YouMed

Đau bụng dưới bên trái: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Đau bụng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân nhập viện. Nguyên nhân gây ra đau bụng có thể thay đổi từ mức độ xử trí nhẹ đến nặng, nghiêm trọng hơn là gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, người bệnh cần cảnh giác với triệu chứng đau bụng. Bài viết dưới đây ThS.BS Trần Quốc Phong sẽ cung cấp cho quý vị một số thông tin hữu ích liên quan đến đau bụng dưới bên trái.

Đau bụng dưới bên trái là gì?

Đau bụng dưới bên trái là tình trạng đau bụng ¼ dưới trái. Đau bụng có thể khởi phát từ từ hoặc đột ngột. Cơn đau có thể được diễn tả như sau:

  • Cơn đau bụng có thể âm ỉ hoặc đau quặn tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau.
  • Cơn đau có thể khu trú và duy trì ở góc phần tư bên trái hoặc di chuyển sang góc phần tư khác.

Đau bụng dưới bên trái đột ngột là một hiện tượng phổ biến mà nhiều người gặp phải, nhất là phụ nữ. Những cơn đau này có thể là triệu chứng của một bệnh lý đơn giản. Tuy nhiên nó cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu bạn bị đau dai dẳng hoặc đau kéo dài trên 2 tuần vùng bụng dưới bên trái, bạn nên đến gặp bác sĩ. Tương tự, nếu cơn đau của bạn khởi phát đột ngột, bạn cần phải đến phòng cấp cứu bệnh viện ngay lập tức.

Hãy nhớ rằng nguyên nhân gây ra đau bụng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bạn, vì vậy không được chủ quan những cơn có tính chất khởi phát: đột ngột, đau dữ dội không đáp ứng với thuốc giảm đau kèm sốt, lạnh run.

Đau bụng dưới bên trái là tình trạng rất nhiều người gặp phải, nhất là ở nữ giới
Đau bụng dưới bên trái là tình trạng rất nhiều người gặp phải, nhất là ở nữ giới

Nguyên nhân đau bụng dưới bên trái

Phần bụng ¼ dưới trái có nhiều cấu trúc phúc tạp. Nhiều cơ quan, cấu trúc có thể bị viêm, tắc nghẽn hoặc chấn thương.

1. Bệnh lý liên quan đến đường tiêu hoá

Viêm ruột

Bệnh nhân thường được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp khi cơn đau kéo dài dai dẳng đặc biệt ở phía dưới bên trái của bụng. Bệnh lý này liên quan đến tình trạng viêm nhiễm các túi thừa nằm ngoài thành ruột.

Thông thường các túi thừa khi bị viêm thường dẫn đến cơn đau bụng dữ dội kèm các triệu chứng sốt, buồn nôn, nôn mửa, táo bón,…

Tình trạng viêm ruột thừa cấp cần phải nhập viện để xem xét và điều trị. Trong đa số trường hợp viêm ruột thừa có thể tự khỏi, tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh nhân cần được phẫu thuật để cắt bỏ túi thừa.

Tình trạng viêm kéo dài không điều trị có thể gây thủng túi thừa, gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Một vài biến chứng nghiêm trọng như: xuất huyết, viêm phúc mạc, tắc ruột,…

Các bệnh viêm đường ruột mãn tính khác, bao gồm bệnh Crohnviêm loét đại tràng mạn tính.

Táo bón

Chứng táo bón nặng thường gặp ở người già hoặc người ăn ít chất xơ trong chế độ ăn uống. Một số trường hợp người bệnh mắc táo bón do sử dụng thuốc làm giảm nhu động ruột, gây trữ phân lâu trong ổ bụng gây táo bón.

Rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hoá do không dung nạp thức ăn, cụ thể là các sản phẩm từ sữa, phô mai, sữa chua,…

Thoát vị bẹn nghẹt

Thoát vị bẹn nghẹt là tình trạng ổ túi thoát vị bẹn bị tắc nghẽn nên xảy ra tình trạng túi thoát vị xoắn, đè ép nhau, không di chuyển về vị trí lúc đầu, dẫn đến bệnh lý thoát vị bẹn nghẹt.

Thoát vị bẹn bị nghẹt là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng dưới
Thoát vị bẹn bị nghẹt là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng dưới

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một vấn đề rất phổ biến ảnh hưởng đến ruột già. Nó có thể gây đau dạ dày, chuột rút, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy.

Xem thêm: Bệnh nhân Hội chứng ruột kích thích cần chuẩn bị gì trước khi khám bệnh?

Tắc ruột

Tắc ruột là một triệu chứng tắc nghẽn đường ruột phổ biến hơn ở người lớn tuổi và thường do các bệnh lý khác gây ra, chẳng hạn như viêm ruột thừa hoặc ung thư ruột kết.

2. Bệnh lý hệ sinh dục nam

Xoắn tinh hoàn có thể gây đau bụng dưới bên trái ở nam giới. Đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Tinh hoàn bị xoắn lại dẫn đến thiếu máu nuôi tinh hoàn. Từ đó tinh hoàn có thể bị bội nhiễm, hoại tử và không thể hồi phục dù can thiệp điều trị.

Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới.

Xoắn tinh hoàn là một trong những nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái ở nam
Xoắn tinh hoàn là một trong những nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái ở nam

Xem thêm: Những căn bệnh dương vật nguy hiểm mà nam giới nên biết

3. Bệnh lý hệ sinh dục nữ

Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, các cơn đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu của các bệnh lý có thể liên quan đến sinh sản bao gồm:

  • Đau bụng kinh.
  • Mang thai ngoài tử cung.
  • Lạc nội mạc tử cung. Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như đau đớn khi quan hệ tình dục, đi cầu hay đi tiểu đau, kinh nguyệt nhiều,… Bạn nên đến gặp bác sĩ để hiểu rõ tình trạng của mình.
  • U nang buồng trứng. Là một khối u buồng trứng có chứa đầy chất lỏng bên trong nằm trên bề mặt buồng trứng. Hầu hết u nang không gây ra triệu chứng và biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên u nang lớn có thể gây khó chịu. U nang có thể đè lên bàng quang khiến cho bệnh nhân đi tiểu nhiều lần hơn. Khi u nang bị vỡ có thể gây ra cơn đau bụng đột ngột, dữ dội kèm sốt và nôn mửa.
  • Xoắn buồng trứng. Xoắn buồng trứng dễ xảy ra hơn khi mang thai hoặc sử dụng hormone estrogen để thúc đẩy quá trình rụng trứng.

4. Các bệnh lý của hệ tiết niệu

Đau bụng dưới bên trái cũng có thể do nguyên nhân từ hệ tiết niệu:

  • Sỏi đường tiết niệu trên đường di chuyển từ thận xuống niệu đạo có thể bị kẹt lại ở bất cứ vị trí nào. Sỏi ở thận trái, khi bị kẹt ở niệu quản có thể gây ra những cơn đau quặn thắt ở bụng dưới bên trái. Cơn đau có thể lan ra sau lưng hoặc hai bẹn trái. Ngoài ra bệnh nhân còn có triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, tiểu buốt, tiểu ra máu.
  • Nhiễm trùng đường niệu có thể gây ra những cơn đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái.

5. Nguyên nhân khác gây đau bụng dưới bên trái

Chấn thương vùng bụng trái. Một chấn thương va đập mạnh vào vùng bụng trái có thể là nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái.

Lực va đập có thể gây xuất huyết trong ổ bụng, vì vậy nếu cảm thấy đau bụng sau khi va đập, chấn thương, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra.

Chẩn đoán bệnh

Nếu cơn đau bụng dưới bên trái trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, bác sĩ có thể sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau để tìm ra nguyên nhân và xác định quá trình điều trị. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra lượng bạch cầu của bệnh nhân.
  • Siêu âm ổ bụng. Siêu âm ổ bụng là một xét nghiệm hình ảnh thường được dùng để xác định nguyên nhân hoặc loại trừ những nguyên nhân gây đau bụng.
  • Chụp CT. Đối với các bệnh lý ung thư hoặc đối với nhưng trường hợp cần phẫu thuật để xử trí, bác sĩ cần phải dùng CT – scan. CT – scan sẽ cung cấp được cho bác sĩ rõ ràng nguyên nhân gây đau bụng cho bệnh nhân, cấu trúc ổ bụng cũng như vị trí chính xác của các khối u, vị trí tắc ruột,… để bác sĩ dễ dàng xử trí
  • MRI ổ bụng. Đối với các trường hợp đau bụng dữ dội nhưng không phát hiện bất thường trên CT – scan, bác sĩ có thể chỉ định MRI. Một số trường hợp cũng ưu tiên sử dụng MRI như phụ nữ mang thai hoặc những bệnh nhân bị suy thận.
  • Nội soi.
Siêu âm bụng là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh lý đau bụng
Siêu âm bụng là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh lý đau bụng

Cách chữa bệnh đau bụng dưới bên trái

Đau bụng dưới bên trái do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Các nguyên nhân có thể đến từ đường tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục,…

Đau bụng dưới bên trái thường không do nguyên nhân gì đáng lo ngại, nhưng cũng không thể bỏ qua. Nguyên nhân có thể lành tính do đầy hơi, táo bón. Tuy nhiên cũng có thể nghiêm trọng như nhiễm trùng. Vì vậy cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh để có cách chữa trị:

  • Nếu các triệu chứng của bạn là do tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc kem steroid.
  • Điều hoà chu kỳ kinh nguyệt bằng thuốc.
  • Điều trị táo bón, đầy hơi thường bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống cơ bản. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể cần sử dụng thuốc nhuận tràng.
  • Điều trị chứng không dung nạp thực phẩm bằng cách loại trừ thực phẩm đó ra khỏi chế độ ăn uống.
  • Các vấn đề nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến cấu trúc như xoắn tinh hoàn, tắc ruột, xoắn buồng trứng,… cần phải được phẫu thuật.

Phòng ngừa bệnh đau bụng dưới bên trái

Dưới dây là một số cách phòng ngừa đau bụng dưới bên trái bao gồm:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất xơ.
  • Ăn chậm, nhai kĩ. Điều này sẽ cho phép cơ thể bạn tiêu hóa hoàn toàn thức ăn và ngăn bạn nuốt không khí.
  • Hạn chế rượu bia, hút thuốc lá, các chất gây nghiện.
  • Uống nhiều nước từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tập thể dục đều đặn, hạn chế ngồi một chỗ.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Khám sức khoẻ định kỳ 2 lần/ năm.

Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân gây ra cơn đau bụng dưới bên trái. Đa số nguyên nhân là lành tính. Tuy nhiên bạn cần cảnh giác khi triệu chứng đau bụng trở nên dữ dội kèm xuất huyết, sốt cao, lạnh run, choáng,… Khi gặp những triệu chứng miêu tả như trên, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người