YouMed

Bệnh viêm cầu thận cấp là gì? Mức độ nguy hiểm thế nào?

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Thận là một bộ phận rất quan trọng đối với sức khỏe. Một trong những bệnh lý của thận là bệnh viêm cầu thận cấp. Mặc dù, bệnh không gây tử vong tức thời nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. YouMed xin giới thiệu đến bạn đọc thông tin của bệnh qua bài viết sau đây do ThS.BS Trần Quốc Phong biên soạn.

Bệnh viêm cầu thận cấp là gì?

Viêm cầu thận là tình trạng tổn thương cầu thận ở bên trong thận. Đây là chứa nhiều mạch máu nhỏ, giúp lọc và đào thải chất lỏng ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy, nếu tình trạng viêm này kéo dài thì rất nguy hiểm, có thể gây suy thận. Nếu viêm cầu thận này xảy ra đột ngột và bất ngờ xảy ra thì đó là viêm cầu thận cấp. Viêm cầu thận cấp là biểu hiện của tổn thương viêm cấp của những cầu thận. Đặc trưng là sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp.

Bệnh viêm cầu thận cấp
Viêm cầu thận là tình trạng tổn thương cầu thận ở bên trong thận

Nguyên nhân bệnh viêm cầu thận cấp

Bệnh viêm cầu thận cấp do nhiễm khuẩn

  • Viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu: viêm cầu thận có thể phát triển sau 1 – 2 tuần hồi phục do nhiễm khuẩn ở cổ họng hay nhiễm khuẩn ngoài da. Chính vì nhiễm khuẩn, cơ thể phải sản xuất thêm kháng thể để bảo vệ. Cuối cùng, chúng có thể lắng đọng ở cầu thận gây viêm. Trẻ em thường mắc phải bệnh này nhiều hơn người lớn và cũng có khả năng hồi phục nhanh hơn.
  • Viêm nội tâm mạc: Vi khuẩn có thể lây qua máu và cư trú ở tim gây nhiễm khuẩn ở van tim. Nếu người bệnh có khuyết tật ở tim như van tim bị hỏng hay nhân tạo, thì nguy cơ viêm nội tâm mạc càng cao. Tình trạng này có liên quan đến bệnh cầu thận nhưng mối quan hệ chưa rõ ràng.
  • Nhiễm vi rút: chẳng hạn như vi rút làm suy giảm hệ miễn dịch ở người (HIV/AIDS), viêm gan B, viêm gan C,… có thể gây viêm cầu thận.

Bệnh viêm cầu thận cấp do hệ miễn dịch

  • Lupus ban đỏ: là bệnh tự miễn, làm viêm mô liên kết và có thể tổn hại cơ quan khác. Bệnh xảy ra do hệ miễn dịch tự sản xuất kháng thể chống lại cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến khớp, da, phổi, tim, mạch máu,…
  • Hội chứng phổi thận: một rối loạn phổi miễn dịch hiếm gặp và giống như viêm phổi. Hội chứng này gây chảy máu trong thận và viêm cầu thận.
  • Bệnh thận IgA: là hội chứng viêm cầu thận bởi sự lắng đọng phức hợp miễn dịch IgA trong cầu thận. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là đối với lứa tuổi 10 đến 30 tuổi. Bệnh ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn phụ nữ và phổ biến ở da trắng, người Châu Á hơn người da đen. Tuy nhiên, bệnh thận IgA thường không có triệu chứng và kéo dài trong nhiều năm.

Viêm mạch máu

  • Viêm nút quanh động mạch: là bệnh lý viêm mạch hệ thống. Điển hình, bệnh gây tổn thương các động mạch vừa và nhỏ, dẫn đến thiếu máu ở các cơ quan nó chi phối. Thận là một trong những cơ quan thường bị tổn thương nhất.
  • Hội chứng Churg-Strauss (viêm u hạt với viêm đa mạch): là một rối loạn đa hệ thống. Đặc trưng bởi viêm mũi dị ứng, hen, và tăng bạch cầu ái toan máu ngoại biên. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào như tim mạch, thận, thần kinh trung ương,…

Làm sao để nhận biết được bệnh

Dấu hiệu nhận biết bệnh khá da dạng và không phải bệnh nhân nào cũng xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bệnh nhân viêm cầu thận cấp xuất hiện các triệu chứng:

Phù

Thường xuất hiện sớm ở mặt, có thể khỏi nhanh nhưng cũng có thể lan xuống các chi gây phù toàn thân. Viêm cầu thận cấp thường phù có đặc điểm:

  • Phù trắng, mềm, ấn lõm để lại dấu ngón tay.
  • Phù quanh mắt cá, mu bàn chân, mặt trước xương chày.
  • Phù có thể trở nặng, toàn thân như phù phổi cấp, phù não, màng bụng,…
  • Trong viêm cầu thận cấp, phù phụ thuộc vào chế độ ăn uống.
  • Phù thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng và giảm dần vào chiều tối.
Bệnh viêm cầu thận cấp
Triệu chứng phù

Tiểu ít hoặc vô niệu

Xuất hiện sớm và kéo dài liên tục 3 – 4 ngày, lượng nước tiểu dưới 500 ml/ngày. Nếu lượng nước tiểu dưới 100ml/ngày thì gọi là vô niệu.

Nước tiểu không tăng creatinin máu và ure hoặc có tăng thì lượng tăng không đáng kể.

Trong 2 – 3 tuần đầu, tình trạng tiểu ít có thể xuất hiện trở lại. Thậm chí là suy thận cấp tính,tăng ure, creatinin máu, thiểu niệu, vô niệu kéo dài. Nếu tình trạng này không được chữa trị, tái diễn nhiều lần có thể dẫn đến vêm cầu thận mạn,…

Tiểu ra máu

Biểu hiện tiểu toàn bãi là tình trạng máu ra xuyên suốt quá trình tiểu. Màu nước tiểu như nước rau dền, nước thịt và không đông. Hiện tượng này thường xảy ra 1 – 2 lần/ngày, xuất hiện trong những ngày đầu và có thể tái phát tở lại.

 Biến đổi khác của nước tiểu

Nước tiểu có màu vàng, có đạm,… Thời gian tồn tại các biến đổi có ý nghĩa trong tiên lượng bệnh và để đánh giá kết quả điều trị.

Huyết áp cao

Huyết áp tăng là một trong những triệu chứng phổ biến của người bệnh viêm cầu thận cấp. Nếu bệnh nặng có thể xuất hiện những cơn tăng huyết áp phát sinh bất ngờ và kéo dài liên tục trong vài ngày. Kèm theo đó là đau nhức, hôn mê, choáng váng.

Khoảng 50% bị tăng huyết áp ở bệnh nhân viêm cầu thận. Đối với trẻ em, huyết áp tăng giao động 140/90 mmHg. Đối với người lớn, huyết áp tăng giao động 160/90 mmHg.

Ngoài ra, viêm thận cấp có thể có biểu hiện suy tim, các triệu chứng như sốt nhẹ, đau vùng thắt lưng, đau bụng, thiếu máu,…

Chẩn đoán

Bệnh viêm cầu thận thường được xác định qua phân tích nước tiểu định kỳ bất thường. Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận và chẩn đoán viêm cầu thận bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: có thể thấy các tế bào hồng cầu và phôi hồng cầu trong nước tiểu. Đây là một dấu hiệu cho thấy cầu thận bị tổn thương. Ngoài ra, nước tiểu còn có tế bào bạch cầu, dấu hiệu của sự nhiễm trùng hoặc viêm. Lượng đạm trong nước tiểu tăng dấu hiệu tổn thương cầu thận. Các chỉ số khác như tăng nồng độ creatinin hoặc ure trong máu.
  • Xét nghiệm máu: có thể gợi ý sự tổn thương ở thận và suy giảm chức năng của cầu thận. Bởi lượng chất thải như creatinin và ure, nitơ trong máu.
  • Xét nghiệm hình ảnh: nếu nghi ngờ có sự tổn thương ở thận, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang thận, siêu âm hoặc chụp CT,…
  • Sinh thiết thận: trích xuất một mảnh mô nhỏ ở thận để kiểm tra bằng kính hiển vi nhằm xác định nguyên nhân gây viêm. Sinh thiết thận gần như cần thiết để xác định chẩn đoán viêm cầu thận.

Phương pháp điều trị

Mục tiêu của điều trị viêm cầu thận là bảo vệ thận khỏi bị tổn thương thêm. Quá trình điều trị:

  • Xác định bệnh viêm cầu thận cấp hay mạn: Viêm cầu thận cấp xuất hiện đột ngột thường do hậu nhiễm liên cầu khuẩn có thể tự cải thiện mà không cần điều trị.
  • Nguyên nhân, bệnh nền gây bệnh: nếu có bệnh nền như cao huyết áp, nhiễm trùng hay bệnh tự miễn, trước tiên cần tập trung làm chậm hoặc kiểm soát nguyên nhân bệnh.
  • Mức độ nghiệm trọng của các triệu chứng xuất hiện: điều trị biến chứng.

Viêm cầu thận cấp có thể lọc máu giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa và kiểm soát huyết áp cao.

Bệnh viêm cầu thận cấp nguy hiểm như thế nào?

Trường hợp không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như suy tim cấp, phù phổi cấp, suy thận cấp, bệnh lý thần kinh, tổn thương não do tăng ure huyết.

Tỷ lệ khỏi bệnh ở trẻ em cao hơn người lớn. Đa số 80 – 90%, bệnh có dấu hiệu giảm đi trong 2 tuần. Bệnh nhân được coi là khỏi bệnh khi chỉ số hồng cầu niệu âm tính, protein niệu trở về âm tính, chức năng thận trở về bình thường. Nếu bệnh diễn tiến dài ngày, điều trị không dứt điểm thì có thể trở thành mạn tính.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm cầu thận cấp

Đối với viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn:

  • Phát hiện sớm các ổ nhiễm: viêm họng, viêm Amidan, viêm da…
  • Điều trị triệt để ổ nhiễm do liên cầu:  kháng sinh, cắt amidan,…
  • Nâng cao vệ sinh cá nhân: vệ sinh cá nhân tránh bội nhiễm.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Giữ ấm cổ họng trong mùa lạnh để tránh viêm họng.

Viêm cầu thận cấp không do nhiễm khuẩn:

  • Phát hiện sớm các biểu hiện ở thận trong các bệnh lupus ban đỏ, ban xuất huyết dạng thấp.
  • Điều trị tốt bệnh toàn thể dự phòng viêm cầu thận.
  • Nâng cao sức khỏe, lối sống lành mạnh.

Bài viết trên chia sẻ bệnh nhân bị bệnh viêm cầu thận cấp, hy vọng mọi người dễ dàng nhận biết bệnh. Nếu bạn phát hiện dấu hiệu của bệnh thì nên điều trị sớm để tăng khả năng hồi phục.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Glomerulonephritishttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/glomerulonephritis/diagnosis-treatment/drc-20355710

    Ngày tham khảo: 24/07/2021

  2. Glomerulonephritis (Bright's Disease)https://www.healthline.com/health/glomerulonephritis#diagnosis

    Ngày tham khảo: 24/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người