YouMed

Bướu tuyến giáp kiêng ăn gì? Lời khuyên từ bác sĩ

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Bướu tuyến giáp là bệnh lý phổ biến tại tuyến giáp mà ai cũng có thể mắc. Bướu tuyến giáp ảnh hưởng đến chức năng nội tiết của tuyến giáp, làm rối loạn nhiều hoạt động của cơ thể. Chế độ ăn uống rất quan trọng để có một tuyến giáp khỏe mạnh. Vì vậy, câu hỏi bướu tuyến giáp kiêng ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người. Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về bướu tuyến giáp

Trước khi tìm hiểu bướu tuyến giáp kiêng ăn gì, chúng ta cần biết bướu tuyến giáp là gì.

Bướu tuyến giáp là gì?

Bướu giáp là tình trạng to bất thường của tuyến giáp. Nguyên nhân thường gặp nhất là do thiếu iod. Ngoài ra những bệnh lý khác của tuyến giáp cũng có thể gây ra bướu giáp.

Chẩn đoán bướu tuyến giáp sẽ dựa trên triệu chứng của bệnh nhân kết hợp với xét nghiệm.

Triệu chứng bướu tuyến giáp

Triệu chứng bướu giáp rất đa dạng từ rất nhẹ cho đến rất nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Nhìn chung, có thể nghĩ đến bướu tuyến giáp khi bệnh nhân có một trong những nhóm triệu chứng sau đây:

1. Triệu chứng do tuyến giáp to chèn ép

Khí quản, thực quản, các dây thần kinh bị chèn bởi tuyến giáp gây ra các triệu chứng: khó thở, khó nuốt, khàn giọng, ho khan,…

2. Triệu chứng cường giáp

Triệu chứng xảy ra do tuyến giáp tăng tiết hormone làm các cơ quan hoạt động quá mức: mau mệt, tim đập nhanh, vã mồ hôi, tiêu chảy, sụt cân nhanh, tăng thân nhiệt,…

3. Triệu chứng nhược giáp

Tuyến giáp không tạo ra hormone đủ cho các hoạt động bình thường của cơ thể gây ra khô da, táo bón, trầm cảm, dễ mệt, ít tiếp xúc, tăng cân,…

Các xét nghiệm hormone tuyến giáp, hình ảnh học tuyến giáp hay sinh thiết bướu giáp đều góp phần vào chẩn đoán bướu tuyến giáp. Lựa chọn loại xét nghiệm nào sẽ phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ đối với tình trạng bệnh của người bệnh.

Người mắc bướu tuyến giáp có thể có nhiều triệu chứng
Người mắc bướu tuyến giáp có thể có nhiều triệu chứng

Bướu tuyến giáp không nên ăn gì?

Mặc dù thiếu iod là nguyên nhân gây bướu giáp nhiều nhất, nhưng việc ăn quá nhiều iod không giúp cải thiện tình trạng bệnh. Đây là những loại thực phẩm bạn cần tránh nếu đang mắc bệnh bướu tuyến giáp:

Rau cải

Rau cải cần tránh là những loại có chứa các chất có thể làm chậm hoạt động của tuyến giáp. Loại này bao gồm: cải xoăn, rau dền, bông cải xanh, bắp cải, cải thìa,…

Những rau cải này không tốt cho người bị nhược giáp, nhất là khi ăn sống. Tuy nhiên, hấp và nấu chính là những cách giúp làm giảm tác dụng của chúng đối với tuyến giáp mà bạn nên tham khảo.

Đậu nành

Đậu nành làm giảm khả năng hấp thu hormone của cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá nhiều đậu nành, nhất là đậu nành nguyên chất. Thay vào đó, hãy sử dụng đậu nành lên men.

Cà phê

Cà phê sẽ không có hại, trừ phi bạn đang uống thuốc hormone giáp ngoại sinh để điều trị nhược giáp. Nó sẽ làm giảm hoạt tính của thuốc, do đó hãy uống cà phê sau khi uống thuốc ít nhất một giờ.

Cà phê không nên uống chung với thuốc
Cà phê không nên uống chung với thuốc

Sữa hoặc nước trái cây giàu canxi

Giống như cà phê, sữa và nước trái cây giàu canxi làm giảm tác dụng của thuốc. Do đó, hãy uống sữa và nước trái cây sau khi uống thuốc ít nhất 3 – 4 giờ.

Thực phẩm chứa gluten

Lúa mì, lúa mạch, men bia, mạch nha,… và các sản phẩm làm từ chúng có hàm lượng gluten cao. Nó làm trầm trọng thêm các bệnh lý tuyến giáp tự miễn như bệnh tuyến giáp Hashimoto. Người mắc bệnh này sẽ được khuyên không sử dụng các thực phẩm chứa gluten.

Thực phẩm có chứa chất gây viêm

Nhóm này bao gồm: đường ngọt, đồ chiên xào, các loại bột tinh luyện như bột mì, chất phụ gia, thức ăn nhanh, dầu mỡ chứa chất béo no, bơ thực vật, thịt đã qua chế biến như xúc xích,…

Chất tạo ngọt nhân tạo và thức uống giải khát ngọt

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh loại thức uống này có tác dụng không tốt cho tuyến giáp và chức năng miễn dịch. Người mắc bướu tuyến giáp không nên lạm dụng quá nhiều thức uống này. Bên cạnh đó, thức ăn quá ngọt cũng cần hạn chế.

Đồ hộp

Hộp đựng đồ ăn có chứa chất bisphenol-A (BPA). Đây là estrogen tổng hợp – vốn là hormone sinh dục ở nữ giới, nó sẽ làm rối loạn chức năng bình thường của tuyến giáp. Do đó, trước khi lựa chọn loại đồ hộp, cần tham khảo kỹ hãng đồ hộp nào không chứa BPA.

Thực phẩm ít iod

Thiếu iod là nguyên nhân chính gây ra bướu cổ tuyến giáp. Vì vậy, sử dụng ít iod sẽ gây tình trạng thiếu iod, làm tăng khả năng mắc bướu tuyến giáp hơn.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều iod lại không có ích đối với người bị cường giáp. Những thực phẩm có nhiều iod là: cá, cua, tôm biển, rong tảo biển, sushi, phô mai, muối iod, lòng đỏ trứng, một số chất tạo màu thực phẩm,…

Nhóm thực phẩm tốt cho bướu tuyến giáp

Một số thực phẩm được khuyến cáo cho người bị bướu tuyến giáp là:

  • Vitamin và khoáng chất gồm kẽm, selen, sắt như các loại hạt và đậu (trừ đậu nành), thịt gia cầm, nấm, trà,…
  • Nghệ, ớt xanh, tiêu.
  • Chất béo không no gồm các loại dầu, trái bơ,…

    Thực phẩm tốt cho tuyến giáp
    Vitamin và các khoáng chất là những thực phẩm tốt cho tuyến giáp

Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho người bị bướu tuyến giáp

Trước khi xây dựng chế độ ăn, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán bệnh và xác định loại triệu chứng nào mình đang mắc. Vì chế độ ăn của người cường giáp không giống người bị nhược giáp, thậm chí còn có thể đối lập nhau. Do đó, không nên tự lập kế hoạch ăn uống mà phải tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ngoài việc gặp bác sĩ để chẩn đoán, người bệnh cần tái khám định kỳ để đánh giá hiệu quả kiểm soát bệnh. Nếu sau một thời gian theo dõi tại nhà có bất kỳ bất thường nào khác xảy ra hay triệu chứng không giảm, cũng nên đến khám bác sĩ.

Tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Trên đây là những thông tin bạn cần biết về bướu tuyến giáp kiêng ăn gì. Nếu có thắc mắc về chế độ dinh dưỡng, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn phù hợp.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người