Hướng dẫn tiêm phòng đầy đủ cho bà bầu
Nội dung bài viết
Tiêm phòng vắc-xin cho mẹ bầu là điều cực kỳ quan trọng. Tiêm vắc-xin được khuyến cáo nhằm giúp mẹ bầu và thai nhi được bảo vệ khỏi các bệnh nhiễm nguy hiểm. Đồng thời giúp hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng và dị tật ở thai nhi. Tiêm phòng đầy đủ cho bà bầu sẽ đem lại những lợi ích gì? Cùng theo dõi bài viết sau của Bác sĩ Trần Thế Minh để biết thêm thông tin nhé!
Tiêm phòng vắc-xin cho bà bầu mang lại lợi ích gì?
Trong giai đoạn mang thai, sức đề kháng của mẹ bị suy giảm. Do đó, khả năng chống lại bệnh tật cũng giảm đi và dễ mắc các bệnh nguy hiểm. Những căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.1
Tiêm vắc-xin cho mẹ giúp tạo miễn dịch thụ động cho bé ngay sau khi vừa chào đời. Một số loại vắc-xin có vai trò tạo sức đề kháng cho trẻ. Thậm chí ngay từ khi còn trong bụng mẹ.2
Bên cạnh đó, một số loại vắc xin, đặc biệt là vắc xin sống, được khuyến cáo không nên tiêm trong thời kỳ mang thai vì chúng có thể gây hại cho bé.3
Chính vì vậy, tiêm phòng đầy đủ cho bà bầu là biện pháp đơn giản và hiệu quả. Từ đó, giúp bảo vệ mẹ và thai nhi tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt nhất là trong giai đoạn tình hình dịch bệnh ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp.
Lợi ích của việc tiêm vắc-xin cho mẹ bầu thường lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ tiềm ẩn.
Danh sách các vắc-xin được khuyến cáo cho bà bầu
Các mũi vắc-xin cơ bản tiêm phòng đầy đủ cho bà bầu
Các loại vắc-xin | Đánh giá |
Viêm gan A | Chỉ định dựa trên lợi ích so với nguy cơ |
Viêm gan B | Chỉ định tiêm trong một số trường hợp cụ thể |
Papilomavirus ở người (HPV) | Không được khuyến nghị |
Cúm (bất hoạt) | Được khuyến nghị |
Cúm (sống, giảm độc lực) | Chống chỉ định |
Sởi – quai bị – rubella (MMR) | Chống chỉ định |
Viêm màng não (ACWY) | Có thể sử dụng nếu có các lựa chọn khác đều bị chống chỉ định |
Viêm màng não (B) | Cân nhắc dựa trên rủi ro và lợi ích |
PCV13 | Không có khuyến cáo |
PPSV23 | Chưa có đầy đủ bằng chứng để ra khuyến cáo cụ thể |
Bệnh bại liệt | Chỉ tiêm nếu thật sự cần thiết |
Td | Nên sử dụng nếu không thể chỉ định tiêm Tdap (ưu tiên Tdap hơn) |
Tdap | Được khuyến cáo |
Varicella | Chống chỉ định |
Zoster | Chống chỉ định |
Các mũi tiêm phòng đầy đủ cho bà bầu khi đi du lịch và các mục đích khác
Các loại vắc-xin | Đánh giá |
Bệnh than | Nguy cơ tiếp xúc thấp – không được khuyến nghị.
Nguy cơ tiếp xúc cao – có thể chỉ định |
BCG (ngừa lao) | Chống chỉ định |
Bệnh viêm não Nhật Bản | Chưa có đầy đủ bằng chứng để ra khuyến cáo cụ thể |
Bệnh dại | Có thể chỉ định nếu không còn lựa chọn nào khác |
Thương hàn | Chưa có đầy đủ bằng chứng
Nên lựa chọn phương pháp khác nếu cần thiết |
Bệnh đậu mùa | Trước tiếp xúc: nên chống chỉ định tiêm
Sau tiếp xúc: được khuyến nghị tiêm |
Sốt vàng da | Có thể cân nhắc nếu lợi ích lớn hơn rủi ro |
Những loại vắc-xin cơ bản cần được tiêm phòng cho bà bầu
Vắc-xin ngừa viêm gan A
Vi-rút viêm gan A có thể gây ra các biến chứng khi mang thai, chẳng hạn như các cơn co thắt sớm hoặc các vấn đề với nhau thai. Chưa có rủi ro nào đối với sự phát triển của thai nhi được phát hiện khi tiêm vắc-xin ngừa viêm gan A.4
Có thể mẹ bầu sẽ cần tiêm vắc-xin này nếu chẩn đoán thấy yếu tố nguy cơ lây nhiễm đối với bệnh viêm gan A. Chẳng hạn mắc bệnh gan mạn tính hoặc sống với người mắc viêm gan A.5
Vắc-xin viêm gan B6
Viêm gan B được xem là nguyên nhân hàng đầu gây các biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan.
Virus viêm gan B lây truyền qua 3 con đường: máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Trong đó, đường lây truyền từ mẹ sang con khá phổ biến do tỷ lệ thai phụ ở Việt Nam mắc viêm gan siêu vi B khá cao, chiếm 10-15%.
Với những trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ, có 50% số trẻ bị viêm gan mãn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.
Phụ nữ nên hoàn thành 3 mũi viêm gan B trước khi mang thai. Trong đó, mũi 2 cách mũi đầu 1 tháng, mũi 3 cách mũi đầu 6 tháng. Nên tiêm nhắc lại 1 mũi sau 5-10 năm kể từ đợt tiêm trước đó.
Nếu không kịp chủng ngừa đủ 3 mũi hoặc chưa được tiêm vắc xin ngừa viêm gan B trước khi mang thai, phụ nữ vẫn có thể tiêm phòng trong khi mang thai. Tuy nhiên, điều này là không hoàn toàn khuyến khích, vì còn ít dữ liệu chứng minh. Trong đó, 2 loại vắc xin Heplisav-B và PreHevbrio không được khuyến cáo tiêm trong thai kỳ.
Vắc-xin cúm (bất hoạt)
Bệnh cúm ở phụ nữ mang thai có thể tiến triển nặng lên, dẫn đến viêm phổi và những vấn đề khác. Cúm cũng được xem là nguy cơ khiến bé sinh ra nhẹ cân, dễ bị sinh non hoặc thai chết lưu, nhất là khi mắc cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ.7
Có thể tiêm cúm trước khi mang thai, vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, khuyến cáo nên tiêm cúm trước khi mang thai 1 tháng để đảm bảo miễn dịch chủ động bảo vệ mẹ và bé trong suốt hành trình thai kỳ.1 7
Do vậy, nếu đang hoặc sắp mang thai trong mùa cúm nên tiêm phòng đầy đủ cho bà bầu vắc-xin cúm bất hoạt (IIV).
Vắc-xin viêm màng não mô cầu (MenACWY hoặc MPSV4)8
Vắc-xin não mô cầu liên hợp có thể được tiêm cho phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh do não mô cầu nhóm huyết thanh A, C, W, hoặc Y.
Vắc-xin viêm màng não (MenB)9
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú có nguy cơ cao mắc bệnh viêm màng não mô cầu nhóm huyết thanh B có thể được chủng ngừa MenB. Tuy nhiên, họ nên nói chuyện với bác sĩ để quyết định xem liệu lợi ích của việc chủng ngừa có lớn hơn rủi ro hay không.
Tiêm phòng bệnh bại liệt4
Bệnh bại liệt do vi rút gây ra có thể dẫn đến tê liệt.
Đã có vắc xin để ngăn ngừa bệnh bại liệt. Tuy nhiên, việc tiêm phòng bại liệt thường không được khuyến khích trong thời kỳ mang thai do thiếu thông tin về tính an toàn của vắc xin. Nếu bạn không thể tránh đi du lịch đến khu vực có bệnh bại liệt phổ biến, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế du lịch để xác định xem bạn có nên tiêm vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV) hay không.
Vắc-xin ngừa phế cầu khuẩn polysaccharide (PPSV23)
Chưa có đầy đủ dữ liệu an toàn của vắc-xin ngừa phế cầu polysaccharide trong 3 tháng đầu của thai kỳ vẫn chưa được đánh giá.
Tiêm phòng uốn ván, ho gà, bạch hầu hoặc bạch hầu, uốn ván
Uốn ván: do vi khuẩn xâm nhập qua vết thương. Độc tố vi khuẩn gây co giật, cứng cơ kèm theo đau. Bệnh có thể gây tử vong, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.10
Bạch hầu: là bệnh do vi khuẩn lây lan qua ho, hắt hơi. Bệnh có thể gây khó thở, suy tim, tê liệt, thậm chí tử vong.11
Ho gà: là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan. Bệnh nguy hiểm do các biến chứng nặng của viêm phổi và viêm não; có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ sơ sinh.12
Phụ nữ mang thai đều cần tiêm một liều vắc-xin Tdap trong mỗi lần mang thai. Tốt nhất là nên tiêm từ tuần thứ 27 – 36 của thai kỳ.13
Sau khi chủng ngừa vắc-xin Tdap, thực hiện tiêm phòng uốn ván bà bầu cũng rất cần thiết. Tiêm một liều vắc-xin uốn ván – bạch hầu (Td) có thể giúp tăng cường 10 năm một lần có thể được chỉ định đi kèm.13
Các loại vắc-xin cần tiêm phòng cho bà bầu đi du lịch hoặc mục đích khác
Vắc-xin phòng bệnh than14
Tiêm phòng bệnh than có thể được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai đã tiếp xúc với bệnh than. Tuy nhiên, khi nguy cơ phơi nhiễm bệnh than thấp, phụ nữ mang thai không được khuyến cáo chủng ngừa.
Tiêm ngừa bệnh dại
Nếu nguy cơ tiếp xúc với bệnh dại là đáng kể, thực hiện điều trị dự phòng trước phơi nhiễm có thể được chỉ định trong thai kỳ.
Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh CDC, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh dại là an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Chưa có nghiên cứu nào tìm thấy nguy cơ sảy thai tự nhiên, sinh non hoặc bất thường thai nhi ở phụ nữ mang thai sau khi dự phòng sau phơi nhiễm dại.15
Tiêm phòng bệnh đậu mùa16
Phụ nữ mang thai đã từng tiếp xúc nhất định với vi rút đậu mùa (tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa) nên được tiêm chủng ngừa. Vì khi tiếp xúc, họ đã có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh đậu mùa.
Tiêm phòng sốt vàng cho bà bầu4
Sốt vàng là một bệnh do vi rút lây lan qua muỗi. Nó có liên quan đến tổn thương gan, thận, xuất huyết và có thể dẫn đến tử vong. Dịch bệnh này có thể xảy ra ở một số vùng nhiệt đới của Nam Mỹ và châu Phi cận Sahara. Nếu có thể, nên tránh đi du lịch đến các khu vực có dịch sốt vàng lây truyền mạnh trong thời kỳ mang thai.
Nếu không thể tránh việc đi đến những nơi có nguy cơ cao mắc bệnh sốt vàng da, thì việc chủng ngừa bằng vắc-xin vi-rút sống có thể được xem xét trong thời kỳ mang thai. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia bệnh truyền nhiễm hoặc chuyên gia về y học du lịch về tình hình của bạn và biết được có phù hợp để tiêm phòng hay không.
Qua bài viết trên, Bác sĩ Trần Thế Minh hy vọng đã cung cấp thêm thông tin hữu ích về tiêm phòng đầy đủ cho bà bầu cho bạn đọc, nhất là các mẹ bầu. Mẹ bầu hãy thực hiện tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
VẮC XIN CẦN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAI: NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶPhttps://vnvc.vn/vac-xin-can-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai-nhung-thac-mac-thuong-gap/
Ngày tham khảo: 15/10/2022
-
4 LÝ DO NÊN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAIhttps://vnvc.vn/4-ly-nen-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai/
Ngày tham khảo: 15/10/2022
-
Vaccines During Pregnancy FAQshttps://www.cdc.gov/vaccinesafety/concerns/vaccines-during-pregnancy.html
Ngày tham khảo: 15/10/2022
-
Patient education: Vaccination during pregnancy (Beyond the Basics)https://www.uptodate.com/contents/vaccination-during-pregnancy-beyond-the-basics
Ngày tham khảo: 15/10/2022
-
Hepatitis A (HepA) Vaccinehttps://www.msdmanuals.com/professional/infectious-diseases/immunization/hepatitis-a-hepa-vaccine
Ngày tham khảo: 15/10/2022
-
CÓ TIÊM PHÒNG VIÊM GAN B KHI MANG THAI ĐƯỢC KHÔNG?https://vnvc.vn/co-tiem-phong-viem-gan-b-khi-mang-thai-duoc-khong/
Ngày tham khảo: 15/10/2022
-
TIÊM PHÒNG CÚM TRƯỚC KHI MANG THAI BAO LÂU? Ở ĐÂU, GIÁ BAO NHIÊU?https://vnvc.vn/tiem-phong-cum-truoc-khi-mang-thai/
Ngày tham khảo: 15/10/2022
-
Meningococcal Vaccinehttps://www.msdmanuals.com/professional/infectious-diseases/immunization/meningococcal-vaccine
Ngày tham khảo: 15/10/2022
-
Meningococcal Vaccination: What Everyone Should Knowhttps://www.cdc.gov/vaccines/vpd/mening/public/index.html
Ngày tham khảo: 15/10/2022
-
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, GIÁ TIÊM PHÒNG UỐN VÁN CHO BÀ BẦUhttps://vnvc.vn/thoi-gian-dia-diem-gia-tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau/
Ngày tham khảo: 15/10/2022
-
Diphtheriahttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diphtheria/symptoms-causes/syc-20351897
Ngày tham khảo: 15/10/2022
-
Whooping coughhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/whooping-cough/symptoms-causes/syc-20378973
Ngày tham khảo: 15/10/2022
-
Diphtheria-Tetanus-Pertussis Vaccinehttps://www.msdmanuals.com/professional/infectious-diseases/immunization/diphtheria-tetanus-pertussis-vaccine
Ngày tham khảo: 15/10/2022
-
Anthrax Vaccination: What Everyone Should Knowhttps://www.cdc.gov/vaccines/vpd/anthrax/public/index.html
Ngày tham khảo: 15/10/2022
-
Rabies Vaccine Hesitancy and Deaths Among Pregnant and Breastfeeding Women — Vietnam, 2015–2016https://www.cdc.gov/mmwr/volumes/67/wr/mm6708a4.htm
Ngày tham khảo: 15/10/2022
-
Vaccinations in Pregnancyhttps://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2003/0715/p299.html
Ngày tham khảo: 15/10/2022