YouMed

Ung thư niệu quản: Những điều cần biết

bác sĩ hứa minh luân
Tác giả: Bác sĩ Hứa Minh Luân
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Niệu quản là một bộ phận nằm trong hệ tiết niệu của con người. Ung thư niệu quản thường gặp ở những người nghiện thuốc lá. Ung thư niệu quản là một bệnh lý có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bệnh còn có khả năng phát triển mạnh dẫn đến ung thư bàng quang, ung thư thận và một số hệ lụy nghiêm trọng khác. Trong bài viết dưới đây, Bác sĩ Hứa Minh Luân sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quát về bệnh ung thư niệu quản. Hãy cùng YouMed tìm hiểu nào!

1. Thông tin chung về ung thư niệu quản

1.1 Cấu trúc của niệu quản:

Niệu quản bắt đầu từ chỗ nối với thận ở bể thận. Chiều dài của niệu quản thay đổi theo chiều cao cơ thể, giới tính, vị trí của thận và bàng quang. Trung bình vào tuổi trưởng thành niệu quản dài 25 – 30 cm. Đường kính từ 3 – 4 mm, khi căng khoảng 5 mm.

1.2 Ung thư niệu quản là gì?

  • Ung thư niệu quản là một loại ung thư hình thành và phát triển tại các tế bào lót bên trong các ống (được gọi là niệu quản) kết nối từ thận đến bàng quang của bạn. Niệu quản là một phần của đường tiết niệu. Chúng có nhiệm vụ đưa lượng nước tiểu do thận sản xuất đến bàng quang.
  • Chúng xuất hiện không phổ biến bằng những bệnh ung thư khác. Bệnh thường xảy ra ở những người có tiền sử mắc bệnh ung thư bàng quang. Những người đã được chẩn đoán và đang điều trị bệnh ung thư niệu quản cũng sẽ có tỉ lệ mắc bệnh ung thư bàng quang cao hơn rất nhiều so với những người bình thường.
  • Ngoài ra bệnh cũng có khả năng xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở những người lớn tuổi. Khi đó, phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh cần thiết. Trong một số trường hợp nhất định. Việc điều trị ung thư niệu quản còn liên quan đến hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp cả hai trước và sau khi phẫu thuật.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng

  • Tiểu ra máu: Máu trong nước tiểu là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư niệu quản. Lượng máu có thể nhiều hoặc ít tùy vào tình trạng vết loét của niệu quản. Đối với nam giới nếu bị ung thư niệu quản, tinh dịch sẽ xuất hiện máu. Số lượng máu trong tinh dịch nhiều hay ít tùy tình trạng bệnh và thể trạng của mỗi người.
  • Tiểu rát, khó tiểu: Khi khối u phát triển đến kích thước lớn sẽ chèn ép lên bàng quang và ống dẫn nước tiểu. Việc này khiến bàng quang bị kích thích, nước tiểu khó lưu thông. Dẫn đến nó gây đau khi đi tiểu, khó tiểu, tiểu đứt quãng thậm chí tắc nghẽn ống dẫn nước tiểu.
  • Đau lưng: Dấu hiệu đau lưng, đau hông sẽ xuất hiện khi khối u xâm lấn làm bít tắc niệu quản. Nước tiểu không thể đào thải ra ngoài trào ngược từ bàng quang lên thận gây tổn thương thận.
  • Đau rát khi đại tiện: Khi khối u phát triển to về phía sau. Nó sẽ chèn ép lên trực tràng. Nó khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện, táo bón hoặc tiểu chảy từng cơn.
  • Sưng bàn chân: Một trong những dấu hiệu của ung thư niệu quản chính là bị sưng ở bàn chân.
  • Sụt cân: Bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sụt cân rất nhanh. Đây cũng là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư niệu quản.

3. Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Khi gặp các triệu chứng như tiểu ra máu, đau rát khi đại tiện, đau rát và khó tiểu, cơ thể mệt mỏi thì bạn nên đến bệnh viện để khám. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian, chi phí điều trị rất nhiều.

4. Nguyên nhân nào gây ra ung thư niệu quản?

  • Nguyên nhân gây ra ung thư niệu quản chưa được biết rõ.
  • Bệnh ung thư này bắt đầu khi một tế bào ở lớp niêm mạc bên trong niệu quản phát triển lỗi (đột biến) trong ADN của nó. Đột biến làm cho các tế bào nhân lên nhanh chóng và tiếp tục sống sót sau khi các tế bào bình thường đã chết. Kết quả là một khối u các tế bào bất thường ngày càng lớn lên và gây tắc nghẽn niệu quản hoặc lan sang các khu vực khác của cơ thể.

5. Các yếu tố nguy cơ

  • Tuổi tác và giới tính: Ung thư niệu quản thường xuất hiện nhiều ở những người nằm trong độ tuổi khá cao từ 50 – 70. Bên cạnh đó, theo thống kê thì số lượng nam giới có nguy cơ mắc ung thư niệu quản cao hơn nữ giới.
  • Hút thuốc lá: 60 – 70% người bị ung thư niệu quản có liên quan đến hút thuốc lá. Các chất kích thích có trong thuốc lá ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dùng. Nó gây ra các bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư niệu quản,…

 

ung-thu-nieu-quan1
Hút thuốc lá cũng góp phần làm tăng nguy cơ ung thư niệu quản.

 

  • Môi trường sống ô nhiễm: Nếu chúng ta sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp hay chất hóa học độc hại như benzidine, chất nhuộm công nghiệp thì có nguy cơ bị ung thư niệu quản cao.
  • Một số loại thuốc: Các chuyên gia cho biết, một số loại thuốc có khả năng làm tăng tỷ lệ mắc ung thư niệu quản nếu sử dụng thường xuyên trong thời gian dài.

6. Tác hại của bệnh ung thư niệu quản

Ung thư niệu quản là môt căn bệnh nguy hiểm đối với những ai mắc phải:

  • Bệnh gây ra cho người bệnh nhiều đau đớn, đặc biệt là khi đi tiểu tiện và đại tiện.
  • Chúng khiến cho sức khỏe của người bệnh sụt giảm, sức đề kháng suy yếu và dễ dẫn đến mắc phải các căn bệnh khác.
  • Nếu không được sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ bị di căn dẫn đến tử vong ở người bệnh.

7. Chẩn đoán ung thư niệu quản:

Khi bạn bị nghi ngờ mắc bệnh ung thư niệu quản, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực thiện một số chẩn đoán sau đây:

7.1 Kiểm tra thể chất:

Để chẩn đoán bạn có mắc bệnh ung thư niệu quản hay không điều đầu tiên bạn cần làm là chia sẻ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại bao gồm triệu chứng và những dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số bài kiểm tra thể chất để có thể hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bạn hơn.

7.2 Xét nghiệm hình ảnh:

Các xét nghiệm hình ảnh bao gồm chụp X – quang, siêu âm, CT niệu quản… có thể hỗ trợ tốt trong việc đánh giá mức độ ung thư niệu quản của bạn. Trong một số trường hợp nhất định. Bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn thực hiện và sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ nếu bệnh lý của bạn không thể xác định rõ qua hình ảnh CT.

7.3 Xét nghiệm nước tiểu:

Trong quá trình chẩn đoán ung thư niệu quản. Bạn có thể sẽ phải trải qua một vài cuộc phân tích nước tiểu. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng tìm kiếm những tế bào bất thường có trong mẫu nước tiểu. Quá trình xét nghiệm nước tiểu có thể bao gồm phương pháp xét nghiệm tế bào học nước tiểu.

7.4 Nội soi niệu quản:

Khi thực hiện nội soi niệu quản, bác sĩ sẽ sử dụng một ống mỏng đưa vào niệu đạo của bạn để có thể quan sát toàn bộ bên trong niệu quản. Ống dùng trong nội soi niệu quản sẽ được được đưa vào từ bàng quang vào niệu quản của bạn.

Phương pháp nội soi niệu quản có thể giúp bác sĩ kiểm tra trực quan niệu quản của bạn. Nếu cần thiết, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu mô để sinh thiết. Trong phòng xét nghiệm sinh thiết, nhà bệnh lý học (chuyên gia phân tích máu và mô cơ thể) sẽ quan sát và kiểm tra cẩn thận tế bào mô của bạn để tìm dấu hiệu ung thư. Để thực hiện được điều này. Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phân tích tinh vi về các đột biến gen liên quan đến ung thư niệu quản.

8. Điều trị ung thư niệu quản:

Để lựa chọn được phương pháp điều trị ung thư niệu quản phù hợp. Bác sĩ cần phải dựa vào kích thước và vị trí của khối u. Mục tiêu và nhu cầu điều trị của bệnh nhân cũng là yếu tố quyết định phương pháp điều trị. Phương pháp điều trị bệnh ung thư niệu quản thường bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

8.1 Phẫu thuật:

Phẫu thuật là phương pháp được ưu tiên trong việc loại bỏ các tế bào ung thư của bạn. Mức độ phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn và sự phát triển bệnh lý. Đối với ung thư niệu quản ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn rất sớm. Phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng chỉ để cắt bỏ một phần nhỏ của niệu quản.

Đối với ung thư niệu quản ở những giai đoạn tiến triển và nguy hiểm hơn. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần niệu quản bị ảnh hưởng hoặc toàn bộ niệu quản của bạn. Có thể cắt bỏ thận liên quan và một phần bàng quang bị ảnh hưởng.

8.2 Hóa trị:

Hóa trị là một phương pháp điều trị sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được sử dụng trước hoặc sau khi bệnh nhân tiến hành phẫu thuật. Hóa trị nếu được thực hiện trước khi phẫu thuật sẽ giúp bác sĩ kiểm soát tốt khối u. Đồng thời tác động để thu nhỏ khối u và giúp quá trình cắt bỏ khối u được diễn ra dễ dàng hơn. Hóa trị nếu được thực hiện sau phẫu thuật sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư nào còn sót lại.

Trong trường hợp bệnh ung thư niệu quản tiến triển nhanh. Phương pháp hóa trị sẽ được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng và những dấu hiệu mắc bệnh của ung thư.

8.3 Xạ trị:

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư niệu quản được sử dụng phổ biến ngày nay. Bác sĩ sẽ sử dụng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Trong một vài trường hợp khác. Các tia có thể được quản lý đồng thời từ bên ngoài và bên trong cơ thể của người bệnh. Phương pháp xạ trị có thể được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp điều trị ung thư niệu quản đều kết hợp đồng thời xạ trị cùng với hóa trị để tăng thêm tỉ lệ thành công đối với giai đoạn ung thư tiến triển.

9. Phòng ngừa bệnh ung thư niệu quản:

Để phòng ngừa ung thư niệu quản thì bạn cần lưu ý:

9.1 Không hút thuốc lá: 

Theo một nghiên cứu cho thấy. Những người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với những người không hút thuốc. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh của nam giới cao hơn nữ giới khi có những thói quen không tốt này. Chính vì vậy, để phòng ngừa bệnh này thì bạn nên bỏ thuốc lá.

9.2 Uống nhiều nước: 

Uống nhiều nước chính là phương pháp rất tốt để ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Thói quen uống nước nhiều có thể làm giảm bớt nồng độ các chất độc hại trong cơ thể người.

9.3 Chế độ ăn uống và môi trường: 

Đây là những yếu tố có liên quan mật thiết đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư niệu quản. Việc ăn ít chất béo, chất có hàm lượng calo cao, kiên trì tập thể dục thể thao,…Ngoài ra, việc kiểm soát cân nặng, tránh béo phì và huyết áp cao sẽ có tác dụng phòng bệnh ung thư rất tốt.

9.4 Khám sức khỏe định kì: 

Bạn cũng nên khám sức khỏe định kì để có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của bản thân một cách toàn diện nhất.

Ung thư niệu quản là một căn bệnh nguy hiểm và cần được phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời. Bạn hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán xác định bệnh và sớm có phương án chữa bệnh nhé.

Bác sĩ: Hứa Minh Luân.

Xem thêm các bài viết liên quan:

>>> Sỏi bàng quang: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và lời khuyên từ bác sĩ

>>> Y học thường thức: Ung thư bàng quang

>>> Nhiễm trùng đường tiết niệu (Nhiễm trùng tiểu)

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  • mayoclinic, “Ureteral cancer”, đăng nhập ngày 10-06-2017, tại website: https://www.mayoclinic.org
  • Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người