Top 5 loại thuốc bôi nhiệt miệng cho trẻ em hiệu quả
Nội dung bài viết
Đa số mọi người sẽ bị nhiệt miệng ít nhất một lần trong đời. Bệnh thường xảy ra ở thanh niên và phụ nữ hơn. Nhưng không có nghĩa là không gặp ở trẻ em. Trẻ bị nhiệt miệng sẽ làm trẻ đau rát khó chịu. Cha mẹ có thể tìm cách làm dịu cơn đau này cho trẻ. Có thể sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng cho trẻ em hoặc một số phương pháp tại nhà khác. Bài viết dưới đây của bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc sẽ đề cập đến một số loại thuốc phổ biến trong chữa nhiệt miệng cho trẻ.
Khái quát về bệnh nhiệt miệng
Trước khi tìm hiểu các thuốc bôi nhiệt miệng cho trẻ em, chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan về bệnh nhiệt miệng. Nhiệt miệng hay còn được gọi là lở miệng, loét miệng, loét áp tơ. Đây là hiện tượng khoang miệng xuất hiện những vết loét bên trong. Vị trí xuất hiện các vết loét thường là nướu, má, vòm miệng hoặc lưỡi.
Bệnh nhiệt miệng ở trẻ có 3 dạng:
- Dạng các vết loét nhỏ: đường kính khoảng 2 – 8mm. Các vết loét dạng này thường biến mất sau 10 – 14 ngày.
- Dạng các vết loét lớn: đường kính có thể lên đến 1cm. Xung quanh vết loét có đường viền nhô cao hoặc không đồng đều. Chúng có thể để lại sẹo và cần nhiều thời gian hơn để lành hoàn toàn.
- Nhiệt miệng dạng Herpes. Dạng này thường là nhiều vết loét nhỏ hơn tạo thành từng đám.
Xem thêm: Viêm da dạng Herpes: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
5 loại thuốc bôi nhiệt miệng cho trẻ em
Xịt nano Smart Fresh
Smart Fresh là sản phẩm được người nhiều cha mẹ tin tưởng sử dụng. Sản phẩm thuộc dạng xịt nano giúp kháng khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng các vết thương trong khoang miệng. Sản phẩm đã được Bộ Y tế kiểm chứng và công nhận nên an toàn và hiệu quả.
Cha mẹ chỉ cần xịt vào khoang miệng cho trẻ một vài lần trong ngày để giúp vết thương mau lành. Nhưng để đạt hiệu quả tối ưu, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc bôi nhiệt miệng cho trẻ em – Mouthpaste
Mouthpaste với dược chất Triamcinolon acetonid giúp khắc chế những vết loét xuất hiện tại niêm mạc miệng. Cha mẹ chỉ cần thoa một lớp mỏng lên vùng da trẻ bị tổn thương. Lặp lại 2 – 3 lần/ ngày để có tác dụng giảm đau rát và giúp vết loét mau lành.
Thuốc bôi Zytee
Thuốc bôi Zytee là thuốc bôi nhiệt miệng cho trẻ em hiệu quả. Thuốc có tác dụng làm giảm đau do bị nhiệt miệng. Hiệu quả có thể thấy sau vài phút sử dụng. Ngoài ra thuốc còn được dùng hỗ trợ điều trị các tình trạng như đau răng, viêm lưỡi, khoang miệng bị tổn thương. Cha mẹ chỉ cần cho vài giọt lên tay rồi thoa đều lên vùng da bị lở loét của trẻ.
Kamistad – Thuốc bôi nhiệt miệng cho trẻ em
Kamistad là sản phẩm có công dụng giúp điều trị viêm đau, lở loét và nhiệt miệng. Các thành phần của sản phẩm tương đối lành tính, không có tác dụng phụ hay gây kích ứng. Bôi Kamistad lên vết lở sẽ giúp sát trùng, làm giảm cảm giác đau rát khó chịu. Thuốc này được dùng cho cả trẻ em và người lớn. Nhất là những người viêm lợi, đau nướu do răng giả gây ra.
Xịt miệng Traful
Traful cũng là một sản phẩm dùng chữa trị nhiệt miệng rất hiệu quả. Sản phẩm chứa tinh chất bạc hà giúp mang lại cảm giác the mát và dễ chịu hơn khi xịt. Với khả năng kháng khuẩn, chống viêm, Traful giúp làm giảm những cơn đau rát của vết lở miệng. Traful hạn chế tối đa việc nhiễm trùng. Ngoài ra chúng còn có thành phần thảo dược dịu nhẹ giúp làm lành vết thương mau chóng, ngăn ngừa sưng tấy.
Xem thêm: Làm thế nào để chữa nhiệt miệng cho trẻ?
Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng
Trước khi quyết định dùng thuốc bôi nhiệt miệng cho trẻ em, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng và cách khắc phục các nguyên nhân đó.
Nguyên nhân chính xác của nhiệt miệng hiện nay vẫn chưa được biết đến. Nhưng nghiên cứu đã ghi nhận một số yếu tố có liên quan đến sự hình thành và phát triển của các vết loét, bao gồm:
- Việc sử dụng một số loại thực phẩm gây kích thích như: cà phê, sô cô la…
- Quá lo lắng, căng thẳng.
- Cắn trúng môi, má, lưỡi khi ăn nhai.
- Vết thương khi chải răng. Ví dụ như trượt tay trong khi trẻ chải răng.
- Trẻ vệ sinh răng miệng kém.
- Trẻ bị bỏng do ăn thức ăn nóng.
- Trẻ bị kích ứng do thuốc sát trùng chẳng hạn như nước súc miệng.
- Tình trạng nhiễm trùng miệng do virus, vi khuẩn.
- Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch (do mắc một bệnh lý khác).
- Trẻ bị thiếu vitamin, dưỡng chất như: thiếu máu do thiếu sắt, thiếu folate, kẽm, vitamin B12.
Xem thêm: Thiếu máu do thiếu vitamin: Những điều bạn cần lưu ý để luôn khoẻ mạnh
Ngoài ra tình trạng này có thể do trẻ mắc các bệnh như:
- Bệnh tự miễn.
- Bệnh Crohn.
- Giảm bạch cầu theo chu kỳ: loét miệng, sốt và giảm bạch cầu đa nhân trung tính.
- Hội chứng sốt định kỳ (PFAPA): Trẻ bị sốt, nhiệt miệng, viêm họng cứ sau mỗi 2 – 8 tuần.
Lở miệng thường gặp ở trẻ từ 10 – 19 tuổi. Các tổn thương sẽ tái phát trong nhiều năm sau lần đầu bị nhiệt miệng.
Các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị lở miệng
Một số triệu chứng khi trẻ bị loét miệng là:
- Có 1 hoặc nhiều vết loét đau ở niêm mạc miệng: môi, má, lưỡi, nướu.
- Xung quanh vết loét sưng đỏ khiến trẻ đau rát.
- Trẻ khó chịu khi ăn uống, giao tiếp.
- Việc vệ sinh răng miệng của trẻ trở nên khó khăn hơn.
- Trẻ biếng ăn, quấy khóc.
- Tình trạng nặng có thể có sốt.
Trên đây là bài viết về một số thuốc bôi nhiệt miệng cho trẻ em. Tuy nhiên, bài viết trên chỉ mang tính chất thông tin và không có tác dụng thay thế bất kỳ chỉ định nào của bác sĩ. Để có hiệu quả tối ưu nhất, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc nào cho trẻ. Nếu có các triệu chứng lở loét kéo dài trên 2 tuần hoặc kèm theo sốt, đau đầu, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để được xử trí kịp thời.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Medications for Aphthous Ulcerhttps://www.drugs.com/condition/aphthous-ulcers.html
Ngày tham khảo: 23/08/2021