YouMed

Tầm soát ung thư phổi: Lời khuyên từ chuyên gia

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Nếu phát hiện sớm ung thư thì có khả năng cao kéo dài tuổi thọ (> 5 năm) hoặc chữa khỏi. Mặc dù vậy, ung thư phổi là một bệnh lí ác tính. Tại Việt Nam, ung thư phổi có tỉ lệ tử vong rất cao vì thường phát hiện muộn. Chúng ta cần có hiểu biết để tầm soát ung thư phổi sớm, để điều trị hiệu quả. Bài viết sau đây của Bác sĩ Phan Văn Giáo sẽ giúp bạn cập nhật thêm kiến thức về tầm soát ung thư phổi. Nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Ai nên tầm soát ung thư phổi?

1. Những người có thói quen hút thuốc lá

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Người hút thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi gấp nhiều lần so với những người không hút thuốc. Mặt khác, người không trực tiếp hút thuốc nhưng thụ động hít khói thuốc cũng chịu ảnh hưởng. Những người sống cùng với người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi tăng lên từ 20 – 30%.

Khói thuốc lá có chứa ít nhất 73 chất gây ung thư đã được xác định. Như benzo-pyren, NNK, Buta-1,3-dien… Những dạng thuốc lá khác như xì gà, hút tẩu, thuốc lá hương vị, thuốc lá hàm lượng hắc ín thấp (low-tar cigarettes),… Cũng làm gia tăng nguy cơ bị ung thư phổi tương đương với thuốc lá thông thường.

2. Những người thường xuyên tiếp xúc với các chất độc khác

Việc tiếp xúc với các chất độc hại và ô nhiễm môi trường khác. Bao gồm amiăng; radon (trong đất, hầm mỏ); asen; phóng xạ và các hóa chất khác cũng làm gia tăng nguy cơ ung thư.

Ngoài ra, các hạt vật chất nhỏ (bụi PM2.5); Các chất khí sunfat (có trong khí thải xe cộ) có tác động gia tăng nguy cơ ung thư phổi nhẹ.

Ô nhiễm không khí ngoài trời là nguyên nhân của 1 – 2% số trường hợp mắc ung thư phổi.

Nếu bạn có công việc hoặc sống trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với những yếu tố trên. Bạn được khuyến cáo thực hiện tầm soát ung thư phổi.

Cách tầm soát ung thư phổi

Xét nghiệm LDCT

Phương tiện tầm soát có khả năng tầm soát ung thư phổi tốt nhất là CT liều thấp (LDCT – Low Dose CT). CT liều thấp để giảm mức độ nhiễm xạ, hạn chế gây ảnh hưởng lâu dài. Nếu liều xạ tích lũy cao khi chụp CT thông thường qua nhiều năm có thể dẫn đến ung thư khác. Nếu CT liều thấp không sẵn có thì chụp X-quang ngực mỗi năm một lần Nhưng khả năng phát hiện tổn thương vi thể không tốt bằng chụp CT đã nói ở trên.

Tầm soát ung thư phổi
Tầm soát ung thư phổi

Các rủi ro khi tầm soát ung thư phổi

Tầm soát ung thư phổi có thể mang lại một số rủi ro, chẳng hạn như:

1. Phơi nhiễm với nồng độ bức xạ thấp

Lượng bức xạ bạn phơi nhiễm trong quá trình chụp LDCT ít hơn nhiều so với bức xạ CT tiêu chuẩn. Nó bằng khoảng một nửa lượng bức xạ bạn phơi nhiễm một cách tự nhiên từ môi trường trong một năm.

2. Có thể dẫn đến các kiểm tra khác

Nếu kết quả chụp của bạn cho thấy một điểm đáng ngờ ở một trong hai phổi của bạn. Bạn có thể cần phải tiến hành chụp bổ sung. Điều này khiến bạn phơi nhiễm với nhiều bức xạ hơn. Bạn cũng có thể phải thực hiện các xét nghiệm xâm lấn, chẳng hạn như sinh thiết, thủ thuật này có thể đem đến những rủi ro nghiêm trọng.

Nếu kết quả các xét nghiệm bổ sung này cho thấy bạn không bị ung thư phổi, bạn có thể đã phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng mà bạn có thể tránh được nếu không đi khám sàng lọc.

3. Phát hiện ra bệnh ung thư quá nặng không thể chữa khỏi

Ung thư phổi giai đoạn muộn, chẳng hạn như những ung thư đã di căn. Bệnh lí này có thể không đáp ứng tốt với điều trị. Vì vậy, việc phát hiện loại ung thư này khi làm xét nghiệm tầm soát ung thư phổi có thể không giúp cải thiện hoặc kéo dài tuổi thọ của bạn.

4. Tìm ra căn bệnh ung thư có thể không bao giờ làm tổn thương bạn

Một số bệnh ung thư phổi phát triển chậm và có thể không bao giờ gây ra các triệu chứng hoặc tác hại. Rất khó để biết loại ung thư nào sẽ không bao giờ phát triển để làm tổn thương bạn và loại ung thư nào phải được loại bỏ nhanh chóng để tránh gây hại.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, bác sĩ có thể sẽ đề nghị điều trị. Việc điều trị các bệnh ung thư có thể vẫn còn nhỏ và giới hạn trong suốt quãng đời còn lại của bạn có thể không giúp ích được gì cho bạn, cũng như không cần thiết.

5. Bỏ sót ung thư

Ung thư phổi có thể bị che khuất hoặc bị bỏ sót trong xét nghiệm tầm soát ung thư phổi của bạn. Trong những trường hợp này, kết quả của bạn có thể chỉ ra rằng bạn không bị ung thư phổi dù cho bạn thực sự mắc bệnh.

6. Tìm ra các vấn đề về sức khỏe khác

Những người hút thuốc trong thời gian dài có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác. Bao gồm cả các bệnh về tim và phổi mà có thể được phát hiện khi chụp CT phổi. Nếu bác sĩ của bạn phát hiện ra một vấn đề sức khỏe khác, bạn có thể tiến hành xét nghiệm thêm. Các phương pháp điều trị xâm lấn sau đó có thể sẽ không được sử dụng đến nếu bạn chưa sàng lọc ung thư phổi.

Các lưu ý khi xét nghiệm ung thư phổi

Để chuẩn bị cho việc tầm soát ung thư phổi bằng LDCT, bạn cần thực hiện những lưu ý sau:

Thông báo cho bác sĩ của bạn nếu bạn đang bị nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu bạn hiện đang có các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp  hoặc nếu bạn vừa mới hồi phục sau một đợt nhiễm trùng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên trì hoãn việc kiểm tra cho đến một tháng sau khi các dấu hiệu và triệu chứng của bạn hoàn toàn biến mất. Nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây ra các bất thường trên phim chụp CT và có thể dẫn đến những chỉ định chụp bổ sung hoặc xét nghiệm để kiểm tra. Các xét nghiệm bổ sung này có thể tránh được bằng cách đợi tình trạng nhiễm trùng được giải quyết.

Loại bỏ bất kỳ vật thể kim loại nào mà bạn đang đeo. Kim loại có thể cản tia X, vì vậy bạn cần tháo bất kỳ vật thể bằng kim loại nào mà bạn đang đeo. Những vật thể đó có thể là đồ trang sức, gọng kính, máy trợ thính và răng giả. Bạn nên mặc quần áo không có cúc hay mắc cài bằng kim loại. Nếu bạn là nữ giới, hãy tránh mặc áo ngực có gọng. Nếu quần áo của bạn có quá nhiều chi tiết kim loại, bạn có thể được yêu cầu thay áo và khoác áo choàng do đơn vị y tế cung cấp.

Không mang bất kỳ kim loại nào trên người khi chụp X quang
Không mang bất kỳ kim loại nào trên người khi chụp X quang

Làm sao để ngăn ngừa ung thư phổi?

  • Yếu tố chính để quyết định tính hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa ung thư phổi là ý thức của chính bạn.
  • Hãy chú ý đến lối sống của bản thân, những yếu tố nguy cơ mà bạn đang tiếp xúc. Đồng thời ý thức về sức khỏe của bản thân.
  • Từ bỏ những thói quen xấu ngay từ hôm nay, vì bạn và những người xung quanh. Ngừng sư dụng thuốc lá dưới mọi hình thức, không hút thuốc lá nơi công cộng,…
Từ bỏ thuốc lá giúp bảo vệ bản thân và những người xung quanh
Từ bỏ thuốc lá giúp bảo vệ bản thân và những người xung quanh

Để tầm soát ung thư phổi nhằm phát hiện kịp thời và tăng khả năng điều trị thành công, hãy kiểm tra sức khỏe thường xuyên mỗi 6 tháng một lần. Chia sẽ để nâng cao kiến thức và thực hiện các khuyến cáo đã nêu nếu bạn hoặc bạn biết một ai đó đang nằm trong số những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao.

Ung thư phổi là một bệnh lí ác tính và phức tạp. Bệnh được xúc tác bởi các yếu tố nguy cơ đến từ lối sống và môi trường. Bệnh diễn tiến âm thầm dẫn đến việc bệnh nhân đến khám khi giai đoạn đã muộn. Bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị ung thư phổi làm giảm tiên lượng điều trị. Sau bài viết này hy vọng bạn đã hiểu hơn về ung thư phổi, những nguy cơ và phương tiện tầm soát ung thư phổi để bảo vệ cuộc sống của bạn và những người xung quanh.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Tầm soát ung thư phổi - giảm thiểu nguy cơ tử vonghttps://suckhoedoisong.vn/tam-soat-ung-thu-phoi-giam-thieu-nguy-co-tu-vong-n169525.html

    Ngày tham khảo: 13/03/2021

  2. Căn bệnh ung thư phổi mà Nghệ sĩ Lê Bình mắc phải, làm sao để phát hiện sớm? https://suckhoedoisong.vn/lam-sao-phat-hien-som-ung-thu-phoi-n148321.html

    Ngày tham khảo: 13/03/2021

  3. Lung Cancer Risk Factorshttps://www.cancer.org/cancer/lung-cancer/causes-risks-prevention/risk-factors.html

    Ngày tham khảo: 13/03/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người