bụng kinh NSAID đôi khi có thể gây ra tác dụng phụ như
- Đau dạ dày
- Cảm giác buồn nôn
- Bị đau đầu
- Người bệnh có thể buồn ngủ.
Các tác dụng phụ khác của thuốc đau bụng kinh ít gặp hơn
- Chức năng gan bất thường.
Các tác dụng phụ thuốc giảm đau bụng kinh rất hiếm gặp
- Xuất hiện các rối loạn về máu.
- Da bị phồng rộp và bong tróc nhiều; nổi phát ban dát sần, nổi mụn mủ; viêm da dị ứng.
- Xuất hiện các phản ứng phù mạch.
- Rối loạn về máu như: Giảm tiểu cầu trong máu, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu hạt.
- Gây sưng dây thanh.
- Rơi vào tình trạng suy gan cấp tính.
Các biện pháp giảm đau bụng kinh không dùng thuốc
Biện pháp thay đổi lối sống
Để tránh tác dụng phụ của thuốc đau bụng kinh, bạn cần hạn chế sử dụng thuốc. Vậy làm thế nào để cải thiện cơn đau?
Ngoài việc ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi, nên áp dụng các phương pháp sau để hạn chế việc dùng thuốc để giúp giảm đau khi đến kì kinh như sau:
- Nên tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất, bao gồm cả quan hệ tình dục, giúp giảm đau bụng kinh cho một số phụ nữ.
- Ngoài ra, có thể ngâm mình trong bồn nước nóng hoặc sử dụng miếng đệm nóng. Hoặc có thể sử dụng chai nước nóng hoặc miếng dán nhiệt trên bụng dưới có thể làm dịu cơn đau bụng kinh.
- Không những vậy, có thể sử dụng thực phẩm chức năng như vitamin B1 (thiamin), vitamin B6, vitamin E, axit béo omega-3 và magie có thể làm giảm đau bụng kinh.
- Việc giảm căng thẳng, nghỉ ngơi nhiều hơn cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh.
>>> Có thể bạn quan tâm: Những thực phẩm giúp giảm đau bụng kinh
Liệu pháp thay thế thuốc giảm đau bụng kinh
Ngoài các phương pháp sử dụng thuốc để điều trị giảm đau, dù có thể giúp giảm đau nhưng có thể phải chịu đựng các tác dụng phụ của thuốc giảm đau bụng kinh. Vì thế, có thể lưu ý đến các phương pháp điều trị không dùng thuốc để giúp giảm đau như:
- Phương pháp châm cứu: Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng châm cứu giúp giảm đau bụng kinh.
- Có thể dùng phương pháp kích thích điện dây thần kinh qua da: Trong các nghiên cứu, TENS hiệu quả hơn giả dược trong việc giảm đau trong kỳ kinh nguyệt.
- Bấm huyệt: giống như châm cứu, bấm huyệt cũng liên quan đến việc kích thích các điểm nhất định trên cơ thể. Tuy nhiên, với áp lực nhẹ nhàng trên da thay vì kim. Bấm huyệt cũng có thể giúp giảm đau khi đến chu kiỳ kinh.
Như vậy, khi bị đau bụng kinh người bệnh có thể sử dụng thuốc để làm thuyên giảm triệu chứng. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn thuốc người bệnh nên ưu tiên các phương pháp thay thế thuốc để hạn chế các tác dụng mà thuốc có thể gây ra. Bên cạnh đó, cần lưu ý đến tác dụng phụ thuốc giảm đau bụng kinh. Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ nếu quá đau để có thể được tư vấn và chỉ định các biện pháp hợp lý nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Đau bụng kinhhttps://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/dysmenorrhea
Ngày tham khảo: 04/06/2021
-
thuốc giảm đau bụng kinhhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menstrual-cramps/diagnosis-treatment/drc-20374944
Ngày tham khảo: 04/06/2021
-
các phương pháp không dùng thuốchttps://www.healthline.com/health/womens-health/menstrual-cramp-remedies
Ngày tham khảo: 04/06/2021