YouMed

Đạp xe có tác dụng gì? 10 tác dụng tuyệt vời của đạp xe

bác sĩ đoàn mình thái
Tác giả: Bác sĩ Đoàn Minh Thái
Chuyên khoa: Chấn thương chỉnh hình - Y học thể thao

Xe đạp không còn là phương tiện di chuyển phổ biến ở nước ta nhưng vẫn được nhiều người sử dụng như một bộ môn thể dục để rèn luyện sức khỏe. Lợi ích mà đạp xe mang lại rất nhiều gồm cả tác dụng đối với cơ thể và tinh thần. Hãy cùng Bác sĩ Đoàn Minh Thái tìm hiểu 10 tác dụng tuyệt vời của đạp xe đối với sức khỏe và tinh thần qua bài viết sau.

10 tác dụng của đạp xe là gì?

1. Giảm cân, giảm mỡ thừa hiệu quả

Đạp xe là phương tiện di chuyển dựa vào sức người nên sẽ tiêu hao không ít calo của bạn. Bạn càng đạp nhiều và đạp nhanh thì lượng mỡ được đốt cháy căng nhiều. Đạp xe sẽ mang đến tác dụng giảm cân toàn thân và giảm mỡ đùi, chân hiệu quả. Do đó với những người không thích tập các môn thể thao mạnh mẽ thì đạp xe sẽ là lựa chọn tốt cho việc giảm cân.

Đạp xe giúp giảm cân
Đạp xe giúp giảm cân hiệu quả

2. Hình thành cơ bắp

Đạp xe giúp bạn tập luyện cho đôi chân mỗi ngày nên sẽ giúp các khối cơ được hình thành. Sau một thời gian đạp xe thường xuyên, bạn sẽ nhận ra đôi chân của bạn trở trên săn chắc hơn.

3. Tăng sức bền và độ dẻo dai

Duy trì bất kỳ bài tập nào cũng sẽ giúp bạn tăng sức bền cho cơ thể. Các khối cơ bắp phát triển cũng giúp bạn tăng tinh dẻo dai cho các hoạt động khác như leo núi, đi bộ đường dài.

4. Cải thiện tuần hoàn máu

Đạp xe giúp cải thiện tuần hoàn máu và hô hấp, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Đó là do sự vận động liên tục sẽ đẩy nhanh quá trinh trao đổi chất trong cơ thể hơn. Tuần hoàn được tăng cường giúp các bộ phận của cơ thể được nuôi dưỡng tốt hơn, đảm bảo hoạt động đúng chức năng của chúng.

5. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Nhờ tuần hoàn máu được cải thiện nên tránh việc tắc nghẽn do các cục máu đông. Việc này sẽ giúp giảm thuyên tắc mạnh máu và giảm nguy cơ đột quỵ gây các bệnh tim mạch. Và thực tế, trong các nghiên cứu của Đại học Glasgow ở Scotland cho thấy đạp xe giúp giảm đến 46% nguy cơ bệnh tim trong 5 năm.

Đạp xe giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Đạp xe giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

6. Giảm nguy cơ ung thư

Cũng trong nghiên cứu tại Anh trong 5 năm trên, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng đạp xe giúp giảm 45% nguy cơ ung thư. Tập luyện thể dục mỗi ngày tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể nhanh chóng sửa chữa những sai sót nhỏ của cơ thể. Ngoài ra, không chỉ giúp cải thiện về mặt thể chất mà hoạt động này còn giúp các bệnh nhân ung thư sống kiên cường hơn để chống lại bệnh tật.

7. Điều trị bệnh tiểu đường

Đạp xe cũng mang lại nhiều lợi ích cho các bệnh nhân bị tiểu đường. Vì quá trình vận động này giúp tiêu hao mỡ thừa nên đòi hỏi cơ thể phải lấy năng lượng từ lượng đường dư thừa trong máu và lượng mỡ dữ trữ. Ngoài ra vận động sẽ giúp tăng cường sự hoạt động của insulin giúp bạn điều hòa đường huyết tốt hơn.

8. Điều trị viêm khớp, giảm nguy cơ chấn thương

Khi đi xe đạp, các cơ xương khớp ở chân và hông được co duỗi linh hoạt hơn. Từ đó giảm căng thẳng cho đôi chân, phòng ngừa các bệnh viêm khớp và giảm nguy cơ chấn thương.

9. Tăng hormone vui vẻ, hạnh phúc

Đạp xe có tác dụng gì tốt về mặt tinh thần? Cũng giống như các bài tập thể dục khác, nó khiến cơ thể tiết nhiều hormone endophine. Đây là chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác hạnh phúc, tích cực cải thiện tâm trạng rất tốt.

Sẽ thật tuyệt nếu bạn đạp xe mỗi ngày để hít thở bầu không khí trong lành buổi sớm hoặc đi xe đạp thư giãn sau một ngày dài làm việc căng thẳng. Cảm giác tự do, thoải mái này sẽ giải tỏa áp lực, lo âu trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ đó giảm các bệnh về tâm lý như trầm cảm hay chứng rối loạn lo âu.

Sự vui vẻ, hạnh phúc cũng đến từ việc bạn kết nối với bạn bè cùng đạp xe với nhau. Mở rộng các mối quan hệ xã hội, làm quen bạn mới hay duy trì mối quan hệ hiện tại cũng giúp bạn vui vẻ hơn.

10. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Đạp xe giúp cả sức khỏe và tinh thần của bạn đều được cải thiện rất tốt. Khi không có buồn phiền, lo âu thì đương nhiên bạn sẽ có một giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Lưu ý trước khi đạp xe

Đạp xe vốn là bài vận động đơn giản và thư giãn. Tuy nhiên cần nắm rõ một số lưu ý khi đạp xe để mang lại nhiều lợi ích nhất.

  • Bạn nên có kế hoạch tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý. Theo khuyến cáo, bạn nên đạp xe trung bình ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Nên khởi động khớp hông và gối trước khi đạp xe với mục đích tập thể dục. Vì đạp xe tập thể dục bạn sẽ cần cường độ từ trung bình đến mạnh. Khởi động là việc quan trọng giúp làm nóng và đánh thức cơ thể tránh chuột rút, chấn thương.
  • Không nên tăng tốc độ khi vừa mới đạp xe. Bạn nên đạp xe khởi động trước mới tăng dần tốc độ. Thay đổi tốc độ đột ngột khiến cơ bắp cơ giãn không kịp dễ gây chuột rút.
  • Tốc độ đạp xe nên phù hợp, tránh quá sức. Bạn cần lắng nghe cơ thể thay vì cố theo tốc độ của người tập lâu năm. Điều này không chỉ dễ dẫn đến chấn thương mà còn gây nhức mỏi sau khi tập.
  • Tư thế ngồi đạp xe phù hợp tránh gập lưng hoặc duỗi lưng quá mức, điều chỉnh độ cao yên và tay lái ở độ cao vừa phải.
  • Sau mỗi lần đạp xe, cơ thể sẽ mất nhiều nước. Vì vậy cần đảm bảo uống đủ nước để cơ thể hồi phục.
  • Kết hợp chế độ ăn lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và trái cây.

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp đạp xe có tác dụng gì và những lưu ý để đạp xe hiệu quả. Đi xe đạp mang lại rất nhiều lợi ích về cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Vì vậy xe đạp sẽ là lựa chọn hợp lý nếu bạn không muốn chỉ tập thể dục trong nhà.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người