Tảo xoắn – món quà tuyệt vời cho cơ thể và làn da
Nội dung bài viết
Tảo xoắn là là gì? Khi dùng cần lưu ý những điểm nào? Cách để tạo nên những món ăn ngon nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng? Và làm sao để bảo quản thực phẩm đúng cách? Hãy cùng YouMed theo dõi bài viết được phân tích dưới đây nhé!
1. Tảo xoắn là gì?
Tảo xoắn hay tảo Spirulina là một loài tảo xanh đơn bào cổ đại đã tồn tại trên trái đất kể từ khi bắt đầu xuất hiện sự sống. Đây là một loài tảo – “siêu thực phẩm” giàu protein.
Chúng tồn tại và phát triển trong môi trường kiềm ấm ở vùng khí hậu nơi ánh sáng mặt trời chiếu sáng quanh năm. Mặc dù đã được sử dụng như một nguồn thức ăn của con người trong nhiều thế kỷ trước. Và giờ đây chúng nổi lên trong top siêu thực phẩm ngày nay vì
- Nguồn cung cấp protein thực vật cao nhất với khoảng 60% hàm lượng protein hoàn chỉnh.
- Nguồn cung cấp đạm ăn chay tuyệt vời để đáp ứng nhu cầu protein và axit amin cần thiết hằng ngày.
- Không những vậy, ngoài protein, tảo xoắn cũng là một nguồn cung cấp nhiều dinh dưỡng thực vật khác
+ Chất chống oxy hóa.
+ Vitamin thiết yếu và khoáng chất.
+ Một số trong đó bao gồm Phycocyanin, zeaxanthin, beta-carotene, GLA và sắt. - Và một điểm đáng chú ý là một loạt nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng tích cực của Spirulina trên một loạt các bệnh khó điều trị.
+ Bệnh ung thư.
+ Epstein Barr.
+ Bệnh bạch cầu.
+ HIV.
2. Thành phần dinh dưỡng trong Tảo xoắn
- Giàu protein, các acid amin trong tảo xoắn rất cân bằng và phong phú 55-70%.
- Hàm lượng chất xơ 4-8%.
- Chứa diệp lục, carotenoid (β- carotene, zeaxanthin), phức hợp sắc tố thực vật Phycocyanin.
- Ngoài β- carotene phong phú, tảo xoắn còn cung cấp các vitamin nhóm B.
- Không những vậy, còn cung cấp các khoáng chất như sắt, canxi.
- Giàu Axit amin thiết yếu như Omega 6.
- Tỷ lệ hấp thu cao: 95% các thành phần trong tảo xoắn được hấp thu một cách dễ dàng qua đường tiêu hóa.
3. Lợi ích của Tảo xoắn
3.1. Tác dụng chống dị ứng
- Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng uống 2 gram tảo xoắn một lần mỗi ngày trong 6 tháng làm giảm các triệu chứng dị ứng ở người lớn.
- Tảo xoắn chống lại các phản ứng dị ứng bằng cách ngăn chặn giải phóng histamin – chất tạo nên triệu chứng dị ứng: chẳng hạn như chảy nước mũi, chảy nước mắt, nổi mề đay, và sưng mô mềm.
3.2. Giảm cholesterol
- Nghiên cứu cho thấy tảo xoắn làm giảm cholesterol ở những người có mức cholesterol bình thường hoặc tăng nhẹ.
- Một nghiên cứu khác cho thấy rằng: tảo xoắn có khả năng làm giảm lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL hay cholesterol “xấu”), tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL hay cholesterol “tốt”).
3.3. Hỗ trợ miễn dịch
- Một số nghiên cứu cho thấy tảo Spirulina làm tăng sản xuất kháng thể, các protein chống nhiễm trùng,
- Các tế bào lympho, bạch cầu để cải thiện khả năng miễn dịch và giúp tránh nhiễm trùng và các bệnh mãn tính như ung thư.
3.4. Phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng
Sử dụng tảo xoắn kết hợp với chế độ ăn hợp lý cho trẻ mang lại hiệu quả tăng cân ở hầu hết các trẻ suy dinh dưỡng. (Kết hợp với hạt kê, đậu nành và đậu phộng cho tác dụng chống suy dinh dưỡng rất tốt.)
3.5. Các tác dụng khác mà tảo xoắn mang lại
- Bổ sung Protein: amino acid chiếm 62% thành phần khiến cho tảo xoắn trở thành một nguồn giàu protein và chất dinh dưỡng khác, tảo xoắn được sử dụng như là một chất bổ sung dinh dưỡng.
- Các bệnh liên quan đến kháng sinh
+ Bên cạnh loại bỏ các vi khuẩn nguy hiểm thì kháng sinh cũng có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn “tôt”, chẳng hạn như Lactobacillus acidophilus. Do vậy, có thể gây tiêu chảy.
+ Trong ống nghiệm, spirulina đã thúc đẩy sự tăng trưởng của L. acidophilus và men vi sinh khác. Qua đó có thể thấy rằng tảo xoắn có khả năng điều chỉnh sự cân bằng đường ruột, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón,… - Chống lại tình trạng nhiễm trùng
+ Một số nghiên cứu trên ống nghiệm chỉ ra rằng tảo xoắn có hoạt tính chống herpes, cúm và HIV.
+ Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa biết liệu nó có thực sự hiệu quả trên con người hay không, điều này sẽ được các nhà khoa học nghiên cứu thêm trong thời gian tới. - Tình trạng mệt mỏi
+ Nghiên cứu cho thấy rằng uống 1 gam tảo xoắn 3 lần/ngày, giúp cải thiện sự mệt mỏi ở người lớn có hội chứng mệt mỏi mãn tính.
4. Các dùng Tảo xoắn
- Trẻ em <18 tháng tuổi
+ Mặc dù tảo xoắn đã được dùng rất nhiều ở trẻ em độ tuổi này (thông thường từ 1-2g) nhưng vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào về liều dùng ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi.
+ Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có ý định sử dụng tảo xoắn cho đối tượng này - Đối tượng là trẻ em >18 tháng
+ Tùy vào mục đích sử dụng mà có liều lượng khác nhau
+ Liều dùng thông thường từ 2-4 gam/ ngày - Với đối tượng là người lớn
+ Phụ thuộc và từng mục đích của người dùng mà liều lượng sử dụng khác nhau.
+ Liều dùng thông thường từ 4 – 6 gam/ ngày.
5. Những điểm cần lưu ý khi dùng
- Với phụ nữ mang thai và cho con bú
+ Cho đến hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào về việc sử dụng tảo xoắn trên đối tượng đặc biệt này.
+ Do đó, nên thận trọng trong việc dùng tảo xoắn cho phụ nữ có thai và cho con bú đồng thời cần hỏi ý kiến các chuyên gia, bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng - Người bệnh mắc các bệnh tự miễn (bệnh đa xơ cứng (MS), lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp)
+ Vì có thể gây ra hệ thống miễn dịch trở nên năng động hơn. Đồng thời có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh tự miễn dịch.
+ Trương hợp mắc bệnh tự miễn, tốt nhất nên tránh sử dụng tảo xoắn - Ngoài ra, tảo Spirulina có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc ức chế miễn dịch (cấy ghép nội tạng).
- Không những vậy, loại tảo này cũng gây ảnh hưởng tới các loại thuốc làm giảm đông máu ví dụ như warfarin cũng như các loại thuốc kháng viêm không steroid. Nếu kết hợp sẽ làm chậm quá trình đông máu và từ đó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
6. Một số tác dụng phụ
- Tảo xoắn được đánh giá là an toàn cho hầu hết mọi người.
- Tuy nhiên, những sản phẩm tảo xoắn không rõ nguồn gốc được trồng ở những nơi bị ô nhiễm các chất gây tổn hại gan như microcystins, các kim loại nặng, các vi khuẩn độc hại.
- Lưu ý, trẻ em nhạy cảm hơn với các sản phẩm bị ô nhiễm hơn người lớn.
- Không những vậy, tảo xoắn đã bị nhiễm bẩn có thể gây tổn thương gan, đau bao tử, buồn nôn, nôn mửa, yếu cơ, khát nước, nhanh nhịp tim, sốc.
- Do đó, cần cẩn thận khi lựa chon tảo xoắn để sử dụng để có thể đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như cho cả gia đình
7. Cách bảo quản thực phẩm
– Đối với tảo tươi, nên bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Còn các loại khác như tảo khô hoặc viên uống thì để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
– Không nên chế biến tảo theo các phương pháp như nấu, luộc hay dùng lò vi sóng vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng của tảo.
– Nên dùng các món ăn và thức uống được pha thêm tảo ngay sau khi chế biến để đảm bảo giữ nguyên dưỡng chất.
– Trường hợp không dùng hết, có thể bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
– Ngoài ra, khi đã rã đông, hãy dùng hết các món ăn/thức uống có tảo, không nên đông lạnh lại lần nữa.
Tảo xoắn là một nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời và được đánh giá là an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, cần lựa chọn những sản phẩm biết rõ nguồn gốc để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như cho cả gia đình.