YouMed

Top 12 nguyên liệu thiên nhiên điều trị chàm hiệu quả

Dược sĩ THÁI HOÀNG TRÍ
Tác giả: Dược sĩ Thái Hoàng Trí
Chuyên khoa: Dược

Bệnh chàm da là một căn bệnh viêm da mãn tính khó điều trị dứt điểm. Các loại thuốc Tây y có thể mang lại kết quả nhanh chóng trong việc điều trị, nhưng nó cũng kèm theo các tác dụng phụ. Vì thế mà có nhiều người chọn  cách điều trị dân gian bởi những ưu điểm như chi phí thấp, có thể thực hiện ngay tại nhà và khá an toàn. Dưới đây là top 12 nguyên liệu thiên nhiên phổ biết nhất.

1. Cây lô hội (Nha đam)

Nha đam có công dụng giữ ẩm, giúp làm dịu làn da và các tinh chất chống viêm, kháng khuẩn trong lô hội sẽ hạn chế nhiễm trùng cho da. Đặc biệt nha đam giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm lành vết thương, giúp dưỡng ẩm hiệu quả với những trường hợp chàm khô, da khô bong tróc.

Cách làm:

  • Nha đam rửa sạch, gọt vỏ để lấy phần gel bên trong.
  • Bỏ vào cối xay nhuyễn, thêm vào 2 – 3 giọt vitamin E, trộn đều rồi bôi lên các vùng da bị chàm.
  • Để yên khoảng 20 phút rồi vệ sinh lại thật sạch bằng nước ấm.

2. Giấm táo

Giấm táo chứa nhiều dưỡng chất thực vật như: Carotenoid, flavonoid, isoflavones, và chất ức chế protease… có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và kháng nấm. Do đó, đây được cho là một trong những biện pháp tự nhiên giúp điều trị bệnh chàm eczema hiệu quả. Sau đây là 3 cách bạn có thể sử dụng giấm táo để hỗ trợ điều trị bệnh chàm:

2.1 Thoa trực tiếp giấm táo lên da

Cần pha loãng giấm táo : nước theo tỷ lệ 1:3 để tránh bị ích ứng da do tính acid của giấm táo khá mạnh.  Sau đó dùng một miếng bông, thấm vào dung dịch và thoa đều lên vùng da bị chàm. Thực hiện việc này 1 – 2 lần/ngày sẽ cho hiệu quả rõ rệt chỉ sau một thời gian ngắn.

Tham khảo thêm bài viết: Các bước chăm sóc da cơ bản.

2.2 Ngâm hoặc tắm dung dịch giấm táo

Phương pháp này thường được sử dụng với những người bị chàm nặng hoặc vết chàm lan nhiều trên cơ thể.

Cách làm: Thêm 2 cốc giấm táo vào bồn nước ấm (không nóng). Ngâm trong 15 đến 20 phút và sau đó rửa sạch với nước mát, lau khô bằng khăn mềm.  Sau đó, sử dụng một loại kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng, không mùi hương.

2.3 Uống giấm táo

Cách làm: Bạn hãy lấy một cốc nước nóng, cho thêm khoảng 1 thìa canh giấm táo và 1 muỗng canh mật ong, sau đó khuấy đều. Uống dung dịch này thường xuyên 3 lần/ngày, khoảng 30 phút trước bữa ăn sẽ tốt cho việc điều trị bệnh. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng phương pháp này vì nguy cơ gây hại cho dạ dày.

2.4 Bọc dung dịch giấm táo

Cách làm: Bạn  cần một miếng gạc, khăn giấy hoặc vải cotton sạch. Trộn dung dịch bao gồm 1 cốc nước ấm và 1 muỗng canh giấm táo. Cho vải thấm ướt dung dịch và đắp lên các khu vực bị chàm. Sau đó bọc băng vào một miếng vải khô hoặc bọc nhựa, cần duy trì trong ít nhất 3 giờ hoặc giữ nó qua đêm.

3. Bột yến mạch

Cách làm: Sử dụng 1 muỗng sữa tươi lạnh và 2 muỗng bột yến mạch dạng keo tạo thành hỗn hợp. Đắp hỗn hợp lên vùng da cần điều trị rồi xoa bóp nhẹ nhàng khoảng 15 – 20 phút. Sau đó rửa mặt lại bằng nước sạch.

– Một cách khác là bạn sử dụng 1 – 2 chén bột yến mạch cho vào bồn tắm. Ngâm mình trong đó 15 – 20 phút. Tắm bột yến mạch có thể giúp làm giảm da khô, ngứa và kích thích do bệnh chàm. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp chữa trị, nhưng nó có thể làm giảm các triệu chứng của bạn. 

4. Dầu dừa

Trong dầu dừa có nhiều acid lauric, acid myristic, vitamin E, canxi, sắt… có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, tái tạo da và tăng cường độ ẩm. Không chỉ chữa được bệnh chàm mà còn khắc phục được nhiều bệnh ngoài da khác như mụn trứng cá, nấm chân…

Cách sử dụng: Thoa dầu dừa ép lạnh trực tiếp lên da sau khi tắm và lên đến vài lần một ngày. Mỗi lần thoa khoảng 20 phút rồi rửa lại thật sạch. Có thể sử dụng nó trước khi đi ngủ để giữ ẩm cho da qua đêm. Nếu duy trì cách này mỗi ngày bạn sẽ thấy hiệu quả mà dầu dừa mang lại.

Xem thêm bài viết: Chăm sóc da bằng dầu dừa như thế nào cho phù hợp?

5. Mật ong

Mật ong là một chất kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên, và người ta đã sử dụng nó để chữa lành vết thương trong nhiều thế kỷ.

Cách sử dụng: Thoa trực tiếp mật ong vào vết chàm, mật ong có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đồng thời giữ ẩm cho da và tăng tốc độ chữa lành vùng da bị kích thích.

Mật ong

6. Lá ổi

Lá ổi là dược liệu được sử dụng khá phổ biến trong Đông y để cải thiện các bệnh lý về da liễu. Với đặc tính kháng viêm và tiêu độc, khi sử dụng dược liệu này để chữa bệnh sẽ có tác dụng đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu ngay trên bề mặt da do bệnh lý nhiễm khuẩn hoặc viêm da gây ra. Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, một số thành phần hoạt chất trong lá ổi còn có khả năng chống oxy hóa rất tốt, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho da, bảo vệ da khỏi sự tấn công của vi khuẩn và ngừa nguy cơ nhiễm trùng như tanin, vitamin K, acid maslinic, alpha limonene,…

Cách làm:

  • Lấy 1 nắm lá ổi rửa thật sạch, xay nhuyễn.
  • Bỏ vào nồi rồi nấu cùng 2 lít nước trong khoảng 10 phút cho tinh chất của lá ổi tan ra trong nước.
  • Đợi nước nguội bớt rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị chàm. Có thể kết hợp lấy xác lá ổi chà lên da để tăng thêm công dụng.
  • Áp dụng hàng ngày cho đến khi lành bệnh.

7. Dưa leo

Hàm lượng nước và tinh chất trong nước dưa chuột có đặc tính chống viêm rất tốt. Nó cũng được coi là thần dược giúp loại bỏ các vết chàm. Để loại bỏ các vết chàm bằng dưa chuột bạn có thể áp dụng một trong hai cách sau:

Cách 1: Dưa chuột sau khi rửa sạch, cắt thành miếng lát mỏng rồi bỏ vào tủ lạnh khoảng 30 phút. Sau đó sử dụng các miếng dưa chuột đó đắp lên khu vực bị chàm khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Áp dụng cách làm này 3 – 4 lần/ ngày và nên duy trì trong vài tháng.

Cách 2: Thái lát mỏng dưa chuột sau đó ngâm với nước ít nhất 2 giờ. Bạn sử dụng các miếng dưa chuột đó đắp lên vùng da bị chàm khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại với nước sạch. Áp dụng cách làm này nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả cao.

8. Muối

Muối được sử dụng để điều trị bệnh chàm là muối hạt. Tinh chất của nguyên liệu này có khả năng kháng viêm và vệ sinh da khá tốt. Ngoài ra hàm lượng khoáng chất trong muối có thể tăng cường dưỡng chất và làm ẩm da. Tham khảo thêm bài viết: Chăm sóc răng miệng bằng muối.

Cách làm:

  • Cho muối hạt vào chảo nóng đảo cho vàng và giòn đều, chú ý không để muối cháy sẽ làm mất tác dụng.
  • Đợi cho muối nguội bớt.
  • Vệ sinh da bằng nước ấm, khi da còn ẩm thì rắc nhẹ phần muối đã được rang và làm nguội rồi chà xát nhẹ nhàng.
  • Áp dụng hàng ngày sẽ thấy các dấu hiệu bệnh được cải thiện.

Muối

9. Nghệ vàng

Trong nghệ vàng có chứa hàm lượng curcumin rất dồi dào, đây là thành phần chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ nên rất phù hợp sử dụng để cải thiện các bệnh lý ngoài da. Nghệ có tác dụng giúp người bệnh kiểm soát được triệu chứng, làm giảm các mẩn đỏ và ngứa ngáy trên da để cảm thấy dễ chịu hơn. Cách sử dụng như sau:

  • Chuẩn bị củ nghệ tươi, tự điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp với diện tích vùng da bị tổn thương.
  • Gọt sạch phần vỏ rồi cho vào cối giã nát.
  • Sử dụng dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ để vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm, dùng khăn sạch thấm khô nước.
  • Vắt lấy phần nước cốt nghệ thu được thoa đều lên vùng da cần điều trị, áp dụng cách này từ 2 – 3 lần/ngày.

10. Chè (trà) xanh

trong lá chè xanh chứa một số hoạt chất có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây ra bệnh chàm như phenol, flavonol, tanin,… Ngoài ra, chúng còn có khả năng làm sạch, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ làn da khỏi các gốc tự do gây hại bên trong cơ thể. Từ đó các triệu chứng của bệnh chàm cấp tính như đau nhức, ngứa ngáy sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thay thế lá ổi bằng lá khế.

Cách làm:

  • Rửa sạch lá chè xanh, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút để sát khuẩn.
  • Sau đó vớt lá chè để cho ráo nước, cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước.
  • Khi nước sôi bùng lên thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun trong khoảng 20 phút nữa thì tắt bếp.
  • Đổ nước sau khi đun ra chậu, pha cùng với một ít nước lạnh cho nguội bớt thì sử dụng để ngâm rửa vùng da bị tổn thương, tận dụng phần bã chè để đắp trực tiếp lên da.
  • Sau khoảng 20 phút thì vệ sinh da sạch sẽ lại với nước rồi dùng khăn thấm khô nước. Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng bệnh chuyển biến tốt.

Chè (trà) xanh

11. Chuối xanh

Chuối xanh cũng là nguyên liệu có khả năng điều trị bệnh chàm tại nhà rất tốt mà người bệnh có thể tận dụng. Trong cả phần thịt và vỏ của chuối xanh đều chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất có tác dụng điều trị bệnh như tanin, polyphenol, carotenoid,…

Ngoài ra, trong nhựa chuối xanh còn chứa rất nhiều khoáng chất có khả năng tăng cường sức đề kháng cho da, thúc đẩy làm lành tổn thương do bệnh gây ra như vitamin B6, vitamin C, kali,… Cùng tham khảo cách làm dưới đây:

  • Chuẩn bị 1 – 2 quả chuối tiêu xanh, tùy thuộc vào diện tích vùng da bị chàm ít hay nhiều. Nên chọn những quả còn tươi chứa nhiều nhựa để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo. Dùng dao thái chuối xanh thành từng lát mỏng, sử dụng để đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh chàm.
  • Dùng gạc y tế băng cố định lại rồi để qua đêm, sau đó tháo ra và không cần rửa lại. Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả chữa bệnh.

Lưu ý: Cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm trước khi tiến hành điều trị bằng phương pháp này để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. Tốt hơn hết bạn hãy sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ để làm sạch da.

12. Khoai tây

Khoai tây là thực phẩm rất quen thuộc, chúng được sử dụng khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình, giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, nguyên liệu này còn được sử dụng trong các mẹo dân gian để điều trị một số bệnh lý ngoài da như chàm, chàm khô, viêm da cơ địa,…

Khoai tây

Cách làm:

  • Rửa sạch khoai tây và gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài. Cần lưu ý lựa chọn những củ còn tươi và không bị sâu bệnh.
  • Đem khoai tây đi hấp chín, dùng thìa nghiền nhuyễn rồi sử dụng để đắp trực tiếp lên vùng da bị chàm sau khi đã được vệ sinh sạch.
  • Dùng gạc y tế băng cố định lại để tránh làm rơi vãi khoai tây. Để yên như vậy trong khoảng 30 phút thì tháo ra rửa sạch lại với nước ấm.
  • Áp dụng phương pháp điều trị bệnh chàm này khoảng 2 lần/ngày, thực hiện đều đặn để nhanh chóng mang lại hiệu quả.

Các mẹo chữa bệnh chàm ở trên chỉ thích hợp áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ và mới phát triển, nếu bệnh đã gây tổn thương nặng nề trên da hoặc có dấu hiệu bội nhiễm thì tuyệt đối không nên áp dụng. Lúc này, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Cùng đón xem các bài viết khác về Chăm sóc da của YouMed nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://healthplus.vn/giam-tao-giup-dieu-tri-benh-cham-eczema-hieu-qua-it-ton-kem-d53784.html
  2. https://www.healthline.com/health/skin-disorders/apple-cider-vinegar-eczema
  3. https://www.healthline.com/health/oatmeal-bath-for-eczema
  4. https://www.everydayhealth.com/eczema/can-turmeric-help-eczema-atopic-dermatitis/

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người