YouMed

Nhận biết dấu hiệu tiểu đường: Khi nào nên gặp bác sĩ?

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Đái tháo đường từ lâu đã là một căn bệnh quen thuộc với nhiều người dân. Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng ta có thể xem nhẹ sự nguy hiểm của căn bệnh này. Trên toàn thế giới, đái tháo đường cùng tăng huyết áp là bệnh mạn tính không lây ảnh hưởng cực kì nặng nề. Đặc biệt là có xu hướng ngày càng gia tăng số người mắc lẫn trẻ hóa độ tuổi mắc. Vậy làm sao để nhận biết sớm dấu hiệu tiểu đường? Căn bệnh này nguy hiểm ra sao? Cùng giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết nhỏ của Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô nhé!

Tổng quan về bệnh tiểu đường

Đái tháo đường (Tiểu đường) là bệnh lý mãn tính. Bệnh xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin cho nhu cầu của cơ thể. Hoặc insulin được cơ thể sản xuất ra lại sử dụng không hiệu quả.

Các dấu hiệu tiểu đường

Triệu chứng nhận biết sớm bệnh đái tháo đường1

Đái tháo đường type 1 và 2 đều có một số dấu hiệu cảnh báo giống nhau. Nhận biết sớm các dấu hiệu tiểu đường hỗ trợ rất lớn trong chẩn đoán và điều trị.

Đói và mệt mỏi

Đường là một trong những nguyên liệu chính cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong đó insuline là một trong các chìa khóa quan trọng để tế bào sử dụng được đường. Nhưng với bệnh lý này, insulin không đủ hoặc không thể thực hiện nhiệm vụ của nó. Vì vậy mà cơ thể luôn trong trạng thái thiếu năng lượng. Biểu hiện là đói lả và mau mệt mỏi.

Đi tiểu thường xuyên hơn và khát hơn

Người khỏe mạnh trưởng thành thường đi tiểu từ bốn đến bảy lần trong 24 giờ. Số lần này sẽ tăng ở bệnh nhân đái tháo đường. Điều này liên quan đến việc đường máu tăng cao khiến thận không thể tái hấp thu hết. Một lượng đường sẽ thải ra qua nước tiểu kéo theo lượng nước tiểu tạo ra nhiều hơn. Vì thế mà người bệnh thường tiểu nhiều. Mất nước nhiều sẽ gây cho bệnh nhân triệu chứng khát liên tục. Càng khiến người bệnh uống nhiều và tiểu nhiều hơn.

Khô miệng và ngứa da

Lượng nước mất qua đường tiểu là nguyên nhân của tình trạng này.

Dấu hiệu tiểu đường type 1

Triệu chứng đái tháo đường type 1 cần chú ý là tình trạng sụt cân mất kiểm soát. Khi thiếu năng lượng, cơ thể sẽ huy động năng lượng từ nhiều nguồn khác để bù đắp. Đường từ thức ăn không đủ thì cơ thể sẽ đốt cháy cơ bắp và mô mỡ. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh sút cân nhanh và rõ dù không hề kiêng khem.1

Buồn nôn và ói mửa là triệu chứng điển hình tiếp theo. Khi cơ thể đốt cháy mỡ để tạo năng lượng sẽ sinh ra ceton. Đây là một chất có hại cho cơ thể. Nếu tích tụ quá nhiều trong máu sẽ gây rối loạn môi trường máu. Kéo theo rối loạn tiêu hóa, hô hấp và các cơ quan khác. Buồn nôn và nôn có thể là biểu hiện của nhiễm ceton máu.1

Một trong những dấu hiệu tiểu đường là tình trạng sụt cân mất kiểm soát
Một trong những dấu hiệu tiểu đường là tình trạng sụt cân mất kiểm soát

Triệu chứng đái tháo đường type 2

Những triệu chứng đái tháo đường type 2 có xu hướng xuất hiện khi đường máu đã tăng cao trong một thời gian dài.

Cả nam giới và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đều có thể bị nhiễm nấm men. Đây là tình trạng có thể phát triển ở bất kỳ nếp da ấm và ẩm nào, bao gồm:1

  • Kẽ ngón tay và kẽ ngón chân.
  • Kẽ dưới bầu ngực.
  • Trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục.

Đái tháo đường type 2 có thể khiến cho vết thương lâu lành, hình thành vết loét. Đường máu cao làm tổn thương các mạch máu nhỏ nên lượng máu tới nuôi vết thương giảm. Vì vậy mà vết thương chậm lành. Ngoài ra, hệ thần kinh của người bệnh đái tháo đường cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy mà họ thường bị tê bì, giảm cảm giác thậm chí mất cảm giác đau. Trong trường hợp không phát hiện các vết thương nhỏ dưới chân, nếu không chăm sóc khiến vết loét ngày càng nặng.

Ngoài ra, người bị đái tháo đường type 2 cũng có thể bị tê bì, dị cảm ở hai chân nếu không được điều trị…

Chậm lành vết loét - triệu chứng đái tháo đường
Chậm lành vết loét – triệu chứng đái tháo đường

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ2

Đường huyết cao khi mang thai thường không có triệu chứng sớm rõ rệt và đặc thù. Người bệnh có thể cảm thấy khát hơn bình thường một chút hoặc phải đi tiểu thường xuyên hơn. Hầu hết các triệu chứng đái tháo đường thai kỳ tương tự với đái tháo đường type 2. Ngoại trừ các biến chứng đặc trưng đối với bà mẹ và thai nhi.

Ngủ gà ngủ gật có phải dấu hiệu của bệnh tiểu đường?

Đái tháo đường type 2 sẽ thường xuyên cảm thấy buồn ngủ. Và thường xuyên ở trong trạng thái ngủ gà ngủ gật. Việc ngủ thường xuyên này có thể liên quan đến hạ đường huyết quá mức. Vì đường huyết được cho là nguồn cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể con người.3

Những tác hại nguy hiểm của bệnh đái tháo đường

Trước khi tìm hiểu triệu chứng đái tháo đường, bạn cần hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh lý này như thế nào. Thực tế, sự nguy hiểm của căn bệnh này thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, không chỉ về mặt biến chứng mà còn là các vấn đề phức tạp khác.

Tác hại do biến chứng

Biến chứng cấp tính

Người bệnh đái tháo đường nói chung có nguy cơ gặp phải ba biến chứng cấp tính cực kì nguy hiểm:

Trong đó hai biến chứng đầu tiên là tình trạng rối loạn các chỉ số sinh học trong máu một cách nặng nề. Từ đó ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Tình trạng có thể trở nặng trong vòng 1 tuần, 2-3 ngày thậm chí chỉ trong vài giờ. Thường gặp ở các bệnh nhân đột ngột tự ý ngưng thuốc hoặc không hề điều trị.

Biến chứng hạ đường huyết nghe có vẻ mâu thuẫn với bệnh nhân đái tháo đường vốn có tình trạng tăng đường trong máu. Thật ra đây là một biến chứng rất quan trọng, dễ gặp khi không tuân thủ đúng điều trị. Hậu quả có thể cực kỳ xấu trong vòng vài giờ nếu không được can thiệp.

Bệnh nhân đái tháo đường cần phải dùng thuốc hạ đường huyết hằng ngày. Kết hợp với chế độ ăn hợp lý. Nếu dùng quá liều hoặc không ăn mà vẫn dùng thuốc, đường máu có nguy cơ hạ nhanh.

Tóm lại, cả ba biến chứng cấp này đều có thể gây tử vong và đều liên quan đến việc không tuân thủ điều trị.

Hạ đường huyết là biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường
Hạ đường huyết là biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường

Biến chứng mạn tính

Những biến chứng mạn liên quan đến sự viêm và xơ vữa hệ thống mạch máu ngoại biên trong cơ thể. Đây là một hiện tượng tăng dần âm thầm trong bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân dễ bỏ qua, xem nhẹ triệu chứng đái tháo đường và không điều trị đúng. Kết quả khi phát hiện thường đã nặng nề. Các biến chứng thường gặp là:

  • Bàn chân đái tháo đường.
  • Bệnh lý võng mạc mắt.
  • Bệnh lý mạch máu não.
  • Suy giảm chức năng thận, bệnh thận mạn.

Sự nguy hiểm đến từ những khó khăn trong điều trị

Tỉ lệ người bị đái tháo đường type 2 có xu hướng tăng mạnh. Hầu hết có liên quan đến chế độ ăn và lối sống. Thực tế đây là các thói quen rất khó bỏ. Những biến chứng mạn tính của đái tháo đường lại diễn tiến âm thầm. Vì vậy mà việc tuân thủ điều trị và phòng ngừa biến chứng đối với nhiều người là rất khó khăn.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Có rất nhiều phương pháp kiểm soát bệnh tiểu đường. Bao gồm tự chăm sóc hằng ngày, xét nghiệm và thăm khám bác sĩ.

Hằng ngày4

Kiểm tra nồng độ đường huyết

Kiểm tra lượng đường trong máu tại nhà hằng ngày bằng máy đo đường huyết tại nhà. Nên ghi chép lại các con số để chia sẻ với bác sĩ trong những lần tái khám sau đó.

Kiểm tra bàn chân

Nếu có bất kỳ vết thường nào ở bàn chân phải thông báo ngay cho bác sĩ.

Hoạt động thể chất và ăn uống

Dành ít nhất 150 phút mỗi tuần cho các hoạt động tập luyện vừa phải. Có thể đi bộ hoặc đi xe đạp.

Nên bổ sung thêm các thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau củ,…

Khám bác sĩ 3 tháng một lần4

Sẽ được chỉ định xét nghiệm A1C để kiểm soát lượng đường trong máu có ở mức mục tiêu.

Khám bác sĩ 6 tháng một lần4

Vẫn được chỉ định xét nghiệm A1C để kiểm soát lượng đường trong máu có ở mức mục tiêu.

Nếu không đạt lượng đường huyết mục tiêu sẽ được thay đổi phương pháp điều trị khác

Cách phòng ngừa và ngăn chặn bệnh đái tháo đường

Duy trì một lối sống lành mạnh là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay để ngăn ngừa đái tháo đường bằng cách:

  • Một chế độ ăn đa dạng và đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
  • Tránh xa các thức ăn nhanh, đồ ngọt, bánh kẹo.
  • Thói quen luyện tập thể dục thể thao ít nhất 150p mỗi tuần.

Ngoài ra, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần sẽ giúp phát hiện và điều trị kịp thời các triệu chứng đái tháo đường nói chung. Đặc biệt với những người có các yếu tố nguy cơ cao mắc đái tháo đường như:

  • Có các bệnh nền khác: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…
  • Thai phụ.
  • Người thừa cân béo phì. Người ít vận động do tính chất công việc bận rộn…
  • Trong gia đình có cha mẹ, anh chị em mắc đái tháo đường.

Khi đã có chẩn đoán, nên tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ.

Nhận biết sớm các dấu hiệu tiểu đường là bước quan trọng để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đái tháo đường không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng rất nặng nề. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể có chất lượng cuộc sống tốt nếu tuân thủ điều trị. Duy trì lối sống lành mạnh là chiếc chìa khóa vàng để phòng ngừa căn bệnh này.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Early Signs and Symptoms of Diabeteshttps://www.webmd.com/diabetes/guide/understanding-diabetes-symptoms

    Ngày tham khảo: 09/11/2022

  2. Diabeteshttps://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/diabetes

    Ngày tham khảo: 09/11/2022

  3. How Does Diabetes Affect Sleep?https://www.healthline.com/health/diabetes/diabetes-and-sleep

    Ngày tham khảo: 09/11/2022

  4. Your Diabetes Care Schedulehttps://www.cdc.gov/diabetes/managing/care-schedule.html

    Ngày tham khảo: 09/11/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người