YouMed

Tinh hoàn: Kiến thức căn bản

Bác sĩ NGUYỄN ĐOÀN TRỌNG NHÂN
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Đoàn Trọng Nhân
Chuyên khoa: Đa khoa

Đây là một bộ phận nhạy cảm của nam giới. Tinh hoàn là một cấu trúc có vai trò quan trọng. Nó tiết ra hormone nam giới, quyết định giới tính sinh lý của con người. Ngoài ra, nó còn sản xuất tinh trùng, một loại tế bào giúp con người sinh sản, duy trì nòi giống. Bài viết này của Bác sĩ Nguyễn Đoàn Trọng Nhân sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bộ phận này, cấu trúc và chức năng. Ngoài ra, những bệnh lý liên quan thường gặp cũng sẽ được nhắc đến.

Tinh hoàn là gì?

Đây là hai cơ quan có hình bầu dục trong hệ thống sinh sản của nam giới. Chúng được chứa trong một túi da gọi là bìu. Bìu treo bên ngoài cơ thể ở phía trước của vùng chậu, đoạn trên đùi và ngay dưới dương vật.

Các cấu trúc bên trong tinh hoàn rất quan trọng đối với việc sản xuất và lưu trữ tinh trùng cho đến khi chúng đủ trưởng thành để xuất tinh. Nó cũng sản xuất một loại hormone gọi là testosterone. Hormone này chịu trách nhiệm cho ham muốn tình dục, khả năng sinh sản và sự phát triển của khối lượng cơ và xương.

Cấu trúc và chức năng

Chức năng chính là sản xuất và lưu trữ tinh trùng. Chúng cũng rất quan trọng để tạo ra hormone testosterone và các nội tiết tố nam khác được gọi là androgen.

Tinh hoàn có hình dạng hình trứng từ nhiều mô hợp thành, mỗi mô được gọi là tiểu thùy. Các tiểu thùy được tạo thành từ các ống cuộn được bao quanh bởi các mô liên kết dày đặc.

Xem thêm: Ngứa tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

Cấu trúc cắt ngang của tinh hoàn
Cấu trúc cắt ngang của tinh hoàn

Tinh hoàn bao gồm trái và phải. Tuy nhiên, tinh hoàn trái thường thấp và nhỏ hơn bên phải. Trong hầu hết các trường hợp, nó có chiều dài trùng bình khoảng 4,5 cm; rộng 2,5 cm; dày khoảng 1,5 cm và nặng khoảng 20 g. Cấu tạo bên trong của bộ phận này được chia thành khoảng 300 – 400 tiểu thùy. Nhiệm vụ của bộ phận này là sản sinh tinh trùng và dẫn tinh trùng vào các ống sinh tinh, sau đó vào lưới tinh và cuối cùng là đi đến mào tinh.

Ống bán nguyệt (hay còn gọi là ống sinh tinh)

Ống bán nguyệt là những ống cuộn lại tạo nên hầu hết mỗi tinh hoàn. Các tế bào và mô trong ống sinh tinh có nhiệm vụ sinh tinh hay còn gọi là quá trình tạo ra tinh trùng.

Các ống này được lót bằng một lớp mô gọi là biểu mô. Lớp này được tạo thành từ các tế bào Sertoli hỗ trợ sản xuất các hormone tạo ra tinh trùng. Trong số các tế bào Sertoli, có các tế bào sinh tinh phân chia và trở thành các tinh trùng.

Các mô bên cạnh các ống được gọi là tế bào Leydig. Các tế bào này sản xuất ra kích thích tố nam, chẳng hạn như testosterone và các nội tiết tố androgen khác.

Lưới tinh

Sau khi tinh trùng được tạo ra trong các ống bán nguyệt, các tế bào tinh trùng di chuyển về phía mào tinh thông qua lưới tinh. Cấu trúc này giúp trộn lẫn các tế bào tinh trùng trong chất lỏng do tế bào Sertoli tiết ra. Cơ thể sẽ tái hấp thu chất lỏng này khi các tế bào tinh trùng đi từ các ống sinh tinh đến mào tinh.

Trước khi tinh trùng có thể đến mào tinh, chúng không thể di chuyển. Hàng triệu lông nhỏ trong tinh hoàn, được gọi là vi nhung mao, sẽ cử động giúp di chuyển tinh trùng đến các ống phóng tinh.

Các ống xuất

Các ống xuất là một loạt các ống nối từ tinh hoàn đến mào tinh. Mào tinh sẽ lưu trữ các tế bào tinh trùng cho đến khi chúng trưởng thành và sẵn sàng xuất tinh.

Những ống dẫn này được lót bằng những sợi lông li ti được gọi là lông mao. Cùng với một lớp cơ bên dưới, các lông mao sẽ giúp di chuyển tinh trùng vào mào tinh.

Các ống xuất cũng hấp thụ hầu hết chất lỏng giúp di chuyển các tế bào tinh trùng. Điều này dẫn đến nồng độ tinh trùng trong khi xuất tinh sẽ cao hơn.

Các lớp vỏ của tinh hoàn

Bộ phận này được bao quanh bởi nhiều lớp, từ ngoài vào trong, bao gồm:

  • Lớp phúc mạc.
  • Vỏ trắng.
  • Bao mạch.
Cấu trúc các lớp
Cấu trúc các lớp

Trong đó, bao mạch là lớp mạch máu mỏng đầu tiên, bảo vệ, che chắn các lớp bên dưới.

Sau đó là lớp vỏ trắng. Đây là lớp bảo vệ dày, nhiều mô sợi dày đặc, bảo vệ tinh hoàn.

Lớp phúc mạc lại chia thành 2 lớp nhỏ hơn. Đi lần lượt từ ngoài vào trong là:

  • Lớp thành: Bảo vệ gần như hoàn toàn tinh hoàn.
  • Lớp tạng: Nằm ngay trên lớp vỏ trắng.

Các tình trạng bệnh lý liên quan đến tinh hoàn

Tràn dịch tinh mạc (hydrocele)

Hydrocele xảy ra khi chất lỏng dư thừa tích tụ trong các khoang xung quanh một trong 2 tinh hoàn của bạn. Điều này đôi khi xuất hiện sau khi sinh, nhưng cũng có thể là do chấn thương hoặc viêm nhiễm.

Xem thêm: Tràn dịch tinh mạc ở người lớn

Tràn dịch tinh mạc
Tràn dịch tinh mạc

Các triệu chứng hydrocele bao gồm:

  • Sưng tinh hoàn dễ nhận thấy hơn trong ngày.
  • Đau âm ỉ ở bìu của bạn.
  • Cảm thấy nặng ở bìu của bạn.

Tràn dịch này thường không cần điều trị trừ khi chúng rất lớn hoặc gây đau đớn. Hầu hết sẽ tự biến mất, nhưng những trường hợp nặng hơn có thể phải phẫu thuật cắt bỏ.

Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn có nghĩa là tinh hoàn của bạn đã xoay trong bìu. Điều này có thể làm cuộn các mạch máu dẫn đến cắt đứt nguồn cung cấp máu, chức năng thần kinh và vận chuyển tinh trùng.

Các triệu chứng

  • Đau bìu dữ dội.
  • Sưng tinh hoàn.
  • Đau bụng dưới.
  • Cảm thây chóng mặt.
  • Nôn mửa.
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Một số nguyên nhân có thể gây ra xoắn tinh hoàn

  • Chấn thương bìu.
  • Tập thể dục quá lâu hoặc khó.
  • Tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
  • Chuyển động tự do của tinh hoàn trong bìu do tình trạng di truyền.

Bác sĩ có thể điều trị  bằng cách xoay bìu bằng tay. Một số trường hợp có thể phải phẫu thuật để tháo xoắn thừng tinh.

Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn là bệnh lý khiến nó bị sưng hoặc viêm. Giống như viêm mào tinh, nó thường do nhiễm trùng do STI (Nhiễm trùng lây qua đường tình dục) gây ra.

Các triệu chứng viêm tinh hoàn bao gồm:

  • Đau.
  • Tinh hoàn bị sưng.
  • Sốt.
  • Cảm thấy chóng mặt.
  • Nôn mửa.

Cả nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút (quai bị là nguyên nhân thường gặp) đều có thể gây ra viêm. Kết hợp thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng vi-rút, cùng với thuốc chống viêm hoặc chườm lạnh có thể giúp giảm khó chịu và đau. Bệnh thường biến mất sau 7 – 10 ngày.

Suy tuyến sinh dục (Hypogonadism)

Suy tuyến sinh dục xảy ra khi cơ thể bạn không sản xuất đủ testosterone. Nó có thể là do vấn đề về tinh hoàn hoặc do não của bạn không kích thích sản xuất hormone đúng cách.

Bạn có thể bị tình trạng này bẩm sinh. Nó cũng có thể xảy ra do chấn thương, nhiễm trùng hoặc tình trạng khác ảnh hưởng đến sản xuất testosterone.

Các triệu chứng của thiểu năng sinh dục thay đổi tùy theo tuổi

Ở trẻ sơ sinh: Bộ phận sinh dục có thể không rõ ràng là nam hoặc có thể có cả hai bộ phận sinh dục (cả nam lẫn nữ).

Ở thanh thiếu niên, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Thiếu phát triển cơ bắp.
  • Cơ thể mọc ít lông.
  • Không có giọng nói trầm.
  • Sự phát triển bất thường của cánh tay và chân so với phần còn lại của cơ thể.

Ở người trưởng thành, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Vô sinh.
  • Rụng lông trên cơ thể.
  • Sự phát triển của mô vú.
  • Loãng xương.
  • Không có khả năng cương cứng.

Suy sinh dục thường được điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone. Nó nhằm vào não hoặc tinh hoàn, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng sản xuất testosterone thấp.

Ung thư tinh hoàn

Ung thư xảy ra khi các tế bào ung thư nhân lên trong mô của tinh hoàn. Nó thường bắt đầu trong cấu ống sinh tinh (vị trí giúp sản xuất tinh trùng).

Nguyên nhân của ung thư không phải lúc nào cũng rõ ràng.

Các triệu chứng của ung thư tinh hoàn có thể bao gồm:

  • Một khối u trong tinh hoàn của bạn.
  • Cảm thấy nặng ở bìu của bạn.
  • Chất lỏng trong bìu.
  • Đau bìu.
  • Đau bụng hoặc lưng.
Căn bệnh này là nỗi ám ảnh với nam giới
Căn bệnh này là nỗi ám ảnh với nam giới

Đôi khi, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ mô bị ảnh hưởng. Trong những trường hợp khác, bạn có thể phải cắt bỏ toàn bộ tinh hoàn. Xạ trị hoặc hóa trị cũng có thể giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.

Tinh hoàn là một cơ quan vô cùng quan trọng. Nó quyết định giới tính về mặt sinh lý cũng như giúp tạo ra tinh trùng. Nó được cấu tạo từ nhiều ống sinh tinh và được bao bọc bởi nhiều lớp. Có nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến bộ phận này và đôi lúc có thể dẫn đến vô sinh.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Testes Overviewhttps://www.healthline.com/health/human-body-maps/testis#testicular-condition-symptoms

    Ngày tham khảo: 15/08/2020

  2. Origin, Development and Regulation of Human Leydig Cellshttps://www.karger.com/Article/Fulltext/277141

    Ngày tham khảo: 15/08/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người