YouMed

Đậu đen xanh lòng: tác dụng và những lưu ý khi dùng

bác sĩ nguyễn thiên hương
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Thiên Hương
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Đậu đen xanh lòng chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng hạ lipid máu, hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm cân, tăng cường tiêu hóa. Hiện nay đậu đen có 2 loại là trắng lòng và xanh lòng. Trong đó đậu xanh lòng được đánh giá cao hơn về độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu về loại thực vật này qua bài viết dưới đây của Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Thiên Hương nhé.

Đậu đen xanh lòng là gì?

Đậu đen có tên khoa học là Faboideae, còn được gọi là ô đậu, hắc đại đậu. Đậu đen xanh lòng có tên khoa học Vigna cylindrica (L.) Skeels, họ Fabaceae. Cây thân cỏ cao 50 – 100 cm, hoa tím, quả giáp dài, lá kép. Hạt có vỏ màu đen, chứa nhân màu xanh hoặc trắng.

Đậu đen có loại trắng lòng và xanh lòng. Trong đó loại đậu đen xanh lòng mang giá trị dinh dưỡng cao hơn. Hạt đậu xanh lòng bóng và nhỏ hơn đậu đen trắng lòng nhưng cứng hơn.

đậu đen xanh lòng
Đậu đen xanh lòng có nhiều công dụng hơn đậu trắng lòng

Thời điểm thu hoạch là sau khi quả chín già, người trồng sẽ đem thu hái, tách vỏ, phơi khô hạt bên trong. Sau đó đóng gói và mang đến đơn vị thu mua. Bộ phận dùng được của cây chính là hạt

Tác dụng của đậu đen xanh lòng

Hạt chứa flavonoid, alkaloid, tannin, sterol, terpenoit. axit p-hydroxybenzoic, axit protocatechuic, axit 2,4-dimethoxybenzoic và các dẫn xuất của axit cinnamic. axit p-coumaric, axit caffeic, axit cinnamic và axit ferulic. Chính vì vậy, nó có nhiều công dụng hỗ trợ sức khỏe như:

1. Giảm đường huyết và lipid máu

Nghiên cứu cho thấy dầu chiết xuất từ đậu đen với liều 200 mg/kg làm giảm các chỉ số đường huyết, triglycerid, LDL, tăng HDL trên chuột mắc tiểu đường trong 21 ngày.

Các chất chiết xuất từ hạt gây giảm đột ngột đáng kể lipid máu nhiều hơn so với atorvastatin. Do đó đậu đen xanh lòng tác dụng chính là ngăn ngừa biến chứng do bệnh tiểu đường và có lợi cho các trường hợp tăng lipid máu.

2. Hoạt tính chống oxy hóa

Theo nghiên cứu, hạt đậu đen xanh lòng chứa axit neochlorogenic, axit chlorogenic và axit caffeic. Trong đó axit chlorogenic có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch, ức chế khối u, kháng khuẩn. Đồng thời còn thúc đẩy tiêu hóa và giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và xơ vữa động mạch.

Vỏ đậu đen chứa anthoxyanozit, một hợp chất thuộc nhóm flavonoid có tác dụng cải thiện miễn dịch, phục hồi sau tập luyện, tầm nhìn và thị lực.

3. Dinh dưỡng cho năng lượng cao

Hàm lượng các chất chứa trong đậu đen: protit 24.2%, chất béo 1.7%, gluxit 53.3%, tro 2.8%. Các protein này làm tăng trưởng, duy trì mô, góp phần vận chuyển và lưu trữ các chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, các chất canxi 56 mg%, p 354 mg%, sắt 6.1 mg%, carten 0.06 mg%, vitamin B, vitamin PP 0.51%, vitamin C 3 mg%. Những vitamin và khoáng tố giúp phát triển xương, bảo vệ, tái tạo mô và tế bào, tăng cường miễn dịch.

Đậu đen chứa nhiều axit amin thiết yếu: 100 g đậu đen chứa lysine 0.97 g, mentionin 0.31 g, tryptophan 0.31 g, phenylalanin 0.16 g, alanin 1.09 g, lenxin 1.26 g, izoleucin 1.11 g, acginin 1.72 g, histidin 0.75 g. Các axit amin này giúp tổng hợp protein cho cơ thể, cung cấp năng lượng và duy trì điều tiết hormones.

4. Thanh nhiệt giải độc

Đậu đen xanh lòng chứa selen, một khoáng chất vi lượng giúp cơ thể khỏe mạnh. Selen làm chậm quá trình lão hóa, giảm nguy cơ ung thư, giảm stress, giảm hen suyễn. Đặc biệt selen còn thúc đẩy mọc tóc, giảm rụng, trị nấm, cải thiện mái tóc rất tốt.

Người nghiện rượu và xơ gan do rượu thường thiếu hụt selen. Vì vậy bổ sung selen sẽ góp phần tăng các enzym chống oxy hóa, góp phần bảo vệ gan.

5. Bảo vệ tim mạch

Các chất delphinidin và petunidin, các anthoxyanin này là chất chống oxy hóa và kháng khuẩn mạnh. Các chất này làm thúc đẩy chuyển hóa chất béo và cholesterol. Do đó làm giảm nguy cơ tim mạch, đột quỵ, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

6. Giảm cân

Do chứa các chất khoáng, chất xơ và các protein giúp chuyển hóa chất béo nhanh hơn. Thời gian và tốc độ phân hủy chất béo nhanh dẫn đến giảm mỡ, tạo năng lượng cho cơ thể.

7. Ngừa ung thư

Loại đậu này chứa flavonoid, hợp chất chống ung thư. Flavonoid là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp hấp thu vitamin C, hỗ trợ hệ miễn dịch, ngăn ngừa stress oxi hóa. Vì thế, flavonoid giúp ngăn ngừa và chữa bệnh ung thư.

8. Tác dụng theo y học cổ truyền

Đậu đen xanh lòng có vị ngọt, tính bình, không độc. Quy kinh tỳ, thận.

Tác dụng: bổ thận, bổ huyết, thanh nhiệt giải độc, đi tiện ra máu, đau lưng thai sản, ghẻ lở. Ngoài ra đậu đen còn được dùng để nấu với hà thủ ô, làm vị thuốc có màu đen, có tác dụng bổ thận.

Cách dùng đậu đen xanh lòng

Đại tiện ra máu

Đậu đen tán ra thành bột, hòa với rượu ấm, uống trong ngày. Liều dùng 20 – 40 g/ngày.

Trẻ em, người già suy nhược, chóng mặt, mất ngủ

Đậu đen 30 g; hạt sen 16 g, long nhãn 8g, cho nước nấu chín còn một chén, dùng cả nước và bã.

Tăng cường thị lực, đen tóc, da hồng

Hạt đậu sao thơm để nguội, sau đó đem nghiền bột, bảo quản dùng lâu dài. Mỗi ngày dùng 20 – 40 g pha nước ấm uống như trà.

Bồi bổ sức khỏe sau bệnh lâu ngày

Đậu đen nấu cháo với gạo tẻ, ăn trong ngày.

Đậu đen 30 g, đại táo 30 g, đường 10 g, nước cốt dừa, nấu dùng trong 3 – 5 ngày để bồi bổ sức khỏe.

Liều dùng và kiêng kỵ

  • Nếu dùng dạng bột, dạng thuốc liều từ 20 – 40 g/ngày.
  • Những người thể hàn như sợ lạnh, người lạnh tay chân lạnh khi dùng nên cho vài lát gừng.
  • Người tiêu hóa kém thể hư hàn nhiều (lạnh bụng, dễ tiêu chảy, sợ lạnh) không nên dùng.

Đậu đen xanh lòng có giá trị dinh dưỡng cao, được ưa chuộng hơn. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, nó còn được dùng thuốc trong nhiều trường hợp. Ngoài ra còn có tác dụng bổ thận, bổ huyết, đen tóc, tăng cường tiêu hóa. Tuy nhiên phải cẩn trọng đối với người hay lạnh bụng, sợ lạnh, chân tay lạnh. Vì vậy, trước khi dùng dạng thuốc nên tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Nutritional value, phytochemistry and pharmacological activities of vigna unguiculata (L.) walp: a review. https://www.researchgate.net/publication/336210194_NUTRITIONAL_VALUE_PHYTOCHEMISTRY_AND_PHARMACOLOGICAL_ACTIVITIES_OF_VIGNA_UNGUICULATA_L_WALP_A_REVIEW

    Ngày tham khảo: 28/04/2021

  2. Cai R, Hettiarachchy NS. & Jalaluddin M. Highperformance liquid chromatography determination of phenolic constituents in 17 varieties of cowpeas. Journal of Agricultural and Food Chemistry, 2003;51: 1623–1627.https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12617595/ 

    Ngày tham khảo: 28/04/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người