YouMed

Vắt sữa mẹ đúng cách theo lời khuyên bác sĩ

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp trong 2 năm đầu đời là yếu tố cần thiết để trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Trong đó, nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những cách hiệu quả nhất để đảm bảo sức khỏe và sự sống còn của trẻ. Việc vắt sữa mẹ (hút sữa) vì thế cũng trở nên quan trọng để đảm bảo trẻ có đủ sữa để uống. Qua bài viết sau đây, mời mẹ cùng bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm tìm hiểu cách vắt sữa mẹ đúng cách và an toàn, cũng như cách bảo quản sữa sau khi vắt nhé.

Nhu cầu uống sữa của bé theo tuổi

Hầu hết trẻ bú sữa mẹ thường ăn nhiều lần hơn trẻ bú sữa công thức. Trẻ có xu hướng đòi bú sau mỗi 1-3 giờ. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể cho trẻ bú theo nhu cầu. Khoảng 8-12 lần mỗi ngày trong thời gian đầu. Các dấu hiệu gợi ý trẻ đang đói như thức dậy, đưa tay vào ngậm quanh miệng, quay đầu từ bên này sang bên kia, nhếch môi, thè lưỡi. Trong mỗi lần cho trẻ bú, cố gắng để trẻ bú 10-20 phút ở mỗi bên vú.1

Đối với trẻ không thể bú mẹ vì lý do nào đó, nên chọn sữa công thức phù hợp với độ tuổi. Trẻ mới sinh sẽ cần bú từ 60-90 ml sữa công thức mỗi lần tùy theo cân nặng. Trung bình trẻ sẽ bú sau 3-4 giờ trong vài tuần đầu tiên. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường bú ít hơn và thường xuyên hơn trẻ bú sữa công thức. Nếu trẻ ngủ lâu hơn 4-5 giờ và bắt đầu bỏ bú, hãy đánh thức trẻ dậy cho bú.2

Vào cuối tháng đầu tiên, trẻ sẽ tăng ít nhất đến 120 ml một lần bú. Cách khoảng 4 giờ giữa các cử. Đến 6 tháng, lượng sữa sẽ tăng lên 180-240 ml mỗi lần với 4-5 lần bú trong 24 giờ. Hầu hết nhu cầu sữa của trẻ tăng lên 30 ml mỗi tháng cho đến khi đạt tối đa khoảng 210-240 ml.2

Xem thêm: Trẻ sơ sinh: Nguồn dinh dưỡng nào tốt nhất?

Nhu cầu bú mẹ của bé sẽ tăng dần theo độ tuổi
Nhu cầu bú mẹ của bé sẽ tăng dần theo độ tuổi

Vắt sữa mẹ đúng cách

Vắt bằng tay3

Vắt sữa mẹ đúng cách bằng tay giúp sữa chảy ra từ một vùng cụ thể của vú. Điều này có thể hữu ích nếu một trong các ống dẫn sữa trong vú bạn bị tắc. Các bước vắt sữa bằng tay:

  • Trước khi bắt đầu, hãy rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.
  • Chuẩn bị sẵn bình sữa hoặc túi trữ sữa sạch sẽ để hứng sữa chảy ra.
  • Massage nhẹ nhàng vú trước khi vắt sữa bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt từ ngoài về phía bầu vú giúp tiết ra sữa.
  • Dùng một tay giữ bình sữa gần vú. Tay còn lại tạo thành hình chữ “C” bằng ngón trỏ và ngón cái.
  • Ấn bóp 2 ngón tay vào vị trí cách núm vú khoảng 2 cm, phía ngoài gần vùng sẫm màu xung quanh núm vú (quầng vú). Không bóp núm vú vì bạn có thể làm nó đau và chặn sữa chảy ra.
  • Sau đó thả ngón tay ra và lặp lại động tác ấn vào vú.
  • Các giọt sữa sẽ bắt đầu xuất hiện. Sau đó bạn có thể cảm nhận dòng sữa đang được tiết ra trong bầu vú.
  • Nếu không có giọt nào xuất hiện, hãy thử di chuyển ngón tay đến vị trí khác. Nhưng vẫn tránh bóp vào vùng sẫm màu gần núm vú của bạn.
  • Khi dòng sữa chậm lại, di chuyển các ngón tay của bạn đến phần khác của vú và lặp lại động tác.
  • Nếu vú bên này không tiết sữa nữa, hãy đổi sang bên vú bên kia. Tiếp tục thay đổi vú cho đến khi sữa chảy ra thật chậm hoặc ngừng hẳn.

Vắt bằng máy hút sữa3

Có 2 loại máy hút sữa khác nhau: bằng tay và bằng điện. Máy hút sữa bằng tay rẻ hơn nhưng có thể không nhanh bằng máy hút sữa bằng điện. Bạn cũng có thể lựa chọn các kích cỡ phễu khác nhau (phần úp vào núm vú) để vừa với núm vú của bạn.

Lựa chọn máy hút sữa không gây bầm tím hoặc kéo núm vú của bạn vào trong phễu. Luôn đảm bảo rằng máy hút sữa và bình chứa sạch sẽ. Nhất là được tiệt trùng trước khi bạn sử dụng chúng.

Nên chọn máy hút sữa có kích thước phù hợp với bạn và đảm bảo máy hút sữa được vệ sinh sạch sẽ
Nên chọn máy hút sữa có kích thước phù hợp với bạn và đảm bảo máy hút sữa được vệ sinh sạch sẽ

Những câu hỏi thường gặp khi vắt sữa

Vắt sữa mấy cử trong ngày là đủ?4

Hãy cố gắng hút thường xuyên như khi con bạn bú sữa mẹ. Điều này sẽ giúp nhắc nhở cơ thể bạn tiếp tục tạo ra lượng sữa mà con bạn cần.

Mỗi lần vắt sữa bao nhiêu là đủ?4

Lượng sữa vắt ra có thể nhiều hay ít khác nhau ở mỗi em bé. Lưu ý là trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu, vậy nên không có một con số cụ thể chính xác. Bạn có thể tham khảo nhu cầu sữa theo tuổi để ước lượng lượng sữa vắt ra. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn không thể hút được nhiều sữa cho nhu cầu của bé trong khi bạn đi vắng, bạn có thể cân nhắc tăng thêm số lần hút sữa để tăng nguồn sữa của mình.

Khi vắt sữa cần lưu ý gì?4

Nếu bạn dự định trở lại làm việc hoặc sẽ phải xa con vì những lý do khác, bạn có thể nên bắt đầu hút sữa trước vài tuần. Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội tập hút sữa và giúp bé có thời gian làm quen với việc bú bình.

Kiểm tra xem máy hút sữa hoặc đường ống có bị mốc hoặc bẩn trong quá trình bảo quản hay không trước khi lắp ráp. Để các bộ phận của máy hút sữa được phơi khô hoàn toàn trong không khí trước khi cất giữ để tránh vi trùng và nấm mốc phát triển. Sau khi đã phơi khô, chúng nên được cất giữ trong một khu vực sạch sẽ, để tránh bị nhiễm bẩn trong quá trình bảo quản.

Máy hút sữa và bình chứa cần được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng
Máy hút sữa và bình chứa cần được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng

Cách bảo quản sữa sau khi vắt3

Bạn có thể bảo quản sữa mẹ trong hộp tiệt trùng hoặc trong các túi trữ sữa mẹ đặc biệt, giữ tối đa:

  • 8 ngày trong tủ lạnh, tối đa ở nhiệt độ dưới 4oC. Nếu bạn không chắc chắn về nhiệt độ của tủ lạnh hoặc cao hơn 4oC, hãy sử dụng nó trong vòng 3 ngày.
  • 2 tuần trong ngăn đá của tủ lạnh.
  • 6 tháng trong tủ đông với nhiệt độ dưới -18oC.

Dự trữ sữa mẹ với số lượng ít sẽ giúp tránh lãng phí. Nếu để ngăn đông, bạn nên ghi chú ngày tháng để đảm bảo thời gian sử dụng.

Sữa mẹ là nguồn thức ăn quan trọng đối với trẻ ngay từ lúc mới sinh. Vì vậy hãy cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt và lâu nhất có thể. Để đảm bảo an toàn vệ sinh về sữa mẹ, việc vắt sữa mẹ đúng cách và bảo quản sữa sau khi vắt rất cần thiết và quan trọng. Hi vọng bài viết trên đã giúp các mẹ có thêm những thông tin bổ ích về vấn đề này.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Feeding Your Baby and Toddler (Birth to Age Two)https://www.mottchildren.org/posts/your-child/feeding-your-baby-toddler

    Ngày tham khảo: 29/03/2022

  2. Amount and Schedule of Formula Feedingshttps://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/formula-feeding/Pages/Amount-and-Schedule-of-Formula-Feedings.aspx

    Ngày tham khảo: 29/03/2022

  3. Expressing and storing breast milkhttps://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding/expressing-breast-milk/

    Ngày tham khảo: 29/03/2022

  4. Pumping Breast Milkhttps://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/breastfeeding/pumping-breast-milk.html

    Ngày tham khảo: 29/03/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người