YouMed

Viêm túi mật không do sỏi và những lưu ý từ bác sĩ

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú THÁI VIỆT NGUYÊN
Tác giả: ThS.BS Thái Việt Nguyên
Chuyên khoa: Nội tiêu hóa

Như ta đã biết, viêm túi mật là một bệnh lý thường gặp của đường tiêu hoá. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do sỏi túi mật gây ra. Tuy nhiên, có trường hợp nguyên nhân gây viêm túi mật lại không phải do sỏi mà do các tác động khác gây ra. Vậy viêm túi mật không do sỏi là gì? Chúng có nguy hiểm không? Các dấu hiệu của bệnh cũng như chẩn đoán và điều trị chúng như thế nào? Bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Thái Việt Nguyên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về căn bệnh này. Nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Viêm túi mật không do sỏi là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu về tình trạng viêm túi mật không do sỏi, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề túi mật là gì. Trong cơ thể người, túi mật là một bộ phận của hệ thống đường dẫn mật. Đó là một túi nhỏ nằm dưới gan, có màu xanh, hình quả lê, có tác dụng lưu trữ và cô đặc mật.

Mật (dịch mật) là chất do cơ quan gan bài tiết ra và được lưu trữ trong túi mật. Dịch mật sẽ được túi mật tống xuất xuống ruột để tiêu hoá chất béo. Túi mật được cấu tạo gồm 3 phần gồm đáy, thân và cổ túi mật.

Vị trí và hình dáng của túi mật trong cơ thể người
Vị trí và hình dáng của túi mật trong cơ thể người

Thông thường viêm túi mật cấp là do sự tắc nghẽn của sỏi mật, còn được gọi là viêm túi mật do sỏi. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp phát hiện viêm túi mật, nhưng không có sự hiện diện của sỏi. Mà nguyên nhân gây ra có thể là biến chứng sau phẫu thuật hoặc một bệnh lý khác gây ra. Sau khi phát hiện bệnh, chúng ta cần phải điều trị sớm để tránh tình trạng diễn tiến xấu hơn.

Viêm túi mật không do sỏi có nguy hiểm không?

Viêm túi mật không do sỏi là một căn bệnh nguy hiểm. Và là một biến chứng của bệnh lý và thủ thuật khác. Bệnh lý này chiếm khoảng 5 đến 10% tất cả các trường hợp viêm túi mật cấp tính. Và thường được kết hợp với các bệnh lý nguy hiểm hơn có tỉ lệ tử vong cao.

Theo các báo cáo, bệnh lý này được Duncan lần đầu tiên mô tả vào năm 1844. Khi một trường hợp tử vong do viêm túi mật không do sỏi đi kèm thoát vị nghẹt được báo cáo. Bệnh lý này thường được phát hiện trong trường hợp của các bệnh nhân có bệnh lý đi kèm nặng. Ngoài ra, tình trạng này còn gây ra các biến chứng hoại tử túi mật cũng như thủng túi mật cao hơn so với viêm túi mật do sỏi.

Xem thêm: Sỏi túi mật nên ăn gì? Lời khuyên đến từ bác sĩ

Dấu hiệu viêm túi mật không do sỏi

Việc chẩn đoán các triệu chứng lâm sàn của bệnh cực kì khó khăn. Đa số các trường hợp bệnh được phát hiện do đi kèm với một bệnh lý nặng khác như:

  • Chấn thương nặng, nghiêm trọng.
  • Bỏng nặng.
  • Tai biến sau phẫu thuật.
  • Căng thẳng, stress kéo dài.
  • Biến chứng của các bệnh lý như: Nhồi máu cơ tim, HIV/AIDS, viêm gan, đái tháo đường hay các trường hợp bệnh lý phải đặt ống thông mũi dạ dày lâu ngày…

Ngoài ra cũng có các trường hợp có biểu hiện lâm sàng rõ ràng như: Đau bụng vùng bụng trên bên phải, hoặc sốt. Tuy nhiên, ta cần kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng khác để chẩn đoán bệnh.

Chẩn đoán viêm túi mật không do sỏi

Đa số các trường hợp bị viêm túi mật không do sỏi thường phát hiện muộn. Khi nó đã gây ra các biến chứng như hoại tử túi mật hay thủng túi mật. Các biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn sớm đa số không rõ ràng. Vì thế ta cần phải kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng như:

Siêu âm bụng tổng quát

Kết quả trên siêu âm thường cho thấy: hình ảnh dày thành túi mật, có dịch mủ xung quanh túi mật… Tuy nhiên chúng có nhược điểm là còn phụ thuộc vào người siêu âm.

Chụp cắt lớp vi tính ( CT-scan )

Đây là phương pháp chẩn đoán có tỉ lệ chính xác cao. Với hình ảnh cho thấy túi mật dày thành, có dịch quanh túi mật…

Ảnh CT-scan giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng viêm túi mật ở các mức độ
Ảnh CT-scan giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng viêm túi mật ở các mức độ

Điều trị viêm túi mật cấp không do sỏi

Khi đã được chẩn đoán viêm túi mật không do sỏi. Các bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngay lập tức để tránh nguy cơ hoại tử túi mật và thủng túi mật. Các phương pháp bao gồm:

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật

Trong đa số các trường hợp sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Có thể phẫu thuật mổ hở hoặc mổ nội soi tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, đa số trường hợp là phẫu thuật nội soi cắt túi mật.

Phẫu thuật nội soi là một phương pháp tiên tiến phổ biến hiện nay. Chúng có nhiều ưu điểm hơn so với mổ hở là vết mổ nhỏ, thời gian hồi phục nhanh, ít đau cho người bệnh, có tính thẩm mỹ cao…

Xem thêm: Mổ nội soi sỏi túi mật giá bao nhiêu? Những thông tin bạn cần biết

Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)

Đối với những bệnh nhân đi kèm các yếu tố nguy cơ cao như bệnh lý nền nặng. Thì không thể trải qua cuộc phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) để đặt stent túi mật. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp điều trị tạm thời. Còn điều trị triệt để thì phải phẫu thuật cắt túi mật.

Phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) giúp hỗ trợ điều trị viêm túi mật không do sỏi
Phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) giúp hỗ trợ điều trị viêm túi mật không do sỏi

Tóm lại, viêm túi mật không do sỏi là một bệnh lý nguy hiểm mà ta cần chẩn đoán và điều trị sớm để tránh các biến chứng. Chúng còn có thể nguy hiểm hơn bệnh viêm túi mật do sỏi. Chính vì thế, chúng ta không nên chủ quan với bệnh lý này mà phải nâng cao ý thức phòng bệnh nhiều hơn. Hi vọng bài viết trên đây của bác sĩ Hứa Minh Luân đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về bệnh lý này. Nếu các bạn có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Acalculous cholecystitis: Clinical manifestations, diagnosis, and managementhttps://www.uptodate.com/contents/acalculous-cholecystitis-clinical-manifestations-diagnosis-and-management

    Ngày tham khảo: 14/08/2021

  2. Acalculous Cholecystitishttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459182/

    Ngày tham khảo: 14/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người