YouMed

Cảm cúm, ho, sổ mũi: Đừng lo, đã có Tiffy Dey

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Thuốc Tiffy Dey là gì? Thuốc Tiffy Dey được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên tìm hiểu qua bài viết sau.

Hoạt chất: Paracetamol, chlopheniramin, phenylephrin.

Thuốc chứa thành phần tương tự: Agidorin, Decolgen Forte, Decamol,…

Thuốc Tiffy Dey là thuốc gì?

Tiffy Dey là thuốc giúp làm giảm các triệu chứng cảm thông thường được sản xuất bởi công ty Thai Nakorn Patana. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, mỗi hộp gồm 25 vỉ x 4 viên.

Thành phần và công dụng của từng thành phần

1. Thành phần

Mỗi viên Tiffy Dey chứa các thành phần sau:1

  • Paracetamol: 500 mg. 
  • Chlorpheniramine maleate: 2 mg.
  • Phenylephrin HCl: 10 mg.
Tiffy Dey là thuốc được dùng phổ biến giúp làm giảm các triệu chứng cảm thông thường
Tiffy Dey là thuốc được dùng phổ biến giúp làm giảm các triệu chứng cảm thông thường

2. Công dụng của mỗi thành phần

  • Paracetamol (acetaminophen): Paracetamol là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin. Đây là thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt không chứa steroid; thuốc tương tự aspirin, nhưng không có hiệu quả điều trị viêm.2
  • Chlorpheniramine: Đây là một loại thuốc kháng các thụ thể histamine H1 (gây đau ngứa do côn trùng cắn, gây giãn tĩnh mạch…). Được dùng để điều trị triệu chứng các bệnh dị ứng như mề đay, phù mạch, viêm mũi dị ứng, viêm màng tiếp hợp dị ứng, ngứa. Đây là thành phần phổ biến trong các chế phẩm điều trị hocảm lạnh.3
  • Phenylephrin HCl là thuốc có tác dụng giống thần kinh giao cảm α1, gây co mạch giúp làm giảm sung huyết mũi.4 

Tiffy Dey giá bao nhiêu?

  • Dạng bào chế: Viên nén.
  • Quy cách đóng gói: Hộp 25 vỉ x 4 viên.
  • Nhà sản xuất: Thái Nakorn Patana (Thái Lan) – Sản xuất tại: Việt Nam.
  • Giá thuốc Tiffy Dey: 5.000 VNĐ/vỉ – 115.000 VNĐ/hộp.

Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể thay đổi tuỳ thời điểm và phụ thuộc vào nhà cung cấp.

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm mua thuốc Tiffy Dey tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Theo đó, bạn nên lựa chọn những nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng và nhận được sư tư vấn cụ thể từ bác sĩ/dược sĩ.

Công dụng của thuốc Tiffy Dey

Tiffy Dey có công dụng làm giảm các triệu chứng cảm thông thường: nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, nhức đầu và sốt.1

Không nên dùng thuốc Tiffy Dey nếu

  • Dị ứng với các thành phần có trong công thức của thuốc.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Không dùng trên đối tượng là trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non, phụ nữ cho con bú, Glaucom góc hẹp, phì đại tiền liệt tuyến, loét đường tiêu hóa, bệnh hen suyễn, tắc môn vị – tá tràng, tắc cổ bàng quang, bệnh nhân đang sử dụng thuốc IMAO.
  • Các đối tượng bị cao huyết áp nặng hay nhịp nhanh tâm thất.
  • Không dùng cho bệnh nhân viêm gan, viêm tụy cấp.
  • Đối tượng bị bệnh huyết khối ngoại biên hay mạch màng treo ruột.

Cách dùng thuốc Tiffy Dey hiệu quả

1. Cách dùng

  • Thuốc Tiffy Dey được dùng theo đường uống.
  • Nên dùng thuốc với một cốc nước.

2. Liều dùng

  • Đối tượng là người lớn:
    • Uống mỗi lần từ 1 đến 2 viên.
    • Số lần dùng: 4 – 6 lần/ngày.
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi:
    • Uống mỗi lần 1 viên.
    • Số lần dùng: 4 – 6 lần/ngày.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra

Các thành phần trong thuốc Tiffy Dey có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như sau:1

1. Paracetamol

  • Thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, giảm toàn thể huyết cầu, tiểu cầu.
  • Phát ban, nổi mề đay, sốt.
  • Giảm glucose máu, vàng da.

2. Chlorpheniramin maleat

  • Chóng mặt, mệt mỏi, mất khả năng phối hợp và yếu cơ có thể xảy ra.
  • Ở một vài bệnh nhân, tác dụng an thần tự nhiên biến mất sau khi dùng thuốc kháng histamin từ 2 đến 3 ngày.

3. Phenylephrin HCl

Có thể gây cảm giác bồn chồn, lo lắng, hốt hoảng, yếu, chóng mặt, đau vùng thượng vị hay khó chịu.

Sau khi dùng thuốc, có thể thấy bồn chồn, lo lắng
Sau khi dùng thuốc, có thể thấy bồn chồn, lo lắng

Tương tác khi dùng chung với thuốc Tiffy Dey

1. Paracetamol

  • Tăng khả năng nhiễm độc gan của paracetamol khi dùng chung với các thuốc cảm ứng men gan.
  • Hiệu quả của paracetamol có thể bị giảm khi dùng chung với barbiturat, rifampicin, hydantoin, carbamazepin, sulfinpyrazon.
  • Cồn Ethanol làm tăng khả năng gây độc của thuốc khi uống quá liều hoặc liều lớn.
  • Than hoạt làm giảm sự hấp thu của paracetamol.

2. Chlorpheniramin maleat

Các thuốc ức chế MAO làm tăng tác dụng kháng cholinergic của thuốc kháng histamin.

3. Phenylephrin HCl

Một số thuốc gây tương tác với phenylephrin cần lưu ý như thuốc chẹn alpha-adrenegic (phenotolamin mesylat), thuốc ức chế MAO, atropin sulfat, sản phẩm tiêm alkaloid cựa lúa mạch (ergonovin maleat), thuốc furosemid hay thuốc lợi tiểu khác,…

Những lưu ý khi dùng Tiffy Dey

  • Lưu ý về tình trạng suy yếu chức năng gan như nhiễm độc gan và suy gan nặng xảy ra ở những bệnh nhân nghiện rượu kinh niên khi dùng thuốc ở liều điều trị. 
  • Cảnh báo cho người nghiện rượu kinh niên: không dùng quá 2 g một ngày.
  • Tác dụng kháng cholinergic của thuốc kháng histamin có thể làm đặc dịch tiết và khó long đờm nên không được chỉ định điều trị các triệu chứng hô hấp dưới như hen.
  • Tránh dùng chung với các thuốc an thần và ức chế thần kinh trung ương ở bệnh nhân có tiền sử ngừng thở khi ngủ.
  • Đối với người già: thuốc Tiffy Dey có thể gây ra chóng mặt, ngất, hạ huyết áp và lẫn lộn ở người già. Có thể giảm liều nếu cần.
  • Bệnh nhân vào cuối thai kỳ hay sắp sinh có thể gây giảm oxy của thai và làm chậm nhịp tim thai nhi vì thuốc làm co tử cung và giảm tốc độ máu lưu thông trong tử cung. 

Các đối tượng sử dụng đặc biệt

1. Phụ nữ có thai và phụ nữ cho bú

Phụ nữ có thai: Dùng paracetamol với liều điều trị trong thời gian ngắn an toàn đối với phụ nữ có thai. Chlorpheniramin maleat chỉ sử dụng trong 6 tháng đầu thai kỳ khi thật sự cần thiết. Ở bệnh nhân vào cuối thai kỳ hay sắp sinh, phenylephrin HCl có thể gây giảm oxy của thai và làm chậm nhịp tim thai nhi vì thuốc làm co tử cung và giảm tốc độ máu lưu thông trong tử cung. Do đó, cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết. Và nên cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích vượt trội trên mẹ so với nguy cơ có hại cho thai nhi trước khi quyết định dùng trên phụ nữ có thai.

Phụ nữ đang cho con bú: Không sử dụng Tiffy Dey với phụ nữ đang cho con bú. Để an toàn, tốt nhất nên ngừng cho bú khi mẹ đang dùng thuốc.

2. Lái xe và vận hành máy móc

  • Thuốc có thể gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt.
  • Do đó, cần thận trọng khi sử dụng thuốc với đối tượng cần phải tập trung cao độ khi làm việc.
Thận trọng khi dùng thuốc Tiffy Dey ở người lái xe vận hành máy móc
Thận trọng khi dùng thuốc Tiffy Dey ở người lái xe vận hành máy móc

3. Đối tượng cần thận trọng khi dùng Tiffy Dey

  • Ở bệnh nhân nghiện rượu kinh niên, nguy cơ nhiễm độc gan và suy gan tăng lên khi sử dụng paracetamol ở liều điều trị. Liều an toàn cho đối tượng này chưa được xác định. Do đó, người nghiện rượu kinh niên không nên dùng paracetamol quá 2 g một ngày. 
  • Chlorpheniramin maleat có tác dụng kháng cholinergic. Do đó cần thận trọng với bệnh nhân bị bí tiểu bẩm sinh, tiền sử hen phế quản, tăng áp lực nội nhãn, cường giáp, bệnh tim mạch (cao huyết áp).
  • Thuốc kháng histamin có thể gây chóng mặt, ngất, hạ huyết áp và lẫn lộn ở người cao tuổi. Nên giảm liều nếu cần. 

Xử trí khi quá liều Tiffy Dey

  • Khi quá liều có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan, ngủ gà, hôn mê, tăng huyết áp, đau đầu, co giật,…
  • Để tránh tình trạng quá liều, tốt nhất bạn nên tuân thủ chính xác theo liều lượng bác sĩ đã kê đơn.
  • Trường hợp bệnh nhân dùng quá liều vì bất kỳ mục đích nào và xuất hiện triệu chứng nguy hại đến sức khỏe, hãy gọi ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ và xử trí kịp thời.

Xử trí khi quên một liều Tiffy Dey

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều thuốc Tiffy Dey.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp: bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Cách bảo quản

  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là 15 – 30ºC.
  • Thông tin hạn dùng được trình bày đầy đủ trên bao bì sản phẩm. Do đó, hãy kiểm tra cẩn thận thông tin và không nên dùng nếu thuốc đã hết hạn.

Trên đây là những thông tin sử dụng thuốc Tiffy Dey. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Câu hỏi thường gặp

Bị cảm cúm uống Tiffy hay Decolgen?

Tiffy Dey và Decolgen đều có thành phần hoạt chất và hàm lượng tương tự nhau. Mặc dù cả 2 loại thuốc có thành phần tá dược không giống nhau nhưng điều này không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Do đó, khi bị cảm cúm có thể uống Tiffy Dey hay Decolgen đều được. 

Cho con bú có uống được thuốc cảm cúm Tiffy không?

Không sử dụng Tiffy Dey với phụ nữ đang cho con bú. 

Bé bị cảm cúm uống Tiffy có được không?

Không sử dụng Tiffy Dey cho trẻ em dưới 6 tuổi. Bé trên 3 tuổi có thể sử dụng siro trị cảm cúm Tiffy Sirup và phải tuân theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Tiffy Deyhttps://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/11/To-huong-dan-su-dung-thuoc-Tiffy-Dey.pdf

    Ngày tham khảo: 02/02/2023

  2. Bộ Y Tế (2018). Dược thư quốc gia Việt Nam. NXB Y Học Hà Nội. Trang 1118.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/03/Duoc-thu-quoc-gia-2018.pdf#page=1118

    Ngày tham khảo: 02/02/2023

  3. Bộ Y Tế (2018). Dược thư quốc gia Việt Nam. NXB Y Học Hà Nội. Trang 445.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/03/Duoc-thu-quoc-gia-2018.pdf#page=445

    Ngày tham khảo: 02/02/2023

  4. Bộ Y Tế (2018). Dược thư quốc gia Việt Nam. NXB Y Học Hà Nội. Trang 1142.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/03/Duoc-thu-quoc-gia-2018.pdf#page=1142

    Ngày tham khảo: 02/02/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người