YouMed

Ăn dặm kiểu Tây có nét gì đặc biệt hay không?

bác sĩ nguyễn lâm giang
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Chuyên khoa: Nội tổng quát

Ăn dặm kiểu Tây là một trong những cách ăn dặm khá nổi tiếng trên thế giới. Thực tế cho thấy ăn dặm kiểu Việt cũng như của Nhật không thể cải thiện được tình trạng bé biếng ăn, lười ăn. Chính vì vậy, nhiều người mẹ Việt Nam đã tập cho trẻ ăn dặm theo phong cách Tây. Vậy cách ăn dặm này có gì đặc biệt? Mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây của Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang.

Ăn dặm kiểu Tây là như thế nào?

Ăn dặm kiểu Tây là phương pháp ăn dặm kể từ lúc bé mới chuẩn bị nhú chiếc răng sữa đầu tiên. Khi ấy, bé thường ở thời điểm 5 đến 6 tháng tuổi. Thông thường, bé từ 9 đến 10 tháng mới mọc đủ những chiếc răng cửa sữa giữa. Thế nhưng, việc cho trẻ ăn sớm theo cách người phương Tây là rất hiệu quả.

Tại thời điểm bé được 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển đến một mức nhất định. Khi ấy, bé sẽ sẵn sàng tiếp thu những thức ăn mới lạ ngoài sữa mẹ. Vì vậy, việc cho bé ăn dặm kiểu Tây sẽ kích thích hệ tiêu hóa của bé hoạt động từ sớm.

Ăn dặm kiểu Tây có nét gì đặc biệt?

Ăn dặm kiểu Tây hay ăn dặm theo phong cách châu Âu, châu Mỹ có khá nhiều nét đặc biệt. So với ăn dặm kiểu Việt Nam, kiểu Nhật (phương Đông) thì trẻ được ăn dặm vui hơn, tập trung hơn cho bữa ăn. Khi ăn dặm theo phong cách Tây phương, bố mẹ sẽ nhẹ nhàng cho trẻ ăn đầy đủ những thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Ăn dặm kiểu Tây có nhiều nét đặc biệt
Ăn dặm kiểu Tây có nhiều nét đặc biệt

Thay vì chiều theo ý thích của bé, bố mẹ cho trẻ ăn dặm kiểu Tây sẽ đưa trẻ vào khuôn khổ hơn. Họ muốn con mình vui vẻ chấp nhận bữa ăn và hạn chế đưa ra ý kiến. Đồng thời, họ cũng hạn chế cho bé xem tivi, chơi game trong lúc ăn. Đến khi nào bé hoàn thành hết bữa ăn thì mới được vui chơi thỏa thích.

Mặc dù đưa trẻ vào khuôn khổ ăn uống nhưng bố mẹ không ép trẻ, không làm cho trẻ cảm thấy áp lực khi ăn uống. Họ sẽ cố gắng tạo không khí thoải mái nhất khi trẻ ăn. Làm sao để trẻ cảm nhận được ăn uống là một việc hết sức vui vẻ và thú vị.

Bố mẹ có thể tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm theo tháng để trẻ được đầy đủ dinh dưỡng

Nguyên tắc ăn dặm theo phong cách phương Tây

Người phương Tây nói chung hay người ở các nước Mỹ, Anh, Pháp nói riêng có nguyên tắc chung. Đối với việc cho trẻ ăn dặm, họ đề ra những nguyên tắc rất khoa học sau đây:

  • Hạn chế tối đa dùng muối trong chế biến thức ăn bởi vì muối có thể gây hại cho thận của bé.
  • Không dùng bột gạo. Bột gạo chứa nhiều chất Gluten không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi. Họ sẽ thay bằng khoai tây.
  • Hạn chế cho trẻ ăn lòng trắng trứng gà vì thực phẩm này dễ gây dị ứng.
  • Dùng thìa nhựa có kích thước phù hợp với miệng bé. Tránh dùng những thìa kim loại có cạnh sắc bén vì có thể làm tổn thương miệng bé.
  • Sữa bột vẫn là lựa chọn tối ưu cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi.
  • Hạn chế bế khi cho bé ăn.
  • Tuyệt đối không ép ăn, la mắng, đánh đập.
  • Nếu bé không ăn món này thì cho ăn món khác. Có thể cho bé nhịn 1 bữa. Sau đó, cho bé ăn bù một cách ngon miệng hơn khi bé thấy đói.
  • Sữa mẹ vẫn là nguồn thực phẩm trung tâm trong giai đoạn cho trẻ ăn dặm.
Ăn dặm theo phong cách Tây không dùng bột gạo
Ăn dặm theo phong cách Tây không dùng bột gạo

Những ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Tây

  • Bé sẽ ăn một cách vui vẻ, thoải mái.
  • Không có cảm giác bị ép buộc.
  • Bé tiếp nhận được những nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất.
  • Trẻ ăn dặm theo khuôn khổ.
  • Tỉ lệ suy dinh dưỡng, béo phì của phương pháp ăn dặm kiểu Tây rất thấp.

Nhược điểm của phương pháp ăn dặm theo phong cách phương Tây

  • Nhiều trường hợp không phù hợp với trẻ em Việt Nam.
  • Trẻ có thể rơi vào tình trạng biếng ăn, mặc dù tỉ lệ này rất thấp.
  • Bé sẽ có ác cảm với một số thực phẩm nhất định. Chẳng hạn như khổ qua, cà chua, nấm, súp lơ…
  • Bố mẹ đòi hỏi phải cứng rắn hơn. Nếu nuông chiều, yêu thương bé sẽ không áp dụng được phương pháp ăn dặm này.

Thực đơn điển hình cho phương pháp ăn dặm kiểu người Tây

Bữa ăn sáng

Sữa mẹ kết hợp với 1 hoặc nhiều hơn nhóm thực phẩm sau:

  • Súp rau.
  • Phô mai.
  • Sữa ít béo hoặc không béo.

Bữa ăn trưa

Sữa mẹ kết hợp với các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng sau đây:

  • Súp rau.
  • Phô mai.
  • Cháo dinh dưỡng: thịt bằm, đậu đỏ, bí đỏ, cà rốt… xay nhuyễn.
  • Tráng miệng bằng nước trái cây, trái cây mềm hoặc sữa chua.
Một bữa ăn minh họa
Một bữa ăn minh họa

Bữa ăn tối

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Có thể cho bé bú thêm sữa công thức nếu sữa mẹ không đủ. Đồng thời kết hợp với một số món ăn sau:

  • Súp thịt bằm.
  • Cá, tôm, cua… xay nhuyễn. Có thể xay thô dần nếu độ tuổi của bé tăng dần.
  • Tráng miệng bằng sữa chua, sinh tố trái cây…

Kết hợp các phương pháp ăn dặm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để phù hợp với trẻ em Việt Nam, bố mẹ Việt nên kết hợp các cách ăn dặm. Cụ thể như sau:

  • Khi trẻ được 6 đến 7 tháng: Kết hợp thực đơn ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật.
  • Trẻ 8 đến 10 tháng: Ưu tiên phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.
  • Trẻ từ 10 tháng trở đi: Ưu tiên ăn dặm kiểu Tây.
Tùy vào độ tuổi của bé mà có thể chọn chế độ ăn dặm phù hợp
Tùy vào độ tuổi của bé mà có thể chọn chế độ ăn dặm phù hợp

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc mà nhất là bố mẹ trẻ sẽ biết thêm về cách ăn dặm kiểu Tây. Từ đó, các bạn sẽ cho trẻ ăn dặm tùy theo từng kiểu, theo từng giai đoạn phát triển sao cho bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khỏe mạnh và thông minh nhất có thể!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Baby-Led Weaning: The Evidence to Datehttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5438437/

    Ngày tham khảo: 22/07/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người