YouMed

Trẻ bị mộng du có nguy hiểm không và cách xử trí như thế nào?

bác sĩ nguyễn lâm giang
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Chuyên khoa: Nội tổng quát

Rối loạn giấc ngủ là bệnh lý rất thường gặp ngày nay. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn và mang lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe. Trong số đó, mộng du là một trong những vấn đề đáng lo ngại và thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ bị mộng du có thể gây nguy hiểm cho bản thân và khiến cha mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây của Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan, cũng như một số phương pháp giúp điều trị tình trạng này. Nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Tổng quan về tình trạng trẻ bị mộng du

Những triệu chứng mộng du

Mộng du thường xảy ra vào giữa đêm, sau khi ngủ khoảng 1-2 giờ. Một đêm, trẻ có thể trải qua nhiều lần mộng du với mỗi lần kéo dài nhiều phút. Trẻ thường ngồi dậy và đi lại; và làm nhiều động tác khác nhau trong khi vẫn đang trong trạng thái ngủ. Những hành vi thường thấy trong cơn mộng du là:

  • Ra khỏi giường và đi vòng quanh.
  • Ngồi trên giường và mở mắt.
  • Đôi mắt đờ đẫn, vô hồn.
  • Không phản ứng hay trả lời cha mẹ.
  • Khó đánh thức trong cơn mộng du.
  • Lẫn lộn, mất định hướng một lúc sau khi đánh thức.
  • Không nhớ được các sự kiện xảy ra trong đêm sau khi thức dậy.
  • Rối loạn các hoạt động trong ngày do rối loạn giấc ngủ.
  • Có cơn hoảng loạn khi trong cơn mộng du.

Trẻ bị mộng du có thể có một hay nhiều hơn những triệu chứng trên. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể nhẹ và dễ theo dõi bởi cha mẹ. Đôi lúc, trẻ có thể thực hiện những công việc khó hơn và nguy hiểm hơn như:

  • Làm những công việc thường ngày như: Thay quần áo, nói chuyện và ăn uống – cần cẩn thận vì trẻ có thể ăn bậy.
  • Ra khỏi nhà.
  • Thực hiện những hoạt động bất thường như đi tiểu trong tủ quần áo,…
  • Tự gây tổn thương như té cầu thang hay nhảy khỏi cửa sổ,…
  • Có các hành vi bạo lực kèm lú lẫn trong cơn.
Trẻ bị mộng du có thể làm nhiều việc dù đang trong trạng thái ngủ
Trẻ bị mộng du có thể làm nhiều việc dù đang trong trạng thái ngủ

Yếu tố nguy cơ của bệnh mộng du

Vì những triệu chứng trên, phụ huynh cần lưu ý vấn đề này nếu có con trẻ bị mộng du. Song, chỉ 15% trẻ mắc mộng du và thường trẻ từ 8 – 12 tuổi là hay gặp nhất. Bệnh thường gặp hơn nếu trẻ có một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh:

May mắn thay, mộng du thường tự hết khi trẻ lớn; một số ít vẫn còn tồn tại sẽ cần điều trị đặc hiệu nếu bệnh nặng.

Mộng du ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trẻ bị mộng du không phải là một vấn đề đáng quan ngại. Bệnh thường nhẹ và dễ kiểm soát nhờ sự hỗ trợ của cha mẹ. Tuy nhiên, cần chú ý hơn nếu tình trạng này thường xuyên lặp lại; và thay đổi mức độ về tần suất xuất hiện, triệu chứng mới trong cơn, thời gian mỗi cơn, sức khỏe của trẻ. Những tình huống sau có thể xảy ra khi trẻ đang mộng du:

  • Tự làm bản thân bị thương – ví dụ, té cầu thang, đi lang thang ngoài đường, ăn uống bậy bạ.
  • Giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, làm trẻ mệt mỏi, buồn ngủ; và ảnh hưởng đến các hoạt động ban ngày như sinh hoạt và học tập.
  • Gặp khó khăn trong các mối quan hệ xã hội.
  • Quấy rối giấc ngủ người khác.
  • Có thể làm người khác bị thương.

Xem thêm: Mộng du ở trẻ: Những lời khuyên từ bác sĩ tâm lý

Mộng du thường xuyên có thể làm trẻ buồn ngủ ảnh hưởng đến các hoạt động ban ngày của trẻ
Mộng du thường xuyên có thể làm trẻ buồn ngủ ảnh hưởng đến các hoạt động ban ngày của trẻ

Từ những vấn đề trên, trẻ bị mộng du có thể bị suy giảm sức khỏe bản thân và ảnh hưởng đến người khác. Do đó, những trường hợp nặng nề hay thường xuyên tái diễn nên đi khám bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Điều trị khi trẻ bị mộng du như thế nào?

Điều trị mộng du lâu dài

Không phải ai bị mộng du cũng cần gặp bác sĩ. Vì bệnh thường nhẹ, chỉ thỉnh thoảng xảy ra và tự hết. Nhưng những khuyến cáo sau đây dành cho trẻ mắc bệnh nên đi gặp bác sĩ sớm.

  • Thường xuyên mộng du – vài lần mỗi đêm hay vài ngày mỗi tuần.
  • Có nguy cơ hay đã từng gây thương tích cho bản thân và người khác.
  • Làm gián đoạn giấc ngủ cho các thành viên trong gia đình hay bản thân.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Trẻ xuất hiện mộng du khi bắt đầu tuổi thanh thiếu niên.

Điều trị trẻ bị mộng du thường tập trung vào việc giảm các yếu tố nguy cơ gây ra và hỗ trợ tạo một môi trường an toàn, tránh sự chấn thương cho trẻ khi trẻ đang trong cơn.

  • Điều trị nguyên nhân bệnh nền (nếu trẻ có).
  • Tạo ra một môi trường thuận lợi cho giấc ngủ như tránh tiếng ồn, ánh sáng, trời lạnh hay nóng.
  • Tạo ra một môi trường an toàn, nếu trẻ có mộng du cũng tránh được các chấn thương. Khóa tất cả các cửa, kể cả cửa sổ, dọn dẹp các vật sắc nhọn, dây điện, ổ điện trong phòng, không ngủ giường tầng.
  • Thư giãn nhẹ nhàng, đều đặn trước khi đi ngủ. Tạo thói quen đọc sách, tắm nước ấm, ngồi thiền, vận động nhẹ, chơi trò chơi đơn giản cũng hữu ích.
  • Tránh stress và căng thẳng trước khi đi ngủ, không chơi game, xem điện thoại,…
  • Thuốc chỉ dùng cho những trường hợp nặng, khó trị bằng phương pháp thông thường.
Cha mẹ nên hỗ trợ sắp xếp một môi trường ngủ thoải mái và an toàn cho trẻ
Cha mẹ nên hỗ trợ sắp xếp một môi trường ngủ thoải mái và an toàn cho trẻ

Điều trị cơn mộng du

Một vài mẹo nhỏ sau đây giúp cha mẹ xử trí khi trẻ đang mộng du:

  • Không đánh thức trẻ ngay, trừ phi trẻ đang gặp những trường hợp nguy hiểm. Nếu cần thiết, hãy làm việc đó nhẹ nhàng và từ từ, luôn kế bên để hỗ trợ khi cần.
  • Từ từ hướng dẫn trẻ quay về giường ngủ.
  • Quan sát, ghi nhận các hoạt động trẻ làm trong cơn.

Xem thêm: Những thực phẩm giúp bé ngủ ngon mà các bà mẹ nên biết

Trẻ bị mộng du rất ít gặp, hơn nữa nếu có thì bệnh thường nhẹ, xảy ra không thường xuyên và tự hết, không cần điều trị đặc hiệu. Bệnh cũng không thể hiện một vấn đề thần kinh, tâm thần nào khác mà chỉ đơn giản là một kiểu rối loạn giấc ngủ. Hy vọng qua bài viết trên của Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang, bạn đã có thêm nhiều thông tin để hiểu rõ hơn về tình trạng này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, phụ huynh có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn nhiều hơn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Sleepwalkinghttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleepwalking/diagnosis-treatment/drc-20353511

    Ngày tham khảo: 04/11/2021

  2. Sleepwalkinghttps://www.sleepfoundation.org/parasomnias/sleepwalking

    Ngày tham khảo: 04/11/2021

  3. Parasomnias of childhood, including sleepwalkinghttps://www.uptodate.com/contents/parasomnias-of-childhood-including-sleepwalking?search=sleepwalking&source=search_result&selectedTitle=1~85&usage_type=default&display_rank=1#H27172817

    Ngày tham khảo: 04/11/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người